người Khmer tỉnh Sóc Trăng
1.3.1. Sự hình thành tộc người, địa bàn cư trú của người Khmer tỉnh Sóc Trăng
Tộc người Khmer đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng gốc vốn là tộc người Vân Nah (Phù Nam) mà từ cuối thế kỷ thứ 6 trở đi, đã bị tộc người Chenla (Campuchia hoặc Chân Lạp) thống trị và đồng hóa dần dần trong vòng 12 thế kỷ, (từ thế kỷ thứ 7 - 18)... và giờ đây, trở thành một thành viên quan trọng trong cộng đồng 54 dân tộc của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thời kỳ hưng thịnh của Phù Nam, nơi đây đã hình thành và phát triển nền văn hóa Óc Eo rực rỡ (từ thế kỷ II đến thế kỷ VIII), đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc chinh phục đồng bằng sông Cửu Long.
Đến cuối thế kỷ VIII, văn hóa Óc Eo cũng bắt đầu suy tàn và trong nhiều thế kỷ tiếp theo, vùng đồng bằng sông Cửu Long trở nên hoang vu.
Đến thế kỷ XVII, những lưu dân người Việt từ vùng đất Thuận Quảng đến khẩn hoang và lập những làng người Việt đầu tiên ở Nam Bộ. Năm 1620, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái của mình là công chúa Ngọc Vạn cho Quốc vương Chân Lạp Chey Chetta II... Dưới sự bảo hộ của Hoàng hậu người Việt, cư dân từ vùng Thuận Quảng vào sinh sống, làm ăn ở lưu vực sông Đồng Nai ngày một đông thêm. Bên cạnh những cuộc di cư đó vào năm 1625, triều đình Ăngco đã phải chính thức chấp nhận 40.000 hộ người Việt vào đồng bằng sông Cửu Long sinh sống. Đến năm 1765, toàn địa phận Nam Việt ngày nay thuộc về chúa Nguyễn, người Chân Lạp chỉ còn giữ đất Cao Man. Cuộc tranh chấp này kết thúc năm 1859, vào triều đại Ấng Đuông ở Campuchia [5;tr.17].
25
Cùng với nhóm cư dân người Việt, trong thời gian này cũng xuất hiện những người Hoa Nam - Trung Quốc, do không khuất phục triều đình Mãn Thanh nên đã di cư đến vùng đồng bằng màu mỡ này góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình khai phá vùng đất đồng bằng Nam Bộ - Việt Nam. Là khi người Việt, người Hoa và tiếp đến là người Chăm đến vùng đồng bằng sông Cửu Long đã đoàn kết với người Khmer, cùng nhau “chung lưng đấu cật” cải tạo vùng đất sình lầy, đầy thú dữ dần dần trở thành một vùng đồng bằng màu mỡ, trù phú.
Trong suốt quá trình công cư gần ba thế kỷ qua, các dân tộc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã đoàn kết lao động sản xuất, cải tạo địa bàn sinh tụ, đoàn kết chống sự áp bức, bóc lột của phong kiến, sự xâm lược của ngoại bang, bảo vệ lãnh thổ chung của cả cộng đồng, họ đã cùng có chung vận mệnh lịch sử, có chung lợi ích... Quá trình đó đã tạo điều kiện cho các dân tộc có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa, hình thành nên một diện mạo văn hóa vùng đa dạng, phong phú bên cạnh những sắc thái văn hóa riêng của từng tộc người. Bởi vì, các cư dân khi đến đây thường là đi riêng lẻ từng cá nhân, ra đi là dứt bỏ những lễ tục xưa cũ, nhất là những người bị tội đồ mà ra đi, vì nghèo đói mà lưu lạc. Bởi thế, buổi ban đầu, dân tứ xứ, dân tử chiêng, từng cá nhân, từng nhóm nhỏ tập hợp lại, đùm bọc, nương tựa vào nhau để trụ lại nơi đất mới lạ lẫm, đây thử thách này.
