Mốt số vấn đề đặt ra ảnh hưởng đến đời sống văn hóa người Khmer

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của người khmer ở tỉnh sóc trăng dưới góc nhìn của mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội (Trang 81 - 104)

tỉnh Sóc Trăng và giải pháp để tiếp tục giữ gìn, phát huy giá trị đời sống văn hóa của người Khmer Sóc Trăng

2.4.1. Một số vấn đề đặt ra ảnh hưởng đến đời sống văn hóa người Khmer tỉnh Sóc Trăng

2.4.1.1. Khó khăn trong đời sống, việc làm thu nhập ảnh hưởng đến đời sống văn hóa người Khmer

Đời sống, việc làm, thu nhập luôn là vấn đề thường nhật, có ý nghĩa rất quan trọng đến việc nhận thức và thực hiện các giải pháp, biện pháp giữ gìn, phát huy giá trị đời sống văn hóa Khmer ở Sóc Trăng. Hiện nay, đời sống vật chất, tinh thần, việc làm của người Khmer cũng đang gặp nhiều khó khăn, so với mặt bằng chung cả nước. Hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển chậm, chủ yếu là thuần nông với công cụ lao động giản đơn, những hộ ít đất, việc làm không ổn định, thu nhập không đủ trang trải cuộc sống trong gia đình. Nếu không có sự tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, tạo điều kiện ổn định sản xuất và việc làm, thì mục tiêu nâng mức sống trong vùng ngang bằng mức bình quân là khó thực hiện.

Ở Sóc Trăng, tình trạng hộ nghèo là người Khmer do không có đất và thiếu đất, không có vốn và thiếu vốn sản xuất là tình trạng khá phổ biến; số hộ nông dân Khmer "trắng tay" tức là mất đất, không có tư liệu sản xuất rơi vào tình trạng bần cùng hóa không phải là ít. Nhiều nông dân Khmer không có đất, nhưng trình độ văn hóa và tay nghề của họ rất thấp, chủ yếu là lao động giản đơn, hầu hết chưa được qua đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Sức cạnh tranh của lao động nông thôn Khmer rất yếu, thị trường lao động không phát triển,

78

ảnh hưởng rất lớn đến khả năng kiếm việc làm, kiếm sống của nông dân, ngay cả đối với lao động trẻ người Khmer.

Nông dân Khmer thiếu đất sản xuất, không kiếm được việc làm đã và đang là một gánh nặng về kinh tế - xã hội, là một vấn đề nhức nhối, cần phải nhanh chóng giải quyết. Đời sống vật chất của đồng bào dân tộc Khmer gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer. Vì thế, việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc Khmer thực sự là vấn đề cấp bách hiện nay.

2.4.1.2. Trình độ dân trí thấp gây trở ngại đến sự phát triển của văn hóa của người Khmer

Muốn phát triển và phát triển bền vững đòi hỏi phải nâng cao dân trí. Xóa đói giảm nghèo và phát triển giáo dục phụ thuộc vào các chiều kích khác nhau, nhưng có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó học vấn là một biến độc lập trong tương quan với vấn đề đói nghèo. Mà một khi giải quyết được vấn đề đói nghèo và nâng cao dân trí lại chính là góp phần vào việc phát triển và phát triển bền vững ở các tộc người thiểu số. Trình độ dân trí thấp thì các nguồn động lực, sức mạnh của dân tộc suy giảm và không khơi dậy và phát huy được để phục vụ cho sự phát triển đất nước. Đối với việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa Khmer thì vấn đề trình độ dân trí lại càng trở nên quan trọng và bức thiết. Trình độ dân trí thấp, không đáp ứng được mục tiêu phát triển dân tộc Khmer sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn hóa của người dân nơi đây trong sự phát triển chung của cả tỉnh.

