2.2.1. Về lễ hội truyền thống
Lễ hội truyền thông giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội của các dân tộc nói chung, của đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng. Thông qua lễ hội truyền thống, người ta có thể nhìn nhận rõ hơn về bản sắc văn hóa của dân tộc, của con người và cộng đồng xã hội; từ đó, những giá trị văn hóa cũng được bộc lộ rõ ràng hơn.
Đồng bào Khmer Sóc Trăng hầu hết đều theo Đạo Phật Nam Tông, trẻ em sinh ra đương nhiên trở thành phật tử chứ không cần có nghi lễ gia nhập, do đó, Phật giáo Nam tông luôn chi phối toàn bộ đời sống của dân tộc này, cả đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần. Từ đặc điểm trên cho thấy, khi nghiên cứu về người Khmer, đặc biệt là văn hóa Khmer, nhất thiết phải đặt nó trong mối quan hệ mật thiết với tôn giáo, cụ thể là các nghi thức tôn giáo, vai trò của các vị sư và nhà chùa.
Ở đây, khi nghiên cứu lễ hội truyền thống của dân tộc Khmer, có thể thấy rõ tính chất tôn giáo đã chi phối toàn bộ các lễ hội truyền thống của họ, ngay cả những lễ hội truyền thống dân gian.
Tính chất dân gian ngày càng bị yếu tố tôn giáo xâm lấn, như trong ngày Tết chẳng hạn, chỉ có chùa chiền là đông vui, nhiều gia đình còn vào hết trong chùa ăn Tết, phum, sóc nhiều nơi mất đi không khí tưng bừng của ngày đầu năm vì nhà chùa đã thu hút hết người dân. Ngày “Lễ cúng ông bà” cũng vậy, những lễ chính thức vẫn tập trung chùa. Trong “Lễ đua ghe” thì ghe cũng
52
là của chùa... Tóm lại, sư sãi, chùa chiền hiện diện trong mọi hội lễ của người Khmer [12;tr.73].
Đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng quan niệm sống để làm phước, nên các lễ hội là dịp để đồng bào cầu kinh, làm phước, hướng thiện. Người Khmer Sóc Trăng không có sự phân biệt phong tục và lễ hội, đồng bào sử dụng hai danh từ “Bon” và “Pithi” để chỉ tất cả các lễ nghi, phong tục. Danh từ “Pithi” dùng để chỉ các lễ hội mang tính chất dân gian, như lễ vào năm mới (Pithi Chôl Chnam thmây), lễ cúng ông bà (Pithi sen Đôn-Ta),... Còn các lễ hội mang tính chất trang trọng của Phật giáo, hay chịu ảnh hưởng sâu đậm của Đạo Phật thì sử dụng danh từ “Bon”, như đám ma (Bon Sập), lễ Phật đản (Bon Visaka Bonchesa), lễ nhập hạ (Bon Chôl Vossa)...
Lễ vật dâng cúng có ý nghĩa quan trọng trong các lễ hội của người Khmer Sóc Trăng, thường nói lên ý nghĩa, nội dung của các buổi lễ. Các lễ hội của người Khmer ở đây có đặc điểm là đều chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo, nên không chỉ riêng các lễ hội của Phật giáo, mà cả lễ hội dân gian cũng được tổ chức theo nghi thức của Đạo Phật. Có lễ vật chỉ dùng trong lễ này mà không dùng trong lễ khác, nên có thể nhìn vào lễ vật mà biết tên của lễ hội, như lễ cúng trăng phải có cốm dẹp (cốm dẹp làm bằng lúa nếp non quết (giã) cho hạt nếp dẹp lại), lễ dâng y phải có áo cà sa, lễ nhập hạ phải có khăn tắm, đèn cây, nước mưa,... Người Khmer quan niệm lễ hội không chỉ là dịp để vui chơi, giải trí... mà là những “đám phước”, “đám làm phước”, nên trong những ngày này, dù nghèo khổ, họ vẫn không ngại tốn kém tiền của, mua các lễ vật dâng cúng vào chùa và cùng các vị sư sãi đọc kinh cầu siêu. Các nghi lễ thường gắn với những truyền thuyết mang tinh thần Phật giáo, mặc dù thanh niên Khmer ngày nay không mấy quan tâm đến các nội dung truyền thuyết, nhưng mặc nhiên họ xem đó là những lễ tiết bắt buộc phải có trong các lễ hội của dân tộc.