“Nhưng dẫu sao con người vẫn là con người, họ không thể từ trên trời rơi xuống, từ kẽ đất chui lên, mà đều phải từ một nơi gốc gác, từ một nơi chôn nhau, vẫn phải từ một truyền thống nào đó mà mình xuất thân, vẫn phải mang về đây dù ít ỏi những cái gì mà họ đã từng có” [6;tr.267]. Do đó, bất luận là người Kinh, Khmer, Hoa, họ đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nền văn hóa mà họ xuất thân. Hơn nữa, đối với các dân tộc tụ cư ở đây, nền văn hóa của dân tộc họ đều có một thời phát triển rực rỡ, nên bên cạnh những giá trị văn hóa chung, được hình thành do quá trình công cư, quá trình tiếp biến văn hóa
26
lẫn nhau giữa các dân tộc, thì mỗi dân tộc vẫn còn giữ cho mình những giá trị văn hóa đặc sắc, không thể hòa lẫn được.
Cho đến nay, đồng bào dân tộc Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long có khoảng trên 1,2 triệu dân, cư trú xen kẽ và tập trung đông ở các tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long. Địa bàn cư trú của đồng bào thường là vùng có điều kiện sinh thái khắc nghiệt, vùng nông thôn nghèo và chậm phát triển. Cần nhấn mạnh thêm rằng, trên những địa bàn cư trú của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long dọc theo miên duyên hải ở hai tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và trên tuyến đường biên, vùng cận biên giới thuộc các tỉnh biên giới phía Tây Nam, vốn là những khu căn cứ địa cách mạng của Đảng ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ [7;tr.16].
Trong quá trình đoàn kết cải tạo thiên nhiên ở vùng đồng bằng này từ lúc còn hoang sơ đến khi trở thành một địa bàn sinh tụ hấp dẫn, các dân tộc nơi đây đã đồng cảm với nhau và vun đắp một tình cảm chân thành ruột thịt không thể chia cắt, bởi các dân tộc có cùng chung một vận mệnh lịch sử, cùng chịu ảnh hưởng một môi trường thiên nhiên và xã hội, hình thành nên một diện mạo văn hóa vùng cùng với các giá trị truyền thông, mà nổi trội hơn cả là lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ý thức cố kết cộng đồng, ý chí tự lập, tự cường, cần cù, sáng tạo. Đó là những nét đẹp, giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, của dân tộc Khmer nói riêng cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa trong hiện tại và tương lai. Chính do quá trình công cư trên địa bàn đồng bằng màu mỡ này, quá trình phát triển dân tộc nói chung, văn hóa dân tộc nói riêng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đặc điểm địa bàn sinh tụ, bởi quá trình giao lưu văn hóa, nên có thể đưa ra kết luận rằng:
Người Khmer đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở Campuchia có những nét gần gũi nhau về đặc trưng văn hóa tộc người. Nhưng
27
do sống tách biệt lâu dài với nhau, nên người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long có những đặc điểm riêng về cư trú, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt từ khi nhà Nguyễn sáp nhập vùng Biên Hòa - Gia Định, Hà Tiên vào lãnh thổ Việt Nam, người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đã dần dần tách khỏi cộng đồng tộc người Khmer ở Campuchia để trở thành một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và người Khmer Campuchia là cùng một nguồn gốc chủng tộc, nhưng do biến động của lịch sử, từ lâu họ đã là những tộc. người của hai quốc gia. Và do đó, chúng ta không thể đồng nhất hoặc tuyệt đối hoá nền văn hóa của họ. Khi xét tính dân tộc, một số người đã lầm tưởng rằng tính dân tộc Khmer sâu sắc chỉ có thể tìm thấy trong nền văn hóa, văn nghệ truyền thống của Campuchia, cho nên mọi đổi mới của văn hóa, văn nghệ của đồng bằng sông Cửu Long đều là sai trái, lai căng, mất gốc. Lại có quan niệm cho rằng mọi sáng tạo về văn hóa, văn nghệ của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long là tuyệt đối không có liên quan gì tới người Khmer Campuchia. Cả hai quan niệm cực đoan đó đều phi lịch sử.
Nhìn chung, người Khmer cư trú ở đồng bằng sông Cửu Long thành những cụm rời, nhỏ là một ấp, lớn là vài xã xen kẽ với các xã ấp của người Việt và Hoa. Ở khu vực Sóc Trăng người Khmer khai thác, cư trú giữa những đồng lúa lớn cùng những vùng trồng màu quanh Sóc Trăng.
