Bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu Báo cáo sản phẩm tốt nghiệp gia công biên tập bản thảo dịch cuốn dấn thân hành động của công ty cổ phần sách alpha (Trang 43)

4.1. Chủ động rèn luyện và trau dồi kỹ năng biên tập

Kỹ năng biên tập là một thứ không thể học được trong một sớm một chiều và cũng thể hoàn thiện chỉ thông qua các bài giảng hay học thuộc lý thuyết. Biên tập là quá trình tích lũy kinh nghiệm trong thực tiễn, không ai có thể dạy cho bạn làm thế nào để biên tập hay, biên tập tốt mà bạn phải tự học hỏi và trau dồi kỹ năng. Người biên tập giỏi là người có cái nhìn bao quát, toàn diện nội dung bản thảo và dễ dàng đưa ra các phương án sửa chữa hiệu quả.

Nhưng thực tế, dù giảng viên trên lớp đã rất cố gắng đưa ra những bài tập thực hành sát với thực tế, các bản thảo tại nhà xuất bản vẫn tồn tại những lỗi khó có thể xử lý một cách đơn giản. Trường hợp sản phẩm tốt nghiệp này là một ví dụ. Trong quá trình học và tiếp thu bài giảng của giảng viên, tôi được tiếp xúc với một số bản thảo dịch thông qua các buổi thực hành nghiệp vụ, do vậy, tôi tưởng chừng như đã có thể nắm vững một

41

số phương pháp và kỹ năng của biên tập viên. Tuy nhiên, đến khi bắt tay vào thực hiện sản phẩm tốt nghiệp thì tôi mới phát hiện bản thân còn thiếu sót rất nhiều. Từ đây, tôi rút ra bài học kinh nghiệm là bản thân cần chủ động hơn, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa với chủ điểm trau dồi kiến thức và kỹ năng biên tập. Có thể kể đến như những buổi tọa đàm, hội thảo chuyên ngành của khoa - giúp các sinh viên có thêm kiến thức về các nghiệp vụ chuyên môn và tình hình xuất bản tại Việt Nam hiện nay; hay tham gia vào đội, nhóm, câu lạc bộ liên quan tới chuyên ngành (tại Khoa Xuất bản có Câu lạc bộ Biên tập viên Trẻ) để học hỏi kinh nghiệm và chia sẻ quan điểm với các anh chị khóa trên và bạn bè.

Chủ động tìm kiếm cơ hội là phương án duy nhất để có thể trau dồi, rèn luyện và phát triển kỹ năng của bản thân. Đây thực sự là một bài học kinh nghiệm đáng giá, nhưng đôi khi, bản thân các sinh viên lại nhận ra quá muộn.

4.2. Có thái độ, phong cách làm việc đúng mực

- Có cách làm việc khoa học, xác định rõ mục tiêu: Cách làm việc khoa học là yếu tố quan trọng giúp cho nâng cao hiệu quả công việc. Với sản phẩm tốt nghiệp là vấn đề gia công biên tập bản thảo, tôi cần có một kế hoạch làm việc cụ thể, thực hiện công việc ngay sau khi tiếp nhận bản thảo. Hoạt động xuất bản sách nhiều khi là hoạt động sản xuất theo mùa vụ. Ví dụ như trong Alpha Books, các đơn vị thường xác định những cuốn sách hay nhất, được đầu tư kỹ lưỡng nhất sẽ thường được ra mắt vào tháng 4 hoặc tháng 9 - đây cũng là thời điểm doanh thu của Alpha Books đạt mức tốt nhất trong năm. Chính vì vậy, kế hoạch thực hiện các khâu trong quy trình làm sách là rất cần thiết, không thể chỉ vì một sai sót nhỏ mà khiến toàn bộ quy trình sản xuất bị đình trệ, sách không phát hành đúng hạn, đánh mất thời điểm “vàng” trong kinh doanh, từ đó khiến doanh thu của đơn vị giảm sút.

42

- Cẩn thận, tỉ mỉ trong biên tập: Biên tập là một công việc khô khan, dễ gây chán nản khi lúc nào cũng phải chăm chú đọc bản thảo. Tuy nhiên, chỉ cần một sai sót nhỏ trong quá trình biên tập cũng sẽ kéo theo ảnh hướng lớn tới các khâu, công đoạn khác. Do đó, người biên tập không bao giờ được lơi là bất kỳ lúc nào. Quá trình thực hiện sản phẩm tốt nghiệp đã giúp tôi rút ra bài học này, vì bản thân đã từng có một lúc lơ là, muốn đọc xong bản thảo nhanh chóng nên đã bỏ sót mất một số lỗi khá nghiêm trọng. Vì thế, tôi luôn phải cẩn trọng, nâng cao tinh thần, tập trung làm việc, nhằm tránh xảy ra những tình huống đáng tiếc.

