CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
3.2. Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị
trường EU giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
3.2.1. Hoàn thiện các chiến lược, định hướng xúc tiến xuất khẩu
EU là một thị trường có nhu cầu lớn, vô cùng tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường EU cũng là một trong những thị trường khó
tính nhất với các yêu cầu khắt khe về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, mỗi quốc gia trong EU lại có đặc điểm thị trường riêng. Mặc dù thị trường EU phức tạp như vậy nhưng nước ta lại chưa có các chương trình XTXK cụ thể theo từng khu vực thị trường, cụ thể là thị trường EU. Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống điều hành hai chiều giữa Bộ Công thương và Hải quan, đồng thời triển khai hoạt động của Tổ Kiểm tra cơ động. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần tổ chức làm việc với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng cà phê lớn để nắm rõ khả năng sản xuất, xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp. Luôn luôn nắm thế chủ động và đưa kế hoạch XTXK phù hợp với từng doanh nghiệp, vừa có sự kế thừa, vừa có tính phát triển. Các cơ quan ban ngành liên quan của Việt Nam cũng cần tích cực làm việc với phía EU để thị trường này không áp dụng cơ chế giám sát đối với hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Để hoàn thiện được các chiến lược, định hướng XTXK, các cơ quan chức năng như Cục Xúc tiến thương mại, Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam... cần nắm vững những đặc điểm thị trường của từng quốc gia trong EU. Sự đa dạng trong tập quán, thói quen tiêu dùng, trong thu nhập, đa dạng trong tôn giáo... đã tạo nên sự đa dạng trong trang phục của mỗi quốc gia hoặc trong chính mỗi quốc gia cũng có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng, miền hay tầng lớp xã hội. Thơng qua các đặc điểm mang tính đặc thù của thị trường EU, chiến lược xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cà phê vào thị trường này cần phải hướng vào việc khai thác những đặc điểm tạo ra sự thuận lợi cho xuất khẩu. Huy động sự tham gia góp ý của tất các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động XTXK để hoàn thiện chiến lược, định hướng.
3.2.2. Nâng cao hiệu quả các Chương trình Xúc tiến xuất khẩu
Để nâng cao hiệu quả của các Chương trình XTXK, Bộ Cơng thương cần tiếp tục hỗ trợ Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam cũng như các Hiệp hội ngành hàng khác trong việc tư vấn, hướng dẫn cũng như tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến. Về phía các trung tâm XTTM ở các địa phương thì cần tập trung thực hiện các hoạt động XTXK thiết thực, mang lại hiệu quả cao như tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành, tăng cường tổ chức đoàn giao thương trong và ngoài nước. Các địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế cần phối hợp với các doanh nghiệp để tổ chức các hội chợ, triển lãm thường niên với quy mơ lớn để thu hút doanh nghiệp nước ngồi, đặc biệt là từ EU tham gia.
các ngành hàng xuất khẩu nói chung nhằm nâng cao vị thế và uy tín của hàng cà phê trên thị trường EU và thị trường thế giới. Bên cạnh đó, cần lưu ý việc tuyên truyền cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng cà phê và các đối tượng có liên quan những kiến thức, kỹ năng khi tổ chức các hoạt động xúc tiến sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Chất lượng hoạt động hỗ trợ giới thiệu, quảng bá và tổ chức phân phối sản phẩm cần được nâng cao hơn thông qua việc phát hành ấn phẩm, đưa ra những thông tin chi tiết về số lượng, chất lượng, giá cả mặt hàng, thông tin về thị hiếu tiêu dùng các sản phẩm cà phê trên các website và cổng thơng tin chính thức của Bộ Cơng thương và các cơ quan ban ngành có liên quan một cách có hệ thống.
Tổ chức một cách khoa học, bài bản như vậy thì hiệu quả của các hoạt động xúc tiến mới từng bước được cải thiện và nâng cao, góp phần quan trọng vào việc hồn thành các mục tiêu về xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả đồng nghĩa với việc di chuyển thuận lợi không chỉ hàng cà phê mà tất cả những mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam sang thị trường EU, tăng khả năng cạnh tranh cho hàng cà phê nước ta bởi ngày càng nhiều người tiêu dùng EU và các nước khác trên thế giới biết đến mặt hàng cà phê Việt Nam.
