2.1.1. Về đặc điểm cư trú phum, sóc
Phum, sóc là những đơn vị cư trú trong tổ chức xã hội cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Sóc Trăng nói riêng. Về mặt nhà nước, xã, ấp là những đơn vị quản lý hành chính ở cơ sở, còn phum, sóc là những đơn vị xã hội cổ truyền, ràng buộc nhau bởi các phong tục, lễ nghi mà ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa.
Trong đời sống của các dân tộc Khmer Sóc Trăng, phum là đơn vị cư trú, bao gồm một số gia đình Khmer sống quây quần trong một khoảnh đất
38
nhất định, trên những dải đất cao (được gọi là những “giống đất, giống cát”). Xung quanh phum thường trồng tre gai (loài tre có gai) bao quanh thay cho việc làm tường bao để bảo vệ các gia đình trong phum. Tùy theo từng vùng, số lượng các ngôi nhà trong phum có từ 5-10 nhà, hoặc nhiều hơn. Các gia đình trong phum hầu hết đều có quan hệ huyết thống, chủ yếu về phía giới nữ. Thông thường, gồm gia đình của cha mẹ, gia đình của các con gái và con rể. Ngoài ra, có thể còn thêm một vài gia đình không có quan hệ huyết thống, kể cả gia đình người Hoa và người Kinh. Việc quản lý phum do một người lớn tuổi có uy tín trong đồng bào đảm nhận, bất kể là đàn ông hay đàn bà và thường được gọi là “Mê Phum”. “Mê Phum” có trách nhiệm chăm lo công việc nội bộ của phum và quan hệ với bên ngoài phum. Những công việc đó, thường nặng về các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, như cúng Neakta, cúng Arak, tổ chức lên chùa trong các ngày lễ, các công việc liên quan đến chu kỳ đời người như cưới hỏi, tang ma, vận động các gia đình giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt...[7;tr.20]
Quan hệ huyết thống và quan hệ láng giềng là hai mối quan hệ cơ bản trong phum của người Khmer Sóc Trăng. Sinh hoạt cộng đồng dân cư trong phum mang tính chất cộng đồng và tự quản, vừa có quan hệ huyết thống, vừa có quan hệ láng giềng. Trong quá trình tự cư, các phum của người Khmer Sóc Trăng đã hòa nhập với làng xóm của người Kinh và người Hoa, tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giao lưu văn hóa, đoàn kết, gắn bó, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở Sóc Trăng.
Ở Sóc Trăng, sóc của đồng bào Khmer cũng là một đơn vị cư trú, lớn hơn phum, tương tự như các làng của người Kinh. Các sóc thường trải dọc theo các giồng đất, có khi mỗi giồng đất là một sóc, hoặc hai, ba sóc cùng nằm trên một giống đất. Mỗi sóc gồm nhiều phum với hơn trăm nóc nhà và ít nhiều đều xen kẽ với các gia đình người Kinh, người Hoa. Việc quản lý sóc được giao cho ban quản trị sóc, mà người đứng đầu được gọi là “Mê Sóc”.
39
Những thành viên trong ban quản trị được nhân dân tuyển chọn trong số những đàn ông lớn tuổi có uy tín, có trình độ học vấn, hiểu biết phong tục, tập quán, có tinh thần trách nhiệm với đồng bào. Trách nhiệm của “Mê Sóc” và ban quản trị là thay mặt các thành viên của sóc điều hành các công việc chung trong nội bộ sóc và quan hệ với bên ngoài, đặc biệt là quan hệ với ngôi chùa của sóc. Mỗi người dân có thể ít hoặc không tham gia công việc của xã, ấp, song không thể không tham gia công việc của chùa, vì quyền lợi tinh thân của họ hầu như gắn bó với chùa nhiều hơn là gắn bó với xã, ấp.
Cách tổ chức kiểu cư trú theo phum, sóc của người Khmer Sóc Trăng là những nét đặc trưng riêng biệt ở vùng đất này, khác hoàn toàn với kiểu cư trú và làm nhà ở của người Khmer Campuchia. Trong cuốn Lịch sử Campuchia, Giáo sư Sôm Som Un viết:
“Phum có từ thời Vương quốc Phù Nam còn lưu truyền cho đến bây giờ. Khi lập phum, người dân thường chọn nơi đất tốt, cao ráo, xác định khuôn viên, trồng tre xung quanh để làm rào khép kín, quay mặt ra đường cái, có cổng ra vào, bên trong ngăn nắp, nhà ở theo thứ tự, từng hộ, có nơi làm chuồng trâu, bò, heo, nơi chất rơm khô. Phum rộng còn dành một ít đất phía sau để cho mỗi hộ có thể trồng trọt rau, đậu, hành, ớt... Ở Campuchia không có dạng phum như vậy, người ta cất nhà ở rải rác khắp nơi.” Nếu nơi nào có dạng phum như trên, chắc chắn là do người Khmer gốc từ đồng bằng sông Cửu Long lên làm ăn sinh sống lập ra và dù cho ở đến bao nhiêu đời thì họ vẫn giữ nền nếp tổ chức phum như thế [11;tr.22].