4.3. Kinh nghiệm triển khai sản phẩm tốt nghiệp

Sản phẩm tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp là hai phương án cho sinh viên lựa chọn, trong đó. sản phẩm tốt nghiệp là phương án hoàn toàn mới, chỉ bắt đầu được triển khai với Khóa 35. Chính vì vậy, tôi thực sự khá lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện sản phẩm. Tuy nhiên, nhờ quá trình ấy, tôi càng hiểu rõ hơn mục đích của Khoa khi đưa ra phương án thực hiện sản phẩm tốt nghiệp thay thế cho khóa luận. Khoa Xuất bản thuộc khối nghiệp vụ, nghĩa là tập trung đào tạo những cá nhân có đầy đủ năng lực chuyên môn, có khả năng gia nhập thị trường việc làm ngay sau khi kết thúc thời gian học tập. Việc thực hiện sản phẩm tốt nghiệp thực sự đã giúp tôi hiểu thêm về công việc biên tập, và thực tế cũng chính là quá trình để tôi học nghề, làm nghề, trau dồi và rèn luyện kỹ năng biên tập. 5. ĐÊ XUẤT, KIẾN NGHỊ

5.1. Sáng tạo hơn trong lựa chọn đề tài sản phẩm tốt nghiệp

Đề tài sản phẩm tốt nghiệp không nhất thiết buộc phải liên quan đến chuyên ngành đang theo học - Biên tập - xuất bản. Xuất bản là một quy trình bao gồm nhiều khâu, trong đó có xuất bản - in - phát hành, trong mỗi khâu lại có nhiều công đoạn khác nhau. Bó hẹp đề tài tác phẩm chỉ trong gia công biên tập bản thảo khiến tác phẩm tốt nghiệp không phát huy được hết lợi ích của bản thân nó. Do vậy, sinh viên các khóa sau nên sáng tạo

43

hơn trong sản phẩm tốt nghiệp, ví dụ như đề xuất quy trình quản lý xuất bản kiểu mới, xây dựng, thiết kế, trình bày minh họa cho một nhóm đầu sách, chiến lược phát hành, marketing, truyền thông cho một nhóm hoặc một đầu sách cụ thể...

Sự sáng tạo này không chỉ giúp bản thân mỗi sinh viên hưởng lợi khi tham gia vào nhiều công đoạn trong quy trình làm sách, mà còn giúp nguồn tài liệu nghiên cứu khoa học (báo cáo sản phẩm tốt nghiệp) chuyên ngành Xuất bản trở nên phong phú và đa dạng hơn.

5.2. Tăng cường kết nối với các đơn vị xuất bản - truyền thông

Biên tập viên là vị trí mà rất nhiều đơn vị xuất bản - truyền thông hiện đang tìm kiếm. Ngoại trừ làm việc tại nhà xuất bản và các công ty sách, biên tập viên hoàn toàn có thể tham gia vào công tác biên tập tại các trang thông tin điện tử (kenh14.vn, afamily.com...), báo điện tử (VnExpress, Vietnamplus...) và các đơn vị truyền thông, quảng cáo khác. Theo ý kiến của cá nhân tôi, Khoa Xuất bản nên mở rộng hình thức của các đơn vị thực tập, khuyến khích sinh viên tìm kiếm địa điểm thực tập theo mong muốn của bản thân. Khi ấy, không chỉ sinh viên có cơ hội được thử sức với những vị trí việc làm mới mà chính Khoa Xuất bản cũng có thể mở rộng mạng lưới liên kết giữa nhà trường và nhà tuyển dụng, từ đó, nâng cao vị thế của Khoa Xuất bản và giúp những người ngoài ngành đánh giá cao hơn vị trí của công việc biên tập viên trong ngành truyền thông hiện nay.

5.3. Khuyến khích thông tin phản hồi từ phía đơn vị hướng dẫn

Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới liên kết với các đơn vị truyền thông, Khoa Xuất bản cũng cần duy trì mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị làm sách trên địa bàn. Thường xuyên trao đổi thông tin, tiếp nhận ý kiến phản hồi từ phía đơn vị là phương thức hữu hiệu nhằm giúp Khoa Xuất bản nắm bắt tốt hơn yêu cầu hiện tại của nhà tuyển dụng về các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của sinh viên mới ra trường. Từ đó, xây dựng nội dung

44

môn học bám sát hơn thực tế, thay đổi, bổ sung chương trình học và cung cấp cho sinh viên những kỹ năng phù hợp.