Trong lúc trẻ em ở hộ nghèo ít được đi học hơn so với trẻ em khác, một phần do cha mẹ mù chữ hoặc trình độ học vấn thấp. Các hộ nghèo thường đông con, nhưng chi phí cho việc học hành lại quá lớn so với thu nhập hàng ngày của họ. Chi phí cho học tập càng lên cao càng tốn kém, làm cho nhiều gia đình không đủ sức lo cho việc học hành của con cái. Cũng không ít những trường hợp, sở dĩ không đầu tư cho việc học hành của con cái là họ không

79

nhìn thấy tương lai của sự phát triển. Bởi không ít người có trình độ học vấn cao hơn những người khác trong cộng đồng, nhưng cũng vẫn phải “chân lấm tay bùn”, làm những công việc nặng nhọc, mà thu nhập không cao. Từ những thực tế như vậy, mà làm giảm đi động lực để cha mẹ lo cho con cái học hành đầy đủ.

Mặt khác, người nghèo lại hay gặp rủi ro do mất mùa, ốm đau, bệnh tật, nợ nần. Khi mà nguồn thu nhập của gia đình bị giảm sút do những ủi ro, buộc các gia đình phải cho con nghỉ học để giảm các khoản chi phí, mặt khác, khi các em nghỉ học lại có thể tham gia giúp cha mẹ kiếm tiền. Đây là một tình trạng thực tế tại Sóc Trăng. Trình độ học vấn thấp hoặc mù chữ về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng di động xã hội. Những người có trình độ học vấn thấp khó có thể tìm kiếm công ăn việc làm, ở những nơi khác. Không có khả năng vượt ra khỏi giới hạn của cộng động “phum, sóc” cũng có nghĩa là không tiếp xúc với bên ngoài, còn ảnh hưởng đến giao lưu và tiếp xúc văn hóa. Thực tế cho thấy, ở nơi nào có điều kiện giao lưu tiếp xúc với bên ngoài tốt, sẽ tạo nên những động lực cho phát triển của chính địa phương đó.

Ở một khía cạnh khác, trình độ học vấn thấp hoặc mù chữ sẽ dẫn đến khó hình thành đội ngũ trí thức người Khmer và như vậy khó có thể tạo thành động lực phát triển của chính tộc người đó. Bởi vì, đội ngũ trí thức tộc người không đơn thuần là những thành phần ưu tú nhất của chính tộc người đó, mà quan trọng hơn, chính họ chứ không ai khác, sẽ là những người tiếp nhận những thành tựu khoa học công nghệ, văn học, nghệ thuật… từ bên ngoài và chính họ lại là người truyền bá những thành tựu đó cho cộng đồng. Sự phát triển của lịch sử nhân loại cho thấy, tộc người tiếp nhận từ bên ngoài nhiều hơn những gì do chính tộc người đó sáng tạo. Với trình độ học vấn thấp, người nghèo không có kỹ năng và trình độ khoa học kỹ thuật, việc tiếp nhận thông tin rất hạn chế. Cho nên “nhìn chung đời sống kinh tế của đồng bào dân

80

tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng chung trên toàn tỉnh.

Do lịch sử để lại nên trình độ dân trí của người Khmer còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh Sóc Trăng, so với các dân tộc khác trong vùng như người Kinh, người Hoa. Có thể coi đây là căn nguyên của mọi vấn đề. Trong khi đó, hệ thống trường, lớp chưa được đầy đủ, đội ngũ giáo viên cho các bậc học còn thiếu, nhất là giáo viên người Khmer. Trình độ dân trí còn thấp và sự phát triển giáo dục còn hạn chế sẽ gây nhiều khó khăn cho việc xây dựng giá trị đời sống văn hóa Khmer ở tỉnh Sóc Trăng.

81

2.4.1.3. Sự mai một các giá trị văn hóa của người Khmer

Giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer được hình thành trong quá trình lịch sử khai khẩn đất đai, lịch sử cộng cư giữa các dân tộc, trong đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình, trong sự giao lưu văn hóa với người Kinh, Hoa... Cái cốt lõi tạo nên giá trị văn hóa của người Khmer là tính cố kết cộng đồng, tinh thần yêu nước, ý chí tự lập tự cường, truyền thống hòa hợp dân tộc, trí thông minh và lòng dũng cảm, cần cù, kiên trì, chịu đựng gian khổ vượt qua những khắc nghiệt của tự nhiên và xã hội để không ngừng vươn lên. Trong quá trình lịch sử, dân tộc Khmer luôn bị áp bức bởi các chế độ chính trị phong kiến, thực dân, đế quốc với chính sách "chia để trị", nên đã hình thành nên những giá trị bất khuất, kiên cường, tinh thần đoàn kết đấu tranh chống áp bức, bóc lột, bảo vệ cuộc sống và tự do độc lập của mình.

