2. Nội dung chi tiết quá trình thực hiện sản phẩm tốt nghiệp
2.2. Nội dung chi tiết các công việc cần thực hiện
2.2.1. Biên tập 145 trang bản thảo dịch
2.2.1.1. Những nguyên tắc biên tập bản thảo tại Alpha Books
- Biên tập lỗi chính tả: Biên tập viên phải đảm bảo chính tả đúng cho toàn bộ văn bản. Hạn chế tối đa lỗi chính tả do các lỗi sau đây: lỗi đánh máy, lỗi sai cho phát âm sai, từ hiếm, từ ít dùng dẫn tới viết sai, do phiên
29
âm sai những từ ngoại lai, sử dụng phương ngữ thay vì ngôn ngữ theo tiêu chuẩn quốc gia... Không được phép để dấu chấm (.) sau tên đề mục.
- Biên tập về văn phong:
+ Không lạm dụng các từ khiến câu văn rườm rà: rằng, thì, là, mà, nếu, để, sẽ, đã, khi, dù, cho, việc, sự, được...
+ Đặc biệt quan tâm đến các liên từ. Không lạm dụng mà, tốt nhất chỉ sử dụng mà để thay thế cho cụm từ bổ ngữ đứng ngay trước đó.
+ Chú ý đảo ngữ trong các câu có chủ ngữ vô nhân xưng trong tiếng Anh để có câu văn thuần Việt.
+ Chuyển câu ở dạng bị động, thường phổ biến trong tiếng Anh/Pháp sang câu chủ động trong tiếng Việt hoặc đảo ngữ, tránh dùng từ bởi.
Mọi sửa chữa trong văn bản đều nên được kéo ra lề, một mặt để người trình bày hoặc người kiểm tra sau đó tiện theo dõi, mặt khác tránh việc sửa đè, sửa chèn vào văn bản gây rối mắt, khó nhìn, khiến người sửa bông có thể sửa sai hoặc bỏ sót.
- Biên tập lỗi thiếu thống nhất: Trong cùng một văn bản, không được phép có những chữ giống nhau như cách viết khác nhau. Bên cạnh đó, biên tập viên cần chú ý tới cách trình bày đề mục, tiểu mục của những văn bản khoa học để thống nhất cho giống nhau. Bảng biểu, sơ đồ, hình minh họa, vị trí của logo, chú thích... phải được thống nhất về mặt hình thức. Với những từ gốc Latin, cần thống nhất cách sử dụng hoặc phiên âm hết hoặc để nguyên gốc, thường gặp là trường hợp địa danh, tên người.
- Biên tập chú thích: Chú thích nằm ở chân trang, nằm trong bát chữ, đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập (1, 2, 3...); cỡ chữ chú thích nhỏ hơn cỡ chữ chính văn. Ngoài các chú thích trong sách gốc, khi gặp các tên, sự kiện... không quen thuộc với người Việt Nam, dịch giả nên/cần chủ động chú thích thêm.
- Biên tập trích dẫn: Đối với sách khoa học, trích dẫn trong bài viết gồm đày đủ các thông tin (họ tên tác giả/tổ chức, năm xuất bản, trang tài liệu
30
trích dẫn). Đối với sách thông thường, trích dẫn tên một cuốn sách, tờ báo, tạp chí, bộ phim, vở kịch... thì chỉ in nghiêng, viết duy nhất từ đầu tiên; tên tủ sách, bài thơ (trong một tập thơ), bài viết (trên một tạp chí, tờ báo), bài hát (trong một album)... thì để trong ngoặc kép, in thường; trích dẫn hoặc nêu tên tác phẩm nước ngoài, viết tên nước ngoài trước và in nghiêng, tên tiếng Việt để trong ngoặc đơn, in thường.
