5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp:
3.2.5. Phát triển mạng lưới thông tin quốc gia đáp ứng yêu cầu của hoạt động xúc tiến
Nguồn nhân lực được đào tạo là nhân tố quyết định tới sự thành công của hoạt động XTXK. Hiện nay, nguồn nhân lực làm công tác XTXK ở nước ta còn rất nhiều hạn chế về cả kiến thức và kỹ năng, thiếu và yếu ở cả số lượng lẫn chất lượng.
Nhà nước cần phải phối hợp với các cơ quan, tổ chức, ban ngành, hiệp hội ngành hàng, trung tâm XTTM tại địa phương để tích cực tổ chức các khoá đào tạo hoặc tham gia các buổi hội thảo, các khoá tập huấn hoặc các buổi XTXK, các buổi tham quan thực tế để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tăng cường hỗ trợ kiến thức, tư vấn cho các doanh nghiệp, các tổ chức làm công tác xúc tiến trong việc nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Các Thương vụ ở EU cần nghiên cứu và tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vượt qua các rào cản ở các nước nhập khẩu. Tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác XTXK có cơ hội đi nước ngoài học tập trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Mặt khác, cần có chính sách đãi ngộ hợp lý để khuyến khích người làm công tác XTXK đạt hiệu quả cao trong công việc. Bên cạnh việc tìm kiếm và tuyển dụng những nhân lực có trình độ chuyên môn thì việc tiếp tục đào tạo cho những cán bộ cũ cũng là rất cần thiết.
3.2.5.Phát triển mạng lưới thông tin quốc gia đáp ứng yêu cầu của hoạt động xúc tiến xuất khẩu xuất khẩu
Nguyên nhân dẫn đến công tác XTXK mặt hàng cà phê của Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng một phần là do thiếu hệ thống mạng lưới thông tin thương mại hiệu quả. Việc thiết lập một hệ thống thông tin quốc gia hiện đại, lưu thống thông suốt và phủ sóng rộng khắp cả nước sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu tiếp cận một cách dễ dàng. Đồng thời, tích cực tăng cường sự hợp tác với các đơn vị truyền thông như Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam cũng nhiều cơ quan khác để các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng cà phê dễ dàng tiếp cận với nguồn thông tin nhanh chóng. Với các thông tin cơ bản như thông tin về chủ trương, đưởng lối, chính sách phát triển kinh tế, xã hội... các doanh nghiệp, tổ chức cả nhân có thể tiếp cận một cách miễn phí. Song, đối với các thông tin sâu và chuyên ngành, đòi hỏi phải có thời gian và kinh phí thu thập, xử lý và phân tích theo yêu cầu cụ thể của các doanh nghiệp thì Nhà nước cần khuyến khích và hỗ trợ cho các tổ chức như hiệp hội ngành hàng, các công ty dịch vụ thông tin, các công ty nghiên cứu thị trường, các công ty tư vấn kinh doanh... cung cấp bằng nguồn kinh phí ưu đãi cho doanh nghiệp. Các tổ chức thông tin của Nhà nước cũng có thể cung
chẽ việc cung cấp dịch vụ thông tin của các đơn vị có liên quan nhằm đảm bảo chất lượng thông tin cho các bên sử dụng. Bên cạnh đó, để đáp ứng được nhu cầu ngảy càng lớn về thông tin trên thị trưởng quốc tế của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Chính phủ cần hỗ trợ hơn nữa cả về mặt kinh tế lẫn kỹ thuật để tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các đơn vị thông tin chuyên nghiệp.
Nguồn thông tin được cung cấp chính xác, khoa học, kịp thời sẽ là nền tảng vững chắc cho Nhà nước đề ra chiến lược, định hướng xúc tiến xuất khẩu đúng đắn trong trương lai, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt như hiện nay. Về phia doanh nghiệp sẽ có tác động tích cực trong việc giúp khuếch trương sản phẩm, thương hiệu của mình qua nhiều kênh thông tin được phủ sóng cả trong và ngoài nước.