Nhiều nội dung, giá trị đạo đức tích cực của Phật giáo như tính giản dị, chất phát, gần gũi... với cuộc sống, giàu lòng thương người, vị tha, dễ cảm hóa con người là chỗ dựa tinh thần chủ yếu, tạo nên giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer. Mỗi khi người Khmer bị đe dọa thì ngôi chùa và các vị sư sãi cũng là chỗ dựa tinh thần cho sự tồn tại và đấu tranh của họ. Đức tin của Phật giáo từ bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức của các thế hệ người Khmer và được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trở thành truyền thống, một động lực phát triển, "mất Phật giáo là mất dân tộc".

Tuy nhiên, hiện nay trong các giá trị văn hóa truyền thống ấy đã có những giá trị bắt đầu mai một hoặc có những biểu hiện mới cần phải quan tâm khi nghiên cứu những vấn đề liên quan đến văn hóa Khmer và dân tộc Khmer. Những vấn đề đó là:

- Số người đi tu ngày càng ít và số người tu lâu càng ít hơn, điều đó đã làm giảm uy tín của nhà chùa và các vị sư.

Ngôi chùa Khmer từ lâu đã là trung tâm sinh hoạt tôn giáo văn hóa của người Khmer; nơi giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; nơi truyền dạy

82

về giáo lý, đạo đức, kiến thức, chữ viết cho người Khmer. Đi tu không phải là qui định bắt buộc của giáo lý Phật giáo Nam tông đối với thanh niên Khmer, nhưng trong truyền thống người Khmer nhận thức rằng, đi tu là để được học hành, được giáo huấn về đạo đức làm người và trả hiếu cho cha mẹ, và là một trong những tiêu chuẩn cần có của thanh niên Khmer. Nhưng ngày nay, đa số thanh niên Khmer không còn quan niệm như vậy, họ không xem trọng tiêu chuẩn đi tu, số thanh niên đi tu ngày càng ít, số người chọn việc tu hành lâu dài càng ít hơn, kết quả là số đại đức ở các chùa hiện nay đa số còn rất trẻ. Chính điều đó đã làm giảm uy tín của nhà chùa và các vị sư. Điều đó cũng nói lên rằng việc đi tu ngày nay chỉ là việc đi theo đạo chủ nhà chùa không còn là nơi giáo dục đạo đức cho thanh niên, nơi trang bị cho thanh niên những kiến thức làm người. Vấn đề này khác với quan niệm truyền thống của người Khmer và trở thành vấn đề cần nghiên cứu kỹ khi thực hiện những chính sách liên quan đến dân tộc Khmer, đến Phật giáo Nam tông cũng như khi thực hiện những vấn đề liên quan đến nhà chùa và các vị sư.

- Trình độ dân trí thấp nên hiểu biết rất hạn chế các giá trị truyền thống, tình trạng mù chữ dân tộc ngày càng nhiều.

Học sinh Khmer tham gia học phổ thông, do trình độ sử dụng tiếng phổ thông có giới hạn nên việc tiếp thu kiến thức theo yêu cầu chương trình đã là quá khó đối với các em. Học sinh Khmer còn học thêm chữ dân tộc, đây là nhu cầu chính đáng nhưng cũng là những khó khăn, "quá tải" so với năng lực của các em. Không thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc nên việc tiếp nhận, bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc sẽ không tốt, điều đó làm cho sự mai một các giá trị văn hóa dân tộc là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, trong xu thế hội nhập, giao lưu ngày càng rộng rãi, bản thân từng dân tộc không đủ khả năng bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc thì nguy cơ bị đồng hóa, bị mất bản sắc có thể xảy ra. Và cũng vì thế mà việc tiếp thu các giá trị văn hóa của dân tộc khác sẽ diễn ra một cách có chọn lọc. Trong công

