Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai của UBND

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai (qua thực tiễn ở hà nội) (Trang 78 - 80)

phù hợp với giá chuyển quyền sử dụng đất thực tế ở địa phương. Do đó sớm thành lập cơ quan chuyên môn định giá đất ở Trung ương và các tỉnh để TAND áp dụng trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp đất đai đất đai

3.3.1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai của UBND UBND

Thực tế trong những năm qua, tình hình khiếu kiện về đất đai kéo dài thậm chí ở một số nơi đã nảy sinh các điểm nóng về tranh chấp đất. Một nguyên nhân sâu xa của thực trạng này là chính sách pháp luật về đất đai, về đền bù, giải tỏa, thu hồi đất còn chưa đồng bộ, và không phù hợp với thực tế cuộc sống. Để khắc phục và hạn chế những yếu kém trên cần phải có giải pháp mang tính tổng thể và toàn diện từ chính sách pháp luật, thiết chế về tổ chức bộ máy, cán bộ... nhanh chóng lập lại kỷ cương trong công tác quản lý và sử dụng đất đai.

Trong thời gian tới, thành phố cần thực hiện các biện pháp sau để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai:

- Thường xuyên có chế độ thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai.

- Thành phố cần thường xuyên kiểm tra đôn đốc, chấn chỉnh lại công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại về tranh chấp đất đai. Đảm bảo thực hiện nghiêm túc thời hạn giải quyết khiếu nại tố cáo được quy định ở trong Luật khiếu nại tố cáo.

- Đẩy nhanh việc thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính đến từng thửa đất, đẩy nhanh việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Phân công những cán bộ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, dám đấu tranh, không ngại va chạm v.v... đảm nhận công tác giải quyết tranh chấp đất đai của UBND. Tăng cường tập huấn nghiệp vụ kịp thời bổ sung những kiến thức về pháp luật đất đai cho cán bộ trực tiếp giải quyết tranh chấp đất đai của UBND.

- Tăng cường tập huấn nghiệp vụ hòa giải cho cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở; tổ chức các cuộc thi "hòa giải viên giỏi" để cán bộ hòa giải được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; quan tâm hỗ trợ kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở nhằm giúp cho các tổ hòa giải hoàn thành tốt nhiệm vụ hòa giải các tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân.

- Có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ hiểu biết pháp luật đất đai cho đội ngũ làm công tác giải quyết tranh chấp đất đai, tổ chức tốt việc hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở.

- Huy động sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng ở cơ sở vào việc hòa giải các tranh chấp đất đai, bên cạnh đó, kịp thời biểu dương, động viên khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc hòa giải tranh chấp đất đai.

- Tiến hành rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai không còn phù hợp đặc biệt là các quy định về giá đất, trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp đất đai.

- Đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ phấn đấu đến năm 2005 cấp xong GCNQSDĐ cho mọi đối tượng sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

- Thành phố phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp đất đai hàng tuần thực hiện chế độ giao ban định kỳ báo cáo tình hình giải quyết tranh chấp

đất đai và những khó khăn, vướng mắc cũng như hướng tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đó.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai (qua thực tiễn ở hà nội) (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)