Giá trị văn hóa trong đời sống người Khmer Sóc Trăng

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của người khmer ở tỉnh sóc trăng dưới góc nhìn của mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội (Trang 74 - 81)

Những giá trị văn hóa Khmer tỉnh Sóc Trăng được thể hiện trên nhiều phương diện cả về vật chất và tinh thần, tức là tổng thể các yếu tố văn hóa mang tính đặc trưng, thể hiện bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng được thể hiện thông qua những hoạt động đời sống của người dân nơi đây.

2.3.1. Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng gắn với địa bàn cư trú phum, sóc

Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng một giá trị rất nổi bật trong toàn bộ nền văn hóa Khmer Sóc Trăng. Truyền thống này được hình thành và thể hiện rõ bởi điều kiện cư trú phum, sóc rất đặc thù, vừa phù hợp với đặc điểm địa hình sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa phát huy được vai trò của nhà chùa và các vị sư đối với cộng đồng cư dân trong phum, sóc. Chính điều kiện cư trú và vai trò của ngôi chùa trong phum, sóc đã gắn kết chặt chẽ cộng đồng cư dân trong một phum, sóc và sự cố kết cả cộng đồng dân tộc Khmer nói chung và người Khmer Sóc Trăng nói riêng.

Việc cư trú tập trung thành phum, sóc bao gồm một số gia đình Khmer sống quây quần trong một khoảnh đất nhất định từ lâu đời đã tạo thành khối đoàn kết cộng đồng dân tộc chặt chẽ và cũng rất thuận lợi cho việc bảo lưu bền vững những giá trị truyền thống qua các phong tục, lễ nghi của người

71

dân. Các thành viên trong phum, sóc, ngoài trách nhiệm thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân bình thường, còn phải thực hiện theo đúng các lễ nghi, phong tục, tập quán của dân tộc ở trong từng phum, sóc. Tất cả các thành viên trong cộng đồng phum, sóc phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, có trách nhiệm bảo vệ danh dự của phum, sóc; phải xây dựng quan hệ đoàn kết, thân thiện; phải tu tâm, tích phước, thực hiện nghĩa vụ đóng góp xây dựng ngôi chùa Phật giáo nơi mình cư trú một cách tự nguyện, tự giác. Đây là một giá trị văn hoá Khmer Sóc Trăng cần phát huy tốt trong điều kiện mới nhằm củng cố sự cố kết cộng đồng và đoàn kết dân tộc.

Do đó, việc cư trú tập trung từ lâu đời đã tạo thành khối đoàn kết cộng đồng dân tộc chặt chẽ và cũng rất thuận lợi cho việc bảo lưu bền vững những giá trị truyền thông qua các phong tục, lễ nghi của người dân. Đây là một giá trị văn hoá Khmer Sóc Trăng cần phát huy tốt trong điều kiện mới nhằm củng cố sự cố kết cộng đồng và đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, kiểu cư trú phum, sóc cũng hình thành những rào cản, gây trở ngại cho quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa dân tộc Khmer với các dân tộc khác trong vùng. Cộng đồng phum, sóc Khmer có những hoạt động mang tính biệt lập, cô lập trong giới hạn khép kín. Ngoài ra, kiểu cư trú trên còn gây ảnh hưởng đến môi trường sống, môi trường tự nhiên ở địa bàn các phum, sóc Khmer. Tuy nhiên, kiểu cư trú phum, sóc cũng hình thành những rào cản, gây trở ngại cho quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa dân tộc Khmer với các dân tộc khác trong vùng. Cộng đồng phum, sóc Khmer có những hoạt động mang tính biệt lập, cô lập trong giới hạn khép kín. Ngoài ra, kiểu cư trú trên còn gây ảnh hưởng đến môi trường sống, môi trường tự nhiên ở địa bàn các phum, sóc Khmer.

Đơn vị cư trú phum, sóc của người Khmer Sóc Trăng còn mang ý nghĩa là một đơn vị tín ngưỡng tôn giáo. Dân trong sốc có trách nhiệm xây dựng và bảo tồn ngôi chùa của sóc. Các hoạt động nghi lễ trong các ngày lễ, tết cũng

72

được tập trung tại chùa, thông qua đó họ duy trì phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa của dân tộc mình.