53
Trong dịp lễ hội, nhà chùa còn mời các đoàn văn công về biểu diễn phục vụ đồng bào. Các loại hình sản khấu Rô Bắm, Dù Kê, múa dân gian như Xa Ri-Ka-Keo, Xa-Ra-Van, Rom-Vông,... được các nghệ sĩ chuyên nghiệp và không chuyên biểu diễn “làm phước” trong các ngày lễ đã tô đậm thêm sắc thái văn hóa dân tộc Khmer ở Sóc Trăng. Lễ hội thường kéo dài suốt đêm, nhiều ngày, hàng quán cũng được dựng lên khắp sân chùa, mọi người vui chơi, giải trí, ăn uống, đọc kinh... nên các lễ hội Khmer không chỉ thu hút phật tử Khmer vì tín ngưỡng tôn giáo, mà còn thu hút các dân tộc trong vùng tham gia lễ hội tại chùa, trở thành dịp để các dân tộc trong vùng cũng như thanh niên nam, nữ các dân tộc giao lưu.
Một điểm cần chú ý nữa trong nghiên cứu lễ hội truyền thống của người Khmer là có nhiều lễ hội phản ánh rõ nét tính chất của cư dân nông nghiệp và địa bàn sống nước, như lễ nhập hạ vào đầu mùa mưa, đầu mùa vụ; lễ ra (xuất) hạ vào cuối mùa mưa; lễ cúng trăng vào vụ thu hoạch lúa nếp, trong lễ này người dân còn tổ chức đua Ghe Ngo (nên có người gọi là lễ đua Ghe Ngo). Trong lễ cúng ông bà (Pithi sen Đôn-Ta), vào ngày thứ ba của lễ, gọi là ngày “cúng đưa”, tiễn ông bà quá cố về, sau khi xong việc khấn vái, cầu nguyện họ gắp thức ăn đổ vào xuồng, bè... được làm bằng bẹ chuối, be cau, trên bè họ làm cờ, khắc hình cá sấu để ông bà đi về nơi cũ. Họ quan niệm ông bà đi lại bằng đường sông...
Đặc điểm, tính chất và nội dung của từng lễ hội có thể có sự khác nhau, nhưng điểm chung nhất của các lễ hội là đều mang nặng những yếu tố tín ngưỡng tôn giáo, được đông đảo người Khmer Sóc Trăng tham gia, bất kể sự tốn kém về tiền của và thời gian. Nét đẹp truyền thống trong các lễ hội là trên cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, quần tụ nơi lễ hội mà tạo nên sự thống nhất và cố kết cộng đồng của không chỉ cư dân Khmer với nhau mà còn tạo nên sự cố kết cộng đồng giữa cư dân Khmer với các dân tộc khác ở Sóc Trăng như người Kinh, người Hoa.
54
Trong hệ thống các lễ hội truyền thống dân gian của người Khmer, có thể kể đến một số lễ hội chính sau:
Lễ vào năm mới (Pithi Chôl Chnam thmây)
Đây là Tết cổ truyền của người Khmer, còn được gọi là lễ chịu tuổi, lễ vào năm mới.., diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch. Đây là thời điểm thời tiết khô ráo, mùa màng gặt hái đã xong, mọi người rảnh rỗi hơn, vô tư, thoải mái tham gia vui chơi, giải trí. Lẽ thường diễn ra trong ba ngày, năm nhuận thì bốn ngày. Cũng giống như các dân tộc khác đón năm mới, người Khmer cũng dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, dành tiền, gạo nếp, chuẩn bị thức ăn, làm bánh trái, sắm quần áo mới... để dùng trong những ngày Tết và dâng lễ cho chùa, cũng như để vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, cách thức tổ chức Tết và tập tục có khác nhau. Lễ vào năm mới được tiến hành như sau:
Ngày thứ nhất: hầu hết mọi người chọn giờ tốt tập trung vào chùa. Ngày thứ hai (nếu năm nhuận thì diễn ra trong hai ngày): mọi người làm lễ dâng cơm sáng và trưa cho các vị sư sãi. Trước khi ăn, các vị sư tụng kinh, làm lễ tạ ơn những người làm ra vật thực và đưa vật thực đến với những linh hồn thiếu đói. Sau khi ăn, các sư lại tụng kinh chúc phúc cho thí chủ. Tất cả những vật thực dù ngon hay dở, các nhà sư đều phải ăn một chút gọi là nhận lễ, nếu không ăn là chê, là có tội. Điều này cho thấy: Phật giáo Tiểu thừa rất quý trọng tấm lòng thành của phật tử, không phân biệt người sang, hèn, không che bai thức ăn ngon, dở; lễ vật của mọi người mang đến đều được quý trọng như nhau, đều được các vị sư đón nhận như nhau và được cấu kinh chúc phúc như nhau. Có lẽ đó là một trong những yếu tố làm cho phật tử Khmer quý trọng Phật pháp, quý trọng nhà tu hành. Họ trung thành, gắn bó trọn đời với Phật pháp, với nhà chùa và các vị sư.
