Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đa

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai (qua thực tiễn ở hà nội) (Trang 29 - 32)

Trước năm 1993, chính sách pháp luật đất đai của nước ta nghiêm cấm mọi hành vi chuyển nhượng đất đai; khi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất đai phải thông qua việc giao đất hay thuê đất của Nhà nước. Quan hệ đất đai trong thời kỳ này thực hiện theo cơ chế bao cấp "xin - cho" và đất đai không được xác định giá. Luật Đất đai 1993 đã cho phép người dân được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và xác định đất có giá. Những chính sách đổi mới như vậy đã tác động mạnh đến việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước. Bên cạnh những mặt tích cực, việc đổi mới chính sách đất đai đã làm nảy sinh nhiều vụ tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai. Tính chất phức tạp của vấn đề có nguồn gốc từ chỗ đất đai trước đây

chỉ là tư liệu sản xuất thuần túy có giá trị thấp, nay đất đai trở thành tài sản đặc biệt và quyền sử dụng đất có giá trị cao. Vì vậy đã nảy sinh các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai từ những mối quan hệ đất đai do lịch sử để lại, từ việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.

Trong những năm gần đây, tình hình khiếu nại tố cáo của người dân trong cả nước về đất đai có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp, đặc biệt đã xuất hiện nhiều đoàn khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp lên thẳng Trung ương. Có lúc vấn đề đất đai trở thành điểm nóng của cả huyện, cả tỉnh, cả vùng; có ảnh hưởng tới trật tự, an toàn chính trị, xã hội ở địa phương.

Theo thống kê của Thanh tra nhà nước, hàng năm cả nước có trên 10 vạn vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai (chiếm trên 65% tổng số vụ việc khiếu kiện của công dân gửi đến các cơ quan nhà nước), riêng Thanh tra nhà nước hàng năm tiếp nhận từ 5.000 - 7.000 đơn khiếu kiện vượt cấp liên quan đến đất đai. Qua thực tiễn cho thấy tranh chấp khiếu kiện về đất đai được thể hiện chủ yếu trong mối quan hệ hành chính giữa cơ quan nhà nước và công dân, quan hệ dân sự giữa công dân với công dân.

Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính các cấp trong cả nước trong 5 năm (1997- 2001) như sau: [1, tr. 45]

Năm

Khiếu nại về đất đai

Tổng số vụ việc Vụ việc đã giải

quyết Tỷ lệ 1997 96.840 77.278 79,8 1998 103.942 84.089 80,9 1999 99.366 80.446 80,96 2000 124.373 90.177 86,55 2001 120.311 86.739 83,6

* Trên địa bàn thành phố, trong thời gian qua các tranh chấp đất đai thường tập trung vào các dạng sau:

- ở các quận nội thành:

+ Nhà thuê hợp đồng với xí nghiệp quản lý nhà: Xảy ra tranh chấp giữa các hộ trong một biển số nhà về lối đi chung; ngõ đi chung; diện tích đất phụ dùng chung trong một biển số nhà; đất chung trong khuôn viên ngôi nhà nhiều hộ.

+ Dạng nhà tư nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất: Tranh chấp quyền sử dụng nhà, đất trong nội bộ gia đình, anh chị em, bố con.

+ Tranh chấp quyền sử dụng đất (lối đi chung) giữa các hộ thuê nhà nhà nước với các hộ nhà tư (đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất)

+ Hiện nay mới xuất hiện tranh chấp quyền được thuê đất của các Dự án - ở các huyện ngoại thành:

Tranh chấp đất đai thường tập trung vào các dạng chủ yếu sau:

+ Tranh chấp lối đi, ngõ xóm, ranh giới đất ở, đất vườn giữa hai hộ liền kề. + Tranh chấp quyền sử dụng đất ở.

+ Tranh chấp đất nông nghiệp phân chia theo Nghị định 64/ CP.

+ Tranh chấp đòi lại ruộng đất cũ trước đây đã vào HTX, tập đoàn sản xuất, nay HTX, tập đoàn sản xuất đã giải thể, chính quyền đã giao cho người khác sử dụng (ví dụ: Đất ao thuộc sở hữu của người dân trước những năm 1960 đã vào HTX nông nghiệp, nay quay lại đòi), những trường hợp này xảy ra nhiều ở các huyện Gia Lâm, Từ Liêm...

+ Chủ cũ đòi lại ruộng đất đối với người mượn sản xuất, cho ở nhờ, nay người được mượn lại đem bán hoặc cho thuê, những người chủ đất cũ bức xúc đòi lại.

+ Chủ cũ đòi lại đất "hương hỏa", đất nhờ người khác trông coi, người được nhờ trông coi qua thời gian dài đã coi như của mình, nay chủ cũ có nhu cầu sử dụng đòi lại.

+ Do đất đai ngày càng có giá trị nên một số trường hợp người dân không ở địa phương đã lâu, nay quay về đòi đất ông cha để lại

+ Anh, chị em đòi thừa kế quyền sử dụng đất đất do cha mẹ để lại. + Tranh chấp đất cầm cố, thế chấp.

+ Đòi lại đất trước đây thời kỳ chiến tranh cho đơn vị bộ đội mượn...

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai (qua thực tiễn ở hà nội) (Trang 29 - 32)