Người Khmer lập cư rất sớm ở tỉnh Sóc Trăng. Từ xa xưa họ đã biết trồng lúa nước. Nhân đây, có lẽ nên cải chính một định kiến không sâu nhưng dai dẳng: có người cho rằng, vị chủ yếu cư trú trên giồng, người Khmer giỏi trồng màu hơn là ruộng. Kể ra, trong nông phẩm mà người Khmer có truyền thống trồng trên đất khô, có cây khoai môn mà các chuyên viên về Đông Nam Á xếp vào phạm trù nông nghiệp khởi thủy của vùng họ nghiên cứu, và cây mía, cây vũ trụ trong thần thoại của một số tộc người miền hải đảo Thái Bình
28
Dương. Nhưng từ đất giồng, người Khmer đã sớm biết khai thác vùng đất trũng bao quanh để trồng lúa nước, mà không phải chờ sự xuất hiện của những người làm ruộng giải như người Việt, người Hoa. Cứ xem kỹ thuật trồng lúa nước của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ dễ nhận thấy. Đáng lưu ý nhất là tính phong phú của các biện pháp thủy lợi, ở gần sông rạch, người Khmer lợi dụng khi thủy triều lên mà đưa nước vào ruộng, rồi đắp đập nhỏ giữ nước để rửa phèn cho ruộng. Đến kỳ hạn, khi lúa sắp lên đồng thì phải đập ra, xử phèn, bắt cá xong, lại nhân khi thủy triều lên mà đắp lại một lần nữa để chứa nước sông ăm ắp phù sa.
Ở xa sông rạch, người Khmer đắp bờ thành ô để giữ nước mưa khi cần thì tát nước vào ô bằng gầu dai, gầu sòng. Ngoài ra, người Khmer còn bào ngạn xổ phèn với mục đích giữ nước để canh tác, cần nói ngay rằng, khi người Việt mới từ miền Trung đặt chân đến đồng bằng sông Cửu Long, hay khi người Hoa mới từ Hoa Nam đến, họ chưa có sẵn trong tay những biện pháp thủy lợi kể trên, đặc biệt là ý thức lợi dụng thủy triều để rửa phèn và đưa nước vào ruộng. Đây là phát minh độc đáo của người Khmer xưa dựa trên cơ sở những điều kiện địa lý cụ thể của đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài ra, còn nhiều mặt khác của nghề làm nông, như cách giải quyết những phức tạp, khó khăn trong nghề, quan niệm về mối tương quan giữa các giống lúa và các loại đất, đều được người Khmer thông suốt trong quá trình canh tác và cải tạo đất đai. Do đó, các nhà dân tộc học cần chú ý đến mặt này khi muốn nghiên cứu nắm bắt nền văn hóa truyền thống của người Khmer tỉnh Sóc Trăng. Cũng như mọi cộng đồng trồng trọt, người Khmer tập hợp nhau lại thành những tập thể láng giềng nhỏ, mỗi tập thể định cư trên một địa điểm bám sát đất trồng trọt gọi là "phum". Đơn vị cao hơn phum, và bao gồm nhiều phun gọi là "Srok" (theo Việt hóa là sóc). Người ta thường đồng nhất phun Khmer với ấp của người Việt, và sóc với xã. Thật ra không hoàn toàn như thế. Từ mấy thế kỷ nay, người Khmer chung sống với người Việt, người
29
Hoa ở tỉnh Sóc trăng, các phum Khmer xen kẽ với các ấp của người Việt, người Hoa. Có trường hợp hạn hữu, một số phụm nhỏ của người Khmer tự khuôn minh vào một ấp lớn, với tư cách là yếu tố cấu thành ấp lớn ấy, trong đó người Khmer và người Việt, người Hoa cùng cư trú. Phum và sóc không phải là đơn vị hành chính chính thức.
Trong khuôn khổ bộ máy cai trị của các vua chúa nhà Nguyễn, phum sóc Khmer đã bị tích hợp vào các xã ấp chính thức của chính quyền. Ấy thế mà phum sóc, ít nhất cũng phum, vẫn cứ tồn tại như những thực thể, dù không chính thức. Hơn nữa, người Việt chung sống với người Khmer lại Việt hóa từ Khmer "phum Osrok" thành "phum sóc", để chi nơi cư trú của người Khmer. Như vậy, dù sống xen kẽ với tộc người khác, dù có quan hệ qua lại với người Việt và người Hoa trong nhiều thế kỷ, nhưng nhờ khuôn khổ phum sóc, từng người Khmer đã sinh ra, lớn lên, làm ăn, hoạt động trong khung văn hóa tộc người của mình. Nói như thế để cho thấy rõ ràng, muốn tìm hiểu văn hóa người Khmer ở đây, không thể nào không đặt nó vào khung xã hội của nó, tức phum sóc nhà xét. Nói một cách khác, văn hóa Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long này nở giữa lòng phum sóc và góp phần củng cố mối cộng cảm giữa những người cùng phum sóc.