Ngày thứ ba: sau khi làm xong lễ tại chùa, mọi người thường mời các vị sư đến các tháp đựng hài cốt trong chùa hay đến các nghĩa trang hoặc các khu mộ lẻ làm lễ cầu siêu cho vong linh những người quá cố. Cuối cùng, họ
55
về nhà mời ông bà, cha mẹ đến để tạ lỗi, xin tha thứ những lỗi lầm thiếu sót trong năm cũ rồi đem bánh, hoa quả dâng cho ông bà, cha mẹ.
Trong những ngày Tết, không khí trong phum, sóc, chùa chiền náo nhiệt suốt ngày đêm. Ai cũng mong muốn năm mới sẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp hơn năm cũ. Sau ba ngày lễ chính, không khí Tết vẫn chưa chấm dứt, có nơi còn tổ chức ăn Tết 5 - 7 ngày.
Cũng như những dân tộc khác, người Khmer coi lễ vào năm mới là lễ quan trọng nhất trong năm. Những nghi thức, lễ tiết luôn được lưu truyền cho đến ngày nay. Những lễ hội khác có thể có người vắng mặt, nhưng lễ vào) năm mới thì tất cả mọi người đều phải tham gia và cùng đến chùa. Ngày nay, Tết người Khmer không còn là riêng của người Khmer nữa mà thường có sự tham gia của các dân tộc khác trong vùng, nhất là người Kinh và người Hoa. Người Kinh và người Hoa cũng đi chùa, cũng dự tiệc tùng tại nhà người Khmer mà họ được mời. Vào dịp Tết, người Khmer cũng làm bánh trái mang biểu người Kinh và người Hoa; người Kinh và người Hoa, nhân dịp Tết Khmer cũng đến chúc họ bằng những lời chúc tốt đẹp. Ngược lại, đến Tết của người Kinh và người Hoa thì người Khmer cũng tham gia tương tự, thậm chí một số người cũng vui chơi, tiệc tùng như chính Tết của mình. Tết là một trong những lễ hội mà các cư dân trong vùng giao lưu nhiều nhất, rõ nhất. Chính sự tham gia vào Tết cổ truyền và một số lễ hội truyền thống khác giữa các dân tộc trong vùng mà các dân tộc đã có sự kế thừa, học tập lẫn nhau về các nghi thức lễ hội thuộc phong tục, tập quán của từng dân tộc, đây cũng là dịp để thanh niên nam, nữ giữa các dân tộc tìm hiểu, yêu đương, kết hôn.
Lễ cúng ông bà (Pithi sen Đôn-Ta)
Lễ Đôn-Ta được xem là lễ lớn thứ hai của dân tộc Khmer, lễ được tổ chức trong ba ngày, từ ngày 29 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 âm lịch hàng năm.
Theo phong tục tập quán của dân tộc, người Khmer không có tục giỗ kỵ hàng năm cho người đã chết. Ngày nay, ở một số nơi, người Khmer có tổ
56
chức đám giỗ hàng năm là do họ ảnh hưởng phong tục của người Kinh và người Hoa, nhưng cũng chỉ làm đơn sơ chứ không linh đình như người Kinh, người Hoa. Lễ Đôn-Ta nhằm bốn mục đích sau:
Một là, nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ, họ hàng.
Hai là, tập trung anh em, con cháu lại để biếu quần áo, bánh trái cho những người có công ơn còn sống.
Ba là, đoàn kết những người trong phum, sóc.
Bốn là, tổ chức liên hoan, vui chơi, gắn bó bạn bè thân thích để giúp đỡ nhau trong tương lai [15;tr.82-83].
Theo quan niệm của người Khmer, việc thờ cúng tổ tiên không quan trọng đối với họ. Họ quan niệm rằng không có sự liên hệ giữa người sống và người chết, linh hồn tổ tiên cũng không thể phù hộ cho họ những điều mong muốn nên họ tổ chức lễ là chỉ nhằm nhớ ơn cầu phước cho vong linh người quá cố chứ không phải để van vái ở người chết một điều gì như người Kinh hay một số dân tộc khác. Do đó, hình thức củng giỗ hàng năm trong từng gia đình đã được tổ chức thành một lễ chung cho toàn dân tộc Khmer gọi là lễ Đôn-Ta [12;tr.82-83].
Lễ Đôn-Ta được tổ chức trong ba ngày như sau:
Ngày thứ nhất: gọi là ngày cũng tiếp đón. Họ dọn một mâm cơm ngon, khấn vái mới linh hồn những người quá cố trong họ hàng về nhà ăn uống, nghỉ ngơi. Đến chiều họ lại cúng linh hồn ông bà, rồi mời linh hồn ông bà cùng vào chùa nghe sư sãi tụng kinh, làm phước và đi xem múa hát, vui chơi theo ý thích.