5.4. Tăng cường tập huấn kỹ năng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng của sinh viên

Thực hiện sản phẩm tốt nghiệp là một quá trình dài và nhiều khó khăn đối với những sinh viên chưa từng tiếp xúc, hoặc ít tiếp xúc, với bản thảo. Bản thảo thực tế tại các đơn vị làm sách thường có nhiều vấn đề khó nhận diện và khó khăn trong tìm kiếm phương án giải quyết hơn các bản thảo được đưa vào quá trình thực tại trên lớp học. Do vậy, để tránh bỡ ngỡ trong quá trình thực hiện sản phẩm tốt nghiệp, Khoa Xuất bản nên khuyến khích sinh viên tham gia câu lạc bộ chuyên ngành như Câu lạc bộ Biên tập viên Trẻ để sinh viên có nhiều cơ hội tiếp xúc với bản thảo thực tế hơn. Ngoài ra, Khoa Xuất bản nên tổ chức các hội thảo, tọa đàm chuyên ngành với hình thức gần gũi, thú vị, dễ tiếp cận hơn với sinh viên. Đồng thời, sinh viên của Khoa cũng cần chủ động nhiều hơn trong việc rèn luyện và trau dồi kỹ năng.

45

KẾT LUẬN

Gia công biên tập bản thảo dịch cuốn Dấn thân hành động của Alpha Books là tâm huyết cũng như kết quả học tập cuối cùng của tôi tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nhờ những kiến thức và kỹ năng tích lũy được trong bốn năm đại học cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình từ các anh chị biên tập viên tại Alpha Books, các thầy cô trong Khoa Xuất bản, tôi mới có thể hoàn thành sản phẩm tốt nghiệp của mình.

Việc triển khai thực hiện sản phẩm tốt nghiệp - có vị trí ngang tầm khóa luận tốt nghiệp - là một kế hoạch mới trong công tác giảng dạy và đào tạo cử nhân chuyên ngành Biên tập - xuất bản của Khoa Xuất bản. Nó thể hiện bước chuyển mình tích cực của Khoa, đóng góp một phần trong quá trình thay đổi nhằm tiếp cận gần gũi hơn với thực tế ngành xuất bản hiện nay. Vì Khóa 35 là năm đầu tiên triển khai thực hiện sản phẩm tốt nghiệp cho nên chắc hẳn sản phẩm tốt nghiệp và báo cáo sẽ còn nhiều thiếu sót.

Sản phẩm tốt nghiệp gồm 145 trang bản thảo dịch đã biên tập, 2 văn bản lời giới thiệu và yêu cầu vẽ bìa của bản thảo do tôi biên soạn. Sản phẩm này được thực hiện với mong muốn đạt được chất lượng bản thảo cuốn sách Dấn thân hành động hoàn thiện nhất, đem đến một cuốn sách có giá trị, được đầu tư biên tập cẩn thận nhằm đáp ứng nhu cầu của độc giả. Tuy có những lúc khó khăn tưởng chừng như khó có thể vượt qua, nhưng tôi vẫn không nản lòng, cố gắng hết mình vì muốn thực hiện, muốn hoàn thành chương trình học bốn năm bằng chính sức lực của bản thân.

Trong quá trình thực hiện sản phẩm tốt nghiệp. tôi đã rút ra được một số bài học quý báu về tinh thần, thái độ làm việc cũng như kinh nghiệm về phương pháp triển khai sản phẩm tốt nghiệp. Từ đây, tôi cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất: sinh viên cần sáng tạo hơn trong xây dựng đề tài sản phẩm tốt nghiệp, Khoa Xuất bản cần tăng cường kết nối với các đơn vị xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

46

bản - truyền thông và xây dựng kênh thông tin phản hồi với các đơn vị hướng dẫn.

Quá trình thực hiện sản phẩm tốt nghiệp khá gấp rút nên không tránh khỏi sai sót, tôi rất mong nhận được những góp ý của các thầy cô để hoàn thiện hơn sản phẩm của mình.

Một lần nữa, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của biên tập viên hướng dẫn tại Alpha Books - chị Phí Thị Mai, giảng viên hướng dẫn của tôi - TS. Vũ Thùy Dương và những nỗ lực tạo điều kiện của phía Khoa Xuất bản để giúp tôi hoàn thiện sản phẩm.