Như vậy, việc nghiên cứu văn hóa của người Khmer ở đây, ngay từ lúc xuất phát, đã đòi hỏi những công trình nghiên cứu về phum sóc trên nhiều mặt: Lịch sử hình thành và phát triển của phum, tổ chức và cơ cấu của phụm, quan hệ giữa phum và bộ máy cai trị chính thức, nghĩa thật của Sóc, quan hệ giữa phum và sóc... Nếu quà thật phum sóc là không gian xã hội của người Khmer, thì điều có thể thấy trên thực tế bằng trực quan là không gian ấy thấm nhuần tinh thần Phật giáo.
Tôn giáo đã có vai trò quan trọng trong ý thức hệ xã hội của một cộng đồng nông nghiệp, nhưng, dù cho chấp nhận lý tưởng siêu thoát của nhà Phật, người tín đồ Khmer vẫn luôn luôn hướng về hạnh phúc bình dị của người
30
nông dân sống trên trần thế, vẫn sống trong quan hệ hài hòa giữa những dòng tộc, gia đình và phum sóc.
Như vậy, ngày nay người Khmer ở Sóc Trăng sống tập trung trên các giồng đất cao họ gọi là Phno, sống trong phum (phum tương đương với thôn xóm của người Kinh) đơn vị cao hơn phum là srock đọc theo âm tiếng Việt là sóc, sóc tương đương với xã của người Việt. Hiện nay mỗi phum của người Khmer có vài trăm nóc nhà và qua quá trình cộng cư họ đã sống xen kẽ với người Việt, người Hoa trong cùng một phum srock.
Người Khmer ở Sóc Trăng là cư dân bản địa lâu đời, là cư dân nông nghiệp cho nên họ cũng trồng lúa nước, hệ thống thủy lợi kênh rạch khá phát triển. Bên cạnh nông nghiệp người Khmer ở Sóc Trăng còn rất khéo léo trong nghề thủ công đan lát, sản phẩm đan lát chủ yếu là đồ dùng trong gia đình, đặc biệt sản phẩm thủ công là tấm “xà rông”.
Hiện nay người Khmer ở Sóc Trăng nói riêng đồng bằng Sông Cửu Long nói chung đều theo chế độ phụ hệ, nhưng tàn dư của chế độ mẫu hệ vẫn còn trong đời sống văn hóa của người Khmer. Đồng bào Khmer chủ yếu là theo đạo Phật dòng Tiểu thừa chỉ thờ Phật Tích Ca, bên cạnh việc thờ đạo người Khmer còn theo tín ngưỡng dân gian, thờ Neakta và Arak, đây là những vị thần bảo hộ cho cộng đồng, đồng thời đạo Bà la môn vẫn còn hiện diện trong ý niệm của người dân.
Tóm lại người Khmer ở Sóc Trăng là một tộc người bản địa từ xa xưa, họ có truyền thống văn hóa tương đối riêng rẽ, những nét văn hóa rất tiêu biểu của tộc người góp phần làm phong phú thêm các phong tục tập quán, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
1.3.2. Nguồn gốc văn hóa của người Khmer
Mọi sự hiểu biết ban đầu của người Khmer đều xuất phát từ tự thân tộc người, nhưng do chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ từ trước Công nguyên, mà văn hóa Phù Nam vừa mới định hình, có nguồn gốc Khmer - môn, trong
31
nhóm chủ tộc Autridien bị pha trộn, đã tạo thành một nền văn hóa mới gọi là văn hóa Khmer - Ấn. Cùng với tiến trình lịch sử đã đưa người Việt, thiểu số người Hoa di cư đến đồng bằng sông Cửu Long làm nên 1 nền nét văn hóa phong phú, đa dạng, trong hoàn cảnh đó người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đã tự nhiên tiếp nhận vào nền văn hóa truyền thống của mình không ít những yếu tố bên ngoài.
Thời đầu về văn hóa - tín ngưỡng, họ thờ Arak, Neakta, Têvôda, còn xã hội theo chế độ mẫu hệ. Khi trong nhà có người chết, người ta đem chôn (thổ tảng) kèm theo các đồ vật dùng, trang sức. Như thế, trước khi người Ấn Độ mang văn hóa đển đồng bằng sông Cửu Long thì ở đây đã hình thành một nền