Hiện nay, cơ cấu tổ chức quản lý hành chính của Nhà nước đã thay thế hệ thống quản lý xã hội cổ truyền vùng nông thôn, nên các “Mê Sóc” và ban quản trị sóc đã dần dần giảm đi, thậm chí mất hết vai trò hoặc trở thành những cán bộ của xã, ấp vùng nông thôn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các thiết chế xã hội cổ truyền vẫn chi phối cuộc sống hàng ngày của người Khmer Sóc Trăng. Các thành viên trong phum, sóc, ngoài trách nhiệm thực hiện quyền lợi và
40
nghĩa vụ của một công dân bình thường, còn phải thực hiện theo đúng các lễ nghi, phong tục, tập quán của dân tộc ở trong từng phum, sóc. Tất cả các thành viên trong cộng đồng phum, sóc phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, có trách nhiệm bảo vệ danh dự của phum, sóc; phải xây dựng quan hệ đoàn kết, thân thiện; phải tu tâm, tích phước, thực hiện nghĩa vụ đóng góp xây dựng ngôi chùa Phật giáo nơi mình cư trú một cách tự nguyện, tự giác.
Do đó, việc cư trú tập trung từ lâu đời đã tạo thành khối đoàn kết cộng đồng dân tộc chặt chẽ và cũng rất thuận lợi cho việc bảo lưu bền vững những giá trị truyền thông qua các phong tục, lễ nghi của người dân. Đây là một giá trị văn hoá Khmer Sóc Trăng cần phát huy tốt trong điều kiện mới nhằm củng cố sự cố kết cộng đồng và đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, kiểu cư trú phum, sóc cũng hình thành những rào cản, gây trở ngại cho quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa dân tộc Khmer với các dân tộc khác trong vùng. Cộng đồng phum, sóc Khmer có những hoạt động mang tính biệt lập, cô lập trong giới hạn khép kín. Ngoài ra, kiểu cư trú trên còn gây ảnh hưởng đến môi trường sống, môi trường tự nhiên ở địa bàn các phum, sóc Khmer.
Đơn vị cư trú phum, sóc của người Khmer Sóc Trăng còn mang ý nghĩa là một đơn vị tín ngưỡng tôn giáo. Dân trong sốc có trách nhiệm xây dựng và bảo tồn ngôi chùa của sóc. Các hoạt động nghi lễ trong các ngày lễ, tết cũng được tập trung tại chùa, thông qua đó họ duy trì phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa của dân tộc mình.
2.1.2. Về đặc điểm ngôi chùa Khmer
Thông thường, mỗi sóc có một ngôi chùa hoặc những sóc lớn có thể có hại ngôi chùa. Ngôi chùa là bộ mặt của phum, sóc nên được xây dựng rất công phu, khang trang và thoáng mát. Ngôi chùa Khmer – Chùa Khmer là sự tổng hòa các sắc thái riêng của văn hóa Khmer gồm: Phong tục, tập quán, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, các loại hình nghệ thuật dân gian, kiến trúc và điêu khắc, hội họa… Từ xa xưa, người Khmer đến chùa lễ Phật cầu mong
41
cuộc sống an lành hạnh phúc, trẻ em đến chùa học chữ, thanh niên vào chùa để tu học làm người. Chùa trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng; người Khmer thường có câu “nơi nào có người Khmer, nơi ấy có chùa”. Đã từ lâu ngôi chùa Khmer là thế đối trọng với những ồn ào của cuộc sống, ngôi chùa Khmer thông qua các vị sư sãi đã góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội, mỗi khi nó bị xâm phạm, bị tổn thương, ngôi chùa là nơi làm trong sạch bầu không khí cộng đồng, là nơi tĩnh tâm, làm dịu đi những căng thẳng trong tâm hồn. Ngôi chùa trở thành một nơi ẩn chứa sức mạnh tinh thần, nền tảng đạo đức, luân lý…