2.3.2. Tinh thần nhân văn, nhân đạo, tính hướng thiện, trừ ác, trọng đạo đức gắn liền với ngôi chùa Khmer

Tinh thần nhân văn, nhân đạo, tính hướng thiện thể hiện ở sự chi phối mạnh mẽ của triết lý, giáo lý Phật giáo Nam tông trong toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc Khmer; thể hiện ở việc chọn những người có uy tín trong cộng đồng dân cư làm “Mê Phum, Mê Sóc” để điều hành các hoạt động của phum, sóc, đại diện cho phum, sóc giữ mối quan hệ với nhà chùa và với các cư dân thuộc các dân tộc khác trong vùng, thể hiện ở quan niệm người đi tu là người có học, có đạo đức, được cộng đồng quý trọng, thanh niên Khmer lớn lên phải vào chùa tu học.

Sự bình đẳng, dân chủ trong xã hội, trong gia đình: trong quan niệm của người Khmer không có sự phân biệt nam, nữ, thậm chí trong một số trường hợp vai trò người phụ nữ được coi trọng, không phân biệt người giàu, người nghèo, mọi lễ vật dâng cúng đều được quý trọng như nhau.

Cũng như bao dân tộc khác, mỗi cộng đồng dân cư có một đặc trưng văn hóa riêng, mà sự thể hiện nét văn hóa đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, trong những ngày lễ hội của dân tộc, không chỉ vậy những nét văn hóa đó còn được lưu giữ tại ngôi chùa và ngôi chùa đã trở thành một trung tâm văn hóa.

Ở Sóc Trăng, thông thường, mỗi sóc có một ngôi chùa hoặc những sóc lớn có thể có hại ngôi chùa. Ngôi chùa là bộ mặt của phum, sóc nên được xây dựng rất công phu, khang trang và thoáng mát. Đã từ lâu ngôi chùa Khmer là thế đối trọng với những ồn ào của cuộc sống, ngôi chùa Khmer thông qua các vị sư sãi đã góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội, mỗi khi nó bị xâm phạm, bị tổn thương, ngôi chùa là nơi làm trong sạch bầu không khí cộng

73

đồng, là nơi tĩnh tâm, làm dịu đi những căng thẳng trong tâm hồn. Ngôi chùa trở thành một nơi ẩn chứa sức mạnh tinh thần, nền tảng đạo đức, luân lý…

Đồng bào Khmer Sóc Trăng hầu hết đều theo Đạo Phật Nam Tông, trẻ em sinh ra đương nhiên trở thành phật tử chứ không cần có nghi lễ gia nhập, do đó, Phật giáo Nam tông luôn chi phối toàn bộ đời sống của dân tộc này, cả đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần. Từ đặc điểm trên cho thấy, khi nghiên cứu về người Khmer, đặc biệt là văn hóa Khmer, nhất thiết phải đặt nó trong mối quan hệ mật thiết với tôn giáo, cụ thể là các nghi thức tôn giáo, vai trò của các vị sư và nhà chùa.

Người Khmer ở Sóc Trăng nói riêng, vùng Tây Nam Bộ nói chung là một dân tộc đã định cư ở vùng đất này từ xa xưa, từ lâu họ đã theo đạo Phật dòng Nam tông cho nên giáo lý của nhà Phật đã ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội và con người Khmer. Mọi tu tưởng cách nghĩ lối sống, việc làm của họ đều chịu sự ảnh hưởng của nhà chùa. Hầu như mọi lễ nghi tôn giáo, sinh hoạt lễ hội truyền thống lớn của dân tộc đều được diễn ra ở chùa. Ngôi chùa đã chở thành một trung tâm văn hóa, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cả phum, sóc.

Không những vậy ngôi chùa còn đảm đương trách nhiệm là một trường học, là nơi không những dạy chữ mà còn dạy cả văn hóa, đạo làm người cho đồng bào góp phần phát triển tâm thức của người dân. Bên cạnh những truyền thống lễ hội, ngôi chùa cũng tác động rất lớn tới cuộc sống thường ngày của người dân. Nói tới đời sống văn hóa tức là nói tới văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, từ hai yếu tố này đã tác động trực tiếp đến đời sống văn hóa của cư dân Khmer ở Sóc Trăng.