Ngày thứ hai: sau một đêm và một ngày ở trong chùa, đến chiều họ lại đưa linh hồn ông bà về. nhà, làm cơm cúng và mời ông bà ở lại chơi với con cháu một đêm nữa.
57
Ngày thứ ba: là ngày cũng đưa. Họ cũng làm như ngày đầu, khấn vái ba lần xong, gắp thức ăn vào chén và đổ vào xuồng hoặc tàu buồm (bè) làm bằng bẹ chuối hay mo cau để ông bà mang theo ăn dọc đường trên đường về nơi cũ.
Cuối cùng, họ đem thuyền bè đó thả xuống sông hoặc mương, rạch gần nhà rồi mời bà con, bạn bè dùng cơm, vui chơi cho đến chiều thì lễ kết thúc. Trong ngày cũng đưa này, những gia đình có khả năng còn mời sư sãi đến nhà tụng kinh cho thêm phần long trọng. Ngày nay, tập quán “thả bè” này của người Khmer cũng được một số người Kinh và người Hoa sử dụng với ý nghĩa là cúng, vái thân linh, ma quỷ khi họ gặp những điều không may mắn trong cuộc sống, trong sản xuất kinh doanh với mong muốn thân linh phù hộ hoặc ma quỷ đừng phá phách họ.
Lễ cúng trăng hay “lễ đút cốm dẹp” (Bon som pec pré khe hoặc Ooc om boc)
Lễ diễn ra vào đêm 15 tháng 10 âm lịch hàng năm, ngày mà họ cho rằng Mặt trăng kết thúc một chu kỳ xoay quanh trái đất và bắt đầu một chu kỳ mới sau một năm. Lễ cúng Trăng nhằm tưởng nhớ và tạ ơn Mặt trăng vốn được người Khmer xem như một vị thần điều tiết mùa màng, giúp họ làm ăn khá giả trong năm. Thức cúng chính trong lễ này là cốm dẹp nên còn gọi là “lễ đút cốm dẹp”.
Buổi lễ được tiến hành như sau: vào đêm 15 tháng 10 âm lịch, tại khuôn viên chùa hay từng nhà hoặc nhiều nhà tập trung ở một nơi có bãi đất rộng, không bị che khuất bởi bóng cây, người dân bày lễ vật lên bàn, ngoài cốm dẹp là vật cúng bắt buộc, còn có dừa, chuối, khoai, trái cây, bánh kẹo... (lễ vật dâng cúng chủ yếu là nông sản, thể hiện rất rõ đặc trưng của cư dân nông nghiệp lúa nước), đến khi Mặt trăng lên cao, tỏa sáng thì đốt nhang, thắp đèn cây, rót trà... và mời một cụ già làm chủ buổi lễ. Người khấn vái, nói lên lòng biết ơn của đồng bào đối với Mặt trăng, xin Mặt trăng tiếp nhận lễ vật do đồng bào dâng và ban phúc cho mọi người sức khỏe dồi dào, mưa thuận gió
58
hòa để mùa màng tốt tươi, đồng bào được hưởng nhiều thành quả lao động sản xuất trong năm tới.
Hoàn tất buổi lễ, cụ gọi trẻ em đến gần ngồi chắp tay nhìn về phía Mặt trăng, lấy cốm dẹp và các vật cúng khác, mỗi thứ một ít cho vào miệng các em, một tay đấm đấm vào lưng hỏi trẻ em muốn gì, những câu trả lời của các em sẽ là niềm tin của người lớn vào kết quả xấu, tốt trong năm tới.
Sau đó, mời bà con dùng các vật cúng, các em múa hát và chơi các trò chơi dân gian cho tới khuya mới chấm dứt.
Trong dịp lễ cúng Trăng, người Khmer còn tổ chức đua Ghe Ngo cho thêm phần vui vẻ, hào hứng. Ngày nay, đua Ghe Ngo không chỉ là hoạt động của riêng dân tộc Khmer trong dịp cúng Trăng mà đã trở thành một môn thể thao rất đặc trưng của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long, được tổ chức hàng năm và thu hút sự tham gia của toàn vùng.
Lễ hội Ok Om Bok ngày nay đã trở thành một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer ở tỉnh Sóc Trăng. Đó là khát vọng, ước nguyện về một cuộc sống tốt đẹp, viên mãn và lòng biết ơn đấng tạo hóa. Việc Lễ hội Ok Om Bok được duy trì hằng năm đã