3.2.3. Nâng cao năng lực của hệ thống trung tâm xúc tiến thương mại
Hệ thống XTTM từ Trung ương đến địa phương thời gian qua đã và đang hỗ trợ rất tích cực cho cộng đồng doanh nghiệp trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Một số trung tâm trong mạng lưới xúc tiến thương mại đã làm rất tốt công tác xúc tiến như Cục Xúc tiến thương mại, Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại, Phịng Cơng nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam và các Hiệp hội ngành hàng khác... thì vẫn cịn một số trung tâm xúc tiến thương mại bộc lộ những tồn tại như: Năng lực và chất lượng nhân lực không đồng đều, trang bị cơ sở vật chất chưa đồng bộ.
Việt Nam cần nâng cao năng lực hệ thống trung tâm xúc tiến thương mại theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp với nhiều quy mô và đẳng cấp, từng bước hội nhập quốc tế để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động XTXK Nhà nước và các hoạt động xúc tiến doanh nghiệp. Mỗi trung tâm cần kiện tồn mơ hình tổ chức, bố trí nguồn nhân lực thơng thạo chun mơn, nhiệt tình, chủ động nâng cấp và đa dạng hoá các loại dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp; thiết lập sự gắn kết, giao lưu nhằm đúc rút kinh nghiệm giữa các trung tâm để có sự phát triển hài hồ, bền vững trong thời gian tới.
3.2.4. Đầu tư nguồn nhân lực có chất lượng cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu
Nguồn nhân lực được đào tạo là nhân tố quyết định tới sự thành công của hoạt động XTXK. Hiện nay, nguồn nhân lực làm cơng tác XTXK ở nước ta cịn rất nhiều hạn chế về cả kiến thức và kỹ năng, thiếu và yếu ở cả số lượng lẫn chất lượng.
Nhà nước cần phải phối hợp với các cơ quan, tổ chức, ban ngành, hiệp hội ngành hàng, trung tâm XTTM tại địa phương để tích cực tổ chức các khoá đào tạo hoặc tham gia các buổi hội thảo, các khoá tập huấn hoặc các buổi XTXK, các buổi tham quan thực tế để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tăng cường hỗ trợ kiến thức, tư vấn cho các doanh nghiệp, các tổ chức làm công tác xúc tiến trong việc nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Các Thương vụ ở EU cần nghiên cứu và tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vượt qua các rào cản ở các nước nhập khẩu. Tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác XTXK có cơ hội đi nước ngồi học tập trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Mặt khác, cần có chính sách đãi ngộ hợp lý để khuyến khích người làm cơng tác XTXK đạt hiệu quả cao trong công việc. Bên cạnh việc tìm kiếm và tuyển dụng những nhân lực có trình độ chun mơn thì việc tiếp tục đào tạo cho những cán bộ cũ cũng là rất cần thiết.
3.2.5. Phát triển mạng lưới thông tin quốc gia đáp ứng yêu cầu của hoạt động xúc tiến xuất khẩu xuất khẩu
Nguyên nhân dẫn đến công tác XTXK mặt hàng cà phê của Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng một phần là do thiếu hệ thống mạng lưới thông tin thương mại hiệu quả. Việc thiết lập một hệ thống thông tin quốc gia hiện đại, lưu thống thông suốt và phủ sóng rộng khắp cả nước sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu tiếp cận một cách dễ dàng. Đồng thời, tích cực tăng cường sự hợp tác với các đơn vị truyền thơng như Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam cũng nhiều cơ quan khác để các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng cà phê dễ dàng tiếp cận với nguồn thơng tin nhanh chóng. Với các thơng tin cơ bản như thơng tin về chủ trương, đưởng lối, chính sách phát triển kinh tế, xã hội... các doanh nghiệp, tổ chức cả nhân có thể tiếp cận một cách miễn phí. Song, đối với các thơng tin sâu và chun ngành, địi hỏi phải có thời gian và kinh phí thu thập, xử lý và phân tích theo yêu cầu cụ thể của các doanh nghiệp thì Nhà nước cần khuyến khích và hỗ trợ cho các tổ chức như hiệp hội ngành hàng, các công ty dịch vụ thông tin, các công ty nghiên cứu thị trường, các công ty tư vấn kinh doanh... cung cấp bằng nguồn kinh phí ưu đãi cho doanh nghiệp. Các tổ chức thơng tin của Nhà nước cũng có thể cung
chẽ việc cung cấp dịch vụ thơng tin của các đơn vị có liên quan nhằm đảm bảo chất lượng thơng tin cho các bên sử dụng. Bên cạnh đó, để đáp ứng được nhu cầu ngảy càng lớn về thông tin trên thị trưởng quốc tế của các doanh nghiệp trong và ngồi nước, Chính phủ cần hỗ trợ hơn nữa cả về mặt kinh tế lẫn kỹ thuật để tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các đơn vị thông tin chuyên nghiệp.