Tất cả kiến thức và đạo lý cuộc đời đều được trang bị cho trẻ em Khmer chủ yếu từ các ngôi trường chùa Phật giáo Nam tông, đó là nét khá đặc sắc của người Khmer Sóc Trăng. Ngôi chùa Phật giáo Nam tông và chức năng xã hội của nó thể hiện trong thực tiễn cuộc sống là một giá trị văn hóa, biểu hiện sắc thái văn hóa của người Khmer tại đây. Chính từ những định chế

74

tu trì cởi mở, cùng với các chức năng xã hội mà quan hệ giữa ngôi chùa với người Khmer Sóc Trăng trở nên gắn bó chặt chẽ hơn. Người Khmer Sóc Trănh có thể sẵn sàng góp công sức và của cải để xây dựng chùa, trong khi cuộc sống của mình có thể vẫn đang nghèo khó. Do vậy, nếu người Khmer Sóc Trăng xa rời Phật giáo Nam tông, thì cũng chính là họ tự xa rời những giá trị và sắc thái văn hóa của dân tộc mình.

Nói chung trong đời sống vật chất hiện nay của người dân đã khác rất nhiều so với trước kia, có nhiều cái được phát triển ở hiện tại, tiếp thu nhiều cái mới. Nhưng bên cạnh đó vì lý do nào đó chúng ta vẫn thấy được sự tác động mạnh mẽ của nhà chùa đến cuộc sống của người dân nơi đây. Mặt khác nếu nói về văn hóa vật chất không chỉ dừng lại ở những yếu tố như : ẩm thực, trang phục, nhà cửa…còn nhiều yếu tố khác, nhưng do sự hạn hẹp cho nên chúng tôi chỉ nêu ra những khía cạnh đơn thuần như vậy nhưng có thể cho thấy, phản ánh được vai trò của nhà chùa trong cuộc sống của người dân.

Ngôi chùa Phật giáo Nam tông mang một tình cảm hết sức sâu sắc đối với đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng, không những đây là nơi diễn ra các lễ nghi tôn giáo, mà còn là nơi biểu hiện sự gắn bó tình cảm, sự cố kết cộng đồng ngay từ buổi đầu khai hoang, lập địa. Đồng thời, ngôi chùa cũng chính là trung tâm sinh hoạt văn hóa - xã hội của cư dân đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng.

Qua nhiều thế kỷ, Đạo Phật Nam tông vẫn tồn tại vững chắc, phát triển và ảnh hưởng sâu rộng trong cuộc sống của người Khmer Sóc Trăng, trở thành đạo giáo bình dân, góp phần quan trọng có kết cộng đồng dân tộc Khmer và gắn bó dân tộc Khmer với các dân tộc khác trong vùng.

Nói chung trong đời sống vật chất hiện nay của người dân đã khác rất nhiều so với trước kia, có nhiều cái được phát triển ở hiện tại, tiếp thu nhiều cái mới. Nhưng bên cạnh đó vì lý do nào đó chúng ta vẫn thấy được sự tác động mạnh mẽ của nhà chùa đến cuộc sống của người dân nơi đây. Mặt khác

75

nếu nói về văn hóa vật chất không chỉ dừng lại ở những yếu tố như : ẩm thực, trang phục, nhà cửa…còn nhiều yếu tố khác, nhưng do sự hạn hẹp cho nên chúng tôi chỉ nêu ra những khía cạnh đơn thuần như vậy nhưng có thể cho thấy, phản ánh được vai trò của nhà chùa trong cuộc sống của người dân.

2.3.3. Giữ gìn những lễ hội văn hóa truyền thống phản ánh đặc điểm đời sống nghiệp và khả năng chinh phục tự nhiên của người Khmer Sóc Trăng

Lễ hội truyền thông giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội của các dân tộc nói chung, của đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng. Thông qua lễ hội truyền thống, người ta có thể nhìn nhận rõ hơn về bản sắc văn hóa của dân tộc, của con người và cộng đồng xã hội; từ đó, những giá trị văn hóa cũng được bộc lộ rõ ràng hơn.