2.2.1.2. Những vấn đề cần xử lý trong bản thảo dịch Dấn thân hành động
- Biên tập lỗi kết cấu: So sánh, đối chiếu bản thảo dịch với bản gốc về nội dung (thừa, thiếu câu văn, đoạn văn nào hay không), kiểm tra kết cấu bản thảo dịch đã sắp xếp theo đúng trình tự, không bị đảo chương, phần, mục, đoạn... hay không.
- Biên tập lỗi diễn đạt (sai sót về từ và câu): Bản thảo dịch phải đáp ứng đủ hai yếu tố là dịch đúng, dịch đủ và dịch phù hợp với văn phong Việt Nam.
- Biên tập lỗi dịch thuật: Đây là những lỗi do dịch giả sơ suất đã dịch sai so với bản gốc.
- Biên tập chú giải: Sự khác biệt về bối cảnh văn hóa, kinh tế, xã hội... của bản gốc có thể tạo nên nhiều sự khó hiểu cho độc giả, chính vì vậy dịch giả cần phải chú giải nghĩa các từ trong bản thảo.
2.2.2. Biên soạn lời giới thiệu cho cuốn sách
Công việc hoàn thiện bản thảo sau khi biên tập chi tiết là việc người biên tập soạn thảo hoặc tổ chức biên soạn các văn bản phụ cần thiết cho cuốn sách, trong đó có lời giới thiệu.
Lời giới thiệu là văn bản thường được đặt ở phía trước nội dung chính văn. Lời giới thiệu đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền thông, phát hành sách. Nó thường được đặt ở sau trang bìa lót và ngay trước phần nội dung chính, và bao gồm tối thiểu 3 phần sau:
- Phần 1: Nêu tên sách, tên tác giả, khái quát thân thế sự nghiệp, bối cảnh ra đời, nội dung khái quát của cuốn sách.
31
- Phần 2: Sơ lược về bố cục, kết cấu và giới thiệu các giá trị cơ bản, những đóng góp mới của tác giả vào sự phát triển của khoa học chuyên ngành, sự sáng tạo nghệ thuật của dân tộc, đất nước.
- Phần 3: Lời mời bạn đọc.
2.2.3. Lên nội dung thông tin bìa sách
Trang bìa thường được chia là 4 phần, gồm bìa 1, bìa 2 và 2 tay gấp của sách, trong đó:
- Bìa 1 (bìa chính): Có hình ảnh được thiết kế phù hợp với nội dung của sách, có đầu đủ thông tin về tên sách, tên tác giả, tên dịch giả (một số cuốn sẽ ghi thêm tên gốc của cuốn sách).
- Tay gấp 1 (bìa 2): Thường là thông tin vắn tắt về tác giả
- Tay gấp 2 (bìa 3): Thường là các lời bình luận, trích dẫn có chọn lọc về tác phẩm (của báo, tạp chí chuyên về sách nổi tiếng hoặc của các chuyên gia trong lĩnh vực của cuốn sách. Nếu không, tay gấp 2 sẽ đề cập đến những tác phẩm cùng chủ đề hoặc cùng tác giả, hoặc đưa thêm một số thông tin bên lề thú vị về độ nổi tiếng của cuốn sách (bán được bao nhiêu, xuất bản ra bao nhiêu quốc gia, đạt những giải thưởng nào...)
- Bìa 4: Đoạn quảng cáo chính cho sách, có thể nội dung khái quát của cuốn sách, một số đoạn trích dẫn nổi bật...
Việc lên nội dung các thông tin phía trên hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của biên tập viên, tuy nhiên, các thông tin trên bìa sách cũng phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Đối với bìa 1: Trình bày bìa có sự thu hút với độc giả, lựa chọn màu sắc gây ấn tượng, tên cuốn sách phải độc đáo, súc tích, nêu bật một khía cạnh nào đó mà tác phẩm muốn truyền tải.
- Đối với tay gấp: Nội dung súc tích, ngắn gọn, có chọn lọc, nổi bật được ý chính.
- Đối với bìa 4: Viết ngắn gọn, dễ hiểu thu hút ngay từ những dòng đầu, nội dung không quá 200 từ.
32