(Hình ảnh: Chùa Chén Kiểu tỉnh Sóc Trăng)
Chùa Khmer Sóc Trăng được xây dựng trên một khoảng đất rộng rãi, cao ráo, có những hàng cây dầu, cây sao cao vút và thường ở trung tâm các
42
phum, sóc. Trong khuôn viên chùa, ngoài tòa chỉnh điện, còn có các Sa La (nhà tăng), tháp đựng hài cốt, trường học, cổng chùa... Các công trình trong khuôn viên chùa, tuy có sự pha trộn phần nào theo kiểu kiến trúc của người Kinh, người Hoa... nhưng về thực chất, từ thiết kế, bố cục hình dáng cho đến trang trí mỹ thuật, đều tuân thủ nhất quán theo một quy tắc căn bản giống nhau. Tòa chính điện ở trung tâm khuôn viên chùa, chiều dài của tòa chính điện bao giờ cũng phải bằng hai chiều ngang, chiều cao bằng chiều dài. Chóp nóc ngôi chùa thường nhìn rõ nhất là hình tam giác nhọn, mái cong. Chính điện có hành lang bao quanh và luôn quay về hướng đông. Nếu các di tích lịch sử - văn hóa, hay nơi thờ tự tôn giáo của người Kinh quay về hướng nam thì quan niệm của người Khmer Sóc Trăng là Phật ở hướng tây quay sang hướng đông để bạn phước, cho nên chùa phải theo hướng đông để hợp với hướng tượng Phật.
Xem xét nghệ thuật kiến trúc chùa có thể thấy khá rõ diện mạo văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, thể hiện những yếu tố văn hóa tích cực, tiến bộ. Trong nghệ thuật trang trí kiến trúc, con rồng thường được thể hiện trên bộ mái và những cột cái trong chính điện. Trong Phật thoại, rồng là con vật linh thiêng, tự nó đã biến thành chiếc thuyền đưa Phật vượt biển tới các nơi để giảng kinh, thuyết pháp, cứu độ chúng sinh. Người Khmer Sóc Trăng đưa rồng lên mái chùa, với ý nghĩa mong Phật dừng ở chùa của họ để cứu vớt chúng sinh. Một hình thức trang trí khác cũng khá đặc sắc được thể hiện những đường cong tượng trưng đuôi rắn, đầu rắn và hình tượng rắn nhiều đầu, đó là những hình thức trang trí thường được bố cục trên bộ mái chùa. Tuy nhiên, do đặc điểm riêng của từng chùa mà có khi đưa vào một số chi tiết khác. Ở mặt ngoài các ngôi chùa, thường không có hội họa mà chủ yếu trang trí kiến trúc với các hình chạm, hình đắp, hoặc tượng tròn. Các đề tài được đề cập thường xuyên là hình tượng: Rồng (Nick), tiên nữ hình
43
chim (Teppronam), chim thần (Garuda hay Mahakrut) và các vũ nữ chim (Kayno), Chằng (Yak), Rìahu, Linga...[7;tr.30]
Ngoài ra, trong các mô típ trang trí còn sử dụng các hình tượng hoa văn liên quan tới giới thực vật, phổ biến nhất vẫn là hình tượng hoa sen. Đây là loại hoa linh thiêng của Đạo Phật và Đạo Bàlamôn, mang tính biểu trưng cho việc thờ cúng nên nó thường là đề tài chính trong các bố cục trang trí của chùa Khmer đồng bằng sông Cửu Long. Những bức vẽ trong chính điện thường là những bức tranh lấy đề tài từ các Phật thoại, về cuộc đời Đức Phật từ khi sinh ra đến khi lên cõi niết bàn. Cũng có chùa vẽ những tích truyện dân gian, những cảnh triết lý về cuộc đời, những cảnh khuyến thiện, răn ác, những yếu tố văn hóa tích cực, tiến bộ.