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thu Giang (2017), Tìm hiểu công tác biên tập - xuất bản mảng sách văn học dịch tại Công ty cổ phần Văn hóa Đông A, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

2. PGS. TS. Trần Văn Hải (chủ biên) (2007), Lý luận nghiệp vụ xuất bản, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, năm 2007.

3. PGS. TS. Trần Văn Hải (2015), Giáo tình biên tập bản thảo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, năm 2015.

4. Nam Hồng (1996), Tiến tới bước đầu nhìn lại nền dịch thuật Việt Nam, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 3-1996, Hà Nội.

5. Nguyễn Thùy Linh (2018), Chương trình phát thanh Sóng trẻ, phát sóng ngày 19/3/2018 trên sóng FM của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Chủ đề “Góc nhìn người trẻ về bà mẹ đơn thân”, Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

6. Hoàng Phê (chủ biên) (2016), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Năng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.

7. ThS. Nguyễn Lan Phương (2012), Giáo trình Quản lý nhà nước về xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, năm 2012.

8. ThS. Vũ Thị Ngọc Thùy (2015), Giáo trình Biên tập sách dịch, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, năm 2015.

9. Nguyễn Thị Thùy Trang (2017), Tìm hiểu hoạt động xuất bản sách dịch tại Skybooks - Công ty cổ phẩn văn hóa và truyền thông AZ Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

10. Wikipedia, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, www.vi.wikipedia.org.

48 PHẦN II

Sản phẩm tốt nghiệp

LỜI GIỚI THIỆU

Khủng hoảng kinh tế tài chính 2008 - 2009

- Góc nhìn từ người trong cuộc

Khủng hoảng kinh tế - tài chính là mối nguy ngại đối với bất kỳ quốc gia nào. Mỗi cuộc khủng hoảng qua đi, các chuyên gia kinh tế học, các nhà hoạch định chính sách lại không ngừng tìm kiếm, phân tích, nghiên cứu bản thân cuộc khủng hoảng đó. Họ bóc tách từng lớp, từng đầu mối liên quan, từng nguồn cơn xuất phát và ảnh hưởng của nó trong quá trình phục hồi đà phát triển của nền kinh tế.

Thực tế, nền kinh tế thế giới đã trải qua rất nhiều cuộc khủng hoảng, điển hình như cuộc Đại Khủng hoảng (Great Depression) - nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới Thứ Hai (1939 - 1945). Thương mại quốc tế suy sụp, thị trường bất động sản gần như bị tê liệt ở nhiều nước. Cả thành thị lẫn nông thôn đều phải đối mặt với tình trạng đình trệ trong sản xuất và kinh doanh. Chính phủ cũng như các cơ quan điều tiết tài chính trên toàn thế giới dường như “bó tay chịu trói” trước bối cảnh tồi tệ của nền kinh tế. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - FED - cũng là một trong những cơ quan chật vật xoay sở lúc bấy giờ.

75 năm sau, FED lại tiếp tục phải đương đầu với một “trận chiến” tương tự khi nguy cơ về một cuộc khủng hoảng mới, thậm chí còn có nguy cơ trầm trọng và tồi tệ hơn cuộc Đại Khủng hoảng, bắt đầu manh nha. Lần

49

này, FED đã chọn hành động, quyết tâm bằng mọi giá ngăn chặn cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2007 - 2009.

Trên cương vị Chủ tịch FED, Ben S. Bernanke là người trực tiếp đương đầu với tất cả những thách thức trong cuộc khủng hoảng. Và khi thời kỳ đen tối trong lịch sử kinh tế ấy qua đi, ông đã nhìn lại và viết nên cuốn sách

The Courage to Act: A Memoir of a Crisis and its Aftermath (Dấn thân hành động - Hồi ký về một cuộc khủng hoảng và những hậu quả của nó).

Dấn thân hành động là một cuốn hồi ký ghi lại cuộc chiến giải cứu nền kinh tế Mỹ trong khủng hoảng tài chính giai đoạn 2007 - 2009 dưới góc nhìn mang tầm chính sách của chính người trong cuộc. Tuy nhiên, cuốn sách này mang nhiều giá trị hơn thế. Đầu tiên, nó là cuốn chú giải cặn kẽ về các vấn đề trong kinh tế chuyên ngành cũng như kinh tế vĩ mô hiện đại. Thứ hai, cuốn sách tái hiện một mô hình thu nhỏ của toàn bộ hệ thống

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Báo cáo sản phẩm tốt nghiệp gia công biên tập bản thảo dịch cuốn dấn thân hành động của công ty cổ phần sách alpha (Trang 43)