Nhu cầu nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đa

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai (qua thực tiễn ở hà nội) (Trang 75)

3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai đất đai

Nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp đất đai là nhu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay, bởi lẽ các tranh chấp đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định tình hình chính trị, xã hội và kinh tế. Nếu tình hình chính trị - xã hội không ổn định sẽ không tạo ra tiền đề để phát triển kinh tế.

Về phương diện chính trị: Các tranh chấp đất đai được giải quyết triệt để sẽ đảm bảo được an ninh, trật tự xã hội, ổn định về mặt tâm lý cho người dân để họ yên tâm làm ăn, sinh sống, đem lại lòng tin của người dân đối với chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trên thực tế, nhiều trường hợp tranh chấp đất đai phát sinh, giải quyết tranh chấp kéo dài, khiến cho nhiều người dân khiếu nại vượt cấp, khiếu nại tập thể đến các cơ quan Trung ương để khiếu kiện gây mất trật tự, an toàn xã hội

Về phương diện xã hội: Các tranh chấp đất đai được giải quyết có hiệu quả sẽ đảm bảo được sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, không gây thương hại đến tình cảm trong nội bộ gia đình, họ hàng, dòng tộc. Nếu tranh chấp không được giải quyết kịp thời thì những xung đột, xô xát phát sinh giữa các bên sẽ chuyển tính chất từ "dân sự " sẽ chuyển sang thành "hình sự"...

Về phương diện kinh tế: Tranh chấp đất đai được giải quyết sẽ đáp ứng lợi ích kinh tế của các bên, đảm bảo cho các bên yên tâm sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí tốn kém trong việc khiếu kiện. Ngược lại nếu tranh chấp đất đai không được giải quyết thì các bên không những không thực hiện được quyền của mình mà còn không thực hiện nghĩa vụ của họ với Nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai (qua thực tiễn ở hà nội) (Trang 75)