Nghệ thuật điêu khắc của người Khmer đã đạt đến trình độ khá hoàn mỹ, thể hiện tài năng sáng tạo của các nghệ nhân Khmer. Tiêu biểu nhất trong nghệ thuật điêu khắc của người Khmer phải kể đến loại hình điêu khắc trên chất liệu đá, như các tượng thần Suria, Harihana, Ganexa... Một bộ phận quan trọng của nền nghệ thuật điêu khắc và tạc tượng được thể hiện trên các tượng Phật trong các ngôi chùa Khmer Sóc Trăng. So với Phật điện trong các chùa cổ của người Kinh thì Phật điện chùa Khmer khá đơn điệu và vắng vẻ. Chùa Khmer chỉ có tượng Phật Thích Ca, song không phải là một loại tượng, mà thường gồm năm hóa thân khác nhau của Đức Phật trong kiếp tu hành của mình. Tượng Phật đắc đạo là pho tượng chính và to nhất nằm ở vị trí trung tâm của ngôi chính điện. Về hình thức, tất cả các pho tượng đều tượng trưng cho trí tuệ, quyền lực và sự vĩnh hằng cao cả. Cách bố trí các họa tiết, hoa văn, hình tượng chùa Khmer rất phức tạp nên việc xây dựng chùa kéo dài hàng chục năm hoặc lâu hơn, tôn rất nhiều tiền của, công sức và thời gian. Có những công trình mất hơn mười năm vẫn chưa hoàn thành. Những vùng phật tử nghèo thì thời gian còn kéo dài hơn do khả năng đóng góp của phật tử có hạn, phật tử phải tiếp tục đóng góp cho đến khi hoàn thiện ngôi chùa.
44
Cũng như bao dân tộc khác, mỗi cộng đồng dân cư có một đặc trưng văn hóa riêng, mà sự thể hiện nét văn hóa đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, trong những ngày lễ hội của dân tộc, không chỉ vậy những nét văn hóa đó còn được lưu giữ tại ngôi chùa và ngôi chùa đã trở thành một trung tâm văn hóa.
Người Khmer ở Sóc Trăng nói riêng, vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung là một dân tộc đã định cư ở vùng đất này từ xa xưa, từ lâu họ đã theo đạo Phật dòng Nam tông cho nên giáo lý của nhà Phật đã ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội và con người Khmer. Mọi tu tưởng cách nghĩ lối sống, việc làm của họ đều chịu sự ảnh hưởng của nhà chùa. Hầu như mọi lễ nghi tôn giáo, sinh hoạt lễ hội truyền thống lớn của dân tộc đều được diễn ra ở chùa. Ngôi chùa đã trở thành một trung tâm văn hóa, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cả Phum Sóc. Không những vậy ngôi chùa còn đảm đương trách nhiệm là một trường học, là nơi không những dạy chữ mà còn dạy cả văn hóa, đạo làm người cho đồng bào góp phần phát triển tâm thức của người dân. Bên cạnh những truyền thống lễ hội, ngôi chùa cũng tác động rất lớn tới cuộc sống thường ngày của người dân. Nói tới đời sống văn hóa tức là nói tới văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, từ hai yếu tố này đã tác động trực tiếp đến đời sống văn hóa của cư dân Khmer ở Sóc Trăng.
2.1.3. Về đặc điểm sinh hoạt kinh tế, nhà ở, trang phục
Nói tới đời sống vật chất của một xã hội là nói tới nhà cửa, trang phục và ăn uống, đây là nhu cầu tất yếu của cuộc sống, là quan trọng cho sự phát triển và tồn tại của con người nói chung, người Khmer nói riêng. Trong đời sống vật chất còn biểu hiện ra ở nhiều góc độ khác nữa, nhưng ở khía cạnh nghiên cứu chúng tôi chỉ nêu ra những yếu tố chính sau đây.
Thứ nhất, về sinh hoạt kinh tế: Về căn bản, sinh hoạt kinh tế của người
Khmer chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Cùng với nghề làm rẫy trên những giống đất cao mà từ lâu họ đã chọn làm địa bàn cư trú, người Khmer còn biết
45
khai thác những vùng trũng bao quanh để trồng lúa nước từ rất sớm. Các biện pháp thủy lợi mà họ sử dụng khá phong phú và phù hợp với từng địa bàn.
Ở gần sông rạch, người Khmer biết lợi dụng thủy triều lên mà đưa nước vào ruộng, rồi đắp đập nhỏ giữ nước để rửa phèn cho ruộng. Đến kỳ hạn, khi lúa sắp lên đồng thì phá đập ra, xử phèn, bắt cá xong, lại nhân khi thủy triều lên mà đắp lại một lần nữa để chứa nước sông ăm ắp phù sa.
Ở xa sông rạch, người Khmer đắp bờ thành ô để giữ nước mưa, khi cần thì tát nước vào ô bằng gàu dai, gàu sòng. Ngoài ra, người Khmer còn bao ngạn xổ phèn với mục đích giữ nước để canh tác. Đây là phát minh độc đáo của người Khmer xưa dựa trên cơ sở những điều kiện địa lý cụ thể của vùng.
Từ khi người Việt, người Hoa đến Sóc Trăng thì các dân tộc đã có sự