Nguồn thơng tin được cung cấp chính xác, khoa học, kịp thời sẽ là nền tảng vững chắc cho Nhà nước đề ra chiến lược, định hướng xúc tiến xuất khẩu đúng đắn trong trương lai, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt như hiện nay. Về phia doanh nghiệp sẽ có tác động tích cực trong việc giúp khuếch trương sản phẩm, thương hiệu của mình qua nhiều kênh thơng tin được phủ sóng cả trong và ngồi nước.
3.2.6. Nâng cao năng lực quảng bá
Các cơ quan chủ quản và đơn vị tổ chức hội chợ, triển lãm thư Bộ Công thương, Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, Trung tâm xúc tiến thương mại địa phương và UBND từng tỉnh thành cần cập nhật và từng bước đầu tư cơ sơ vật chất, trang thiết bị kỹ thuật theo hướng hiện đại với dịch vụ đi kèm hồn hảo; nâng cao kỹ năng chun mơn, giảm giá thành dịch vụ để hoạt động tổ chức hội chợ triển lãm ngày càng hấp dẫn, thu hút được giới sản xuất, kinh doanh trong nước, quốc tế; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, thu hút nhà sản xuất, kinh doanh tham gia giới thiệu sản phầm hàng hố, dịch vụ của mình và thu hút khách hàng đến tham quan, giao dịch tại các hội chợ triển lãm. Xây dựng ý tưởng phát triển và cung ứng các dịch vụ XTTM để tạo ra các loại hình dịch vụ, tổ chức các hội nghị, hội chợ triển lãm có phong cách, có điểm nhấn, tạo dấu ấn với các đối tượng khách hàng.
Hội chợ, triển lãm là một cơ hội tốt để các doanh nghiệp, các tổ chức làm công tác XTXK gặp gỡ, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm với nhau. Đồng thời cũng là dịp để tìm kiếm các khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, một thực tế là các gian hàng của doanh nghiệp cà phê Việt Nam khi tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế thường được bố trí những vị trí khuất, khơng thuận lợi trong việc thu hút khách tham quan. Để có thể thu hút được nhiều khách đến tham quan và giao dịch, các gian hàng cần phải được tập trung vào một khu vực, kinh phí hỗ trợ xúc tiến của Nhà nước cần phải dành một phần để quảng bá về sự có mặt của Việt Nam tại hội chợ, triển lãm. Một trong những cách quảng bá hiệu quả là đáng tin và quảng cáo trên danh bạ hội chợ hoặc các tạp chí, website chuyên ngành gắn với hội chợ. Tóm lại, một vị trí đẹp, thuận lợi sẽ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng, đối tác hơn là một vị trí khuất. Do đó, doanh nghiệp khi tham gia hội chợ, triển lãm cần chú ý hơn đến vị trí gian hàng, tích cực thực hiện các hoạt động quảng bá để thông báo về sự tham gia của
Việt Nam tại các hội chợ, triển làm để phát huy được hiệu quả của công tác xúc tiến. Điều này được thể hiện ở việc sẽ có nhiều đối tác, khách hàng biết đến sự có mặt của Việt Nam, những cam hội hợp tác, ký kết hợp đồng được mở rộng