Một điểm cần chú ý nữa trong nghiên cứu lễ hội truyền thống của người Khmer là có nhiều lễ hội phản ánh rõ nét tính chất của cư dân nông nghiệp và địa bàn sống nước, như lễ nhập hạ vào đầu mùa mưa, đầu mùa vụ; lễ ra (xuất) hạ vào cuối mùa mưa; lễ cúng trăng vào vụ thu hoạch lúa nếp, trong lễ này người dân còn tổ chức đua Ghe Ngo (nên có người gọi là lễ đua Ghe Ngo). Trong lễ cúng ông bà (Pithi sen Đôn-Ta), vào ngày thứ ba của lễ, gọi là ngày “cúng đưa”, tiễn ông bà quá cố về, sau khi xong việc khấn vái, cầu nguyện họ gắp thức ăn đổ vào xuồng, bè... được làm bằng bẹ chuối, be cau, trên bè họ làm cờ, khắc hình cá sấu để ông bà đi về nơi cũ. Họ quan niệm ông bà đi lại bằng đường sông...

Lễ vào năm mới (Pithi Chôl Chnam thmây): Đây là thời điểm thời tiết khô ráo, mùa màng gặt hái đã xong, mọi người rảnh rỗi hơn, vô tư, thoải mái tham gia vui chơi, giải trí.

Lễ cúng trăng hay “lễ đút cốm dẹp” (Bon som pec pré khe hoặc Ooc om boc): Lễ diễn ra vào đêm 15 tháng 10 âm lịch hàng năm, ngày mà họ cho rằng Mặt trăng kết thúc một chu kỳ xoay quanh trái đất và bắt đầu một chu kỳ mới sau một năm. Lễ cúng Trăng nhằm tưởng nhớ và tạ ơn Mặt trăng vốn

76

được người Khmer xem như một vị thần điều tiết mùa màng, giúp họ làm ăn khá giả trong năm.

Những Phong tục tập quán, lễ hội, và các loại hình nghệ thuật... của người Khmer Sóc Trăng phản ánh nét đặc sắc trong văn hóa của đồng bào, hình thành trên cơ sở điều kiện tự nhiên của vùng sông nước Sóc Trăng, gắn bó và phản ánh quá trình đoàn kết, chinh phục tự nhiên của các dân tộc, có nhiều giá trị văn hóa cần phải được giữ gìn và phát huy để phục vụ ngày càng tốt hơn cho cuộc sống của chính đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng, đồng thời đã góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Qua nhiều thế kỷ, những giá trị của đời sống văn hóa vẫn tồn tại vững chắc, phát triển và ảnh hưởng sâu rộng trong cuộc sống của người Khmer Sóc Trăng, trở thành đạo giáo bình dân, góp phần quan trọng có kết cộng đồng dân tộc Khmer và gắn bó dân tộc Khmer với các dân tộc khác trong vùng. Đời sống văn hóa của người Khmer Sóc Trăng đã góp phần định hướng rõ ràng tư tưởng, văn hóa xã hội, góp phần hình thành nên một thế giới quan, nhân sinh quan đặc thù cho người dân nơi đây thể hiện ở tư tưởng, tình cảm, lối sống chủ động, sáng tạo trong cộng đồng người Khmer. Thực tế cho thấy, nền tảng tư tưởng vững chắc sẽ làm cho con người gắn bó với cộng đồng, tạo sức mạnh nội sinh, sự đồng thuận xã hội và qua đời sống tinh thần đó đã khơi dậy sự phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống vật chất của xã hội.

Tóm lại, những giá trị văn hóa của Khmer Sóc Trăng thể hiện đặc điểm nền văn hóa của cư dân nông nghiệp, canh tác lúa nước cổ truyền, in đậm dấu ấn Bà la môn giáo và Phật giáo Nam tông, ngoài ra, nó còn thể hiện sự hòa nhập, giao lưu, tiếp biến văn hóa với các dân tộc khác trong tỉnh Sóc Trăng. Những giá trị văn hóa Khmer ở Sóc Trăng vừa mang tính độc đáo, riêng biệt, vừa mang tính phong phú, đa dạng. Những giá trị văn hóa đó phản ánh sức sống và khả năng sáng tạo dồi dào của cư dân nơi đây, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của dân tộc Khmer Sóc Trăng, đồng thời là yếu tố để đồng

77

bào có thể thích ứng, đi lên trong sự giao lưu với các cư dân khác, các dân tộc khác trong vùng và cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của người khmer ở tỉnh sóc trăng dưới góc nhìn của mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)