83

cuộc đổi mới đất nước hiện nay, người Khmer ở Sóc Trăng có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu, tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ, những giá trị văn hóa của nhân loại, của các dân tộc khác, kết hợp với những giá trị văn hóa của dân tộc để sáng tạo ra những giá trị mới. Tuy nhiên trong quá trình đó, do nhận thức hạn chế, nên quá trình đó khó tránh khỏi sự xâm nhập của những quan niệm và lối sống xa lạ với những giá trị truyền thống, các loại sản phẩm khác. Một số không ít người Khmer đã tiếp thu một cách không có chọn lọc và tỏ thái độ quay lưng lại với những giá trị văn hóa truyền thống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường ngày càng tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đã và đang làm tha hóa, biến chất nhiều giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer. Xu hướng chạy theo những giá trị vật chất đơn thuần, xem nhẹ các giá trị tinh thần, nhân văn, những chuẩn mực đạo đức của cộng đồng dân tộc và xã hội, sự gia tăng các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng rất lớn đến các giá trị văn hóa dân tộc. Sự phục hồi các phong tục tập quán, trong đó có không ít cái đã lỗi thời vẫn được duy trì cũng là trở ngại cho sự phát huy các giá trị văn hóa.

Nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống dân tộc Khmer vốn rất được người Khmer ưa chuộng, nay đang có nguy cơ bị quên lãng, mai một do sự cuốn hút bởi các loại hình ca múa nhạc hiện đại, những loại hình nghệ thuật được cho là "tân kỳ" du nhập từ nước ngoài vào, được một bộ phận người Khmer, nhất là giới trẻ chấp nhận. Do vậy, vấn đề đặt ra là cùng với việc tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa nghệ thuật của các đoàn nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp, cần phải bằng mọi cách duy trì và phát triển phong trào văn hóa nghệ thuật quần chúng mới có thể bảo tồn, chấn hưng văn hóa nghệ thuật dân tộc. Nếu không, thì các loại hình nghệ thuật truyền thống Khmer rất có thể chỉ còn lưu giữ trong các bảo tàng lịch sử nghệ thuật, không được kế thừa, phát huy.

84

2.4.1.4. Những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tộc người

Vấn đề tâm lý dân tộc là một trong những vấn đề nhạy cảm. Một khi tâm lý dân tộc bị đụng chạm thì những nguy cơ về bùng nổ xã hội có thể xảy ra. Nếu như đời sống văn hóa của người Khmer bị xóa nhòa thì ý thức dân tộc, tâm lý dân tộc trước sau cũng bị mai một, ảnh hưởng. Về lịch sử, người Khmer có những mối quan hệ đồng tộc, đồng tôn, đồng ngôn ngữ với người Khmer ở nước Campuchia láng giềng. Do đó, quan hệ thân tộc và giao lưu văn hóa giữa hai nước, hai dân tộc là lẽ tất nhiên. Song phải nhận thức rằng, người Khmer ở Sóc Trăng và người Khmer ở Campuchia tuy có cùng nguồn gốc tộc người, nhưng do biến động của lịch sử, từ lâu họ đã trở thành hai tộc người ở hai quốc gia khác nhau.

Những thế lực thù địch đã lợi dụng điểm chung này và đang ra sức khoét sâu, lợi dụng để chia rẽ khối đoàn kết một hai dân tộc, hai nước, chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta:

Một trong những đức tính đáng lưu ý là người Khmer sống rất thực tế (không phải thực dụng). Họ luôn quan tâm đến những gì mang lại lợi ích trực tiếp cho họ, họ ít "cân, đong, đo, đếm", ít tính toán thiệt hơn, không thích cạnh tranh. Tâm lý này làm cho họ không vững về lập trường. Nơi nào có lợi mà họ nhìn thấy, hoặc lực lượng nào mang lại lợi ích thực tế, trước mắt cho họ thì họ sẵn sàng ngã theo. Có khi lợi ích trước mắt không lớn bằng lợi ích

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của người khmer ở tỉnh sóc trăng dưới góc nhìn của mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội (Trang 81 - 104)