Một số dự báo thay đổi môi trường kinh doanh và thị trường của Công

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH HMV (Trang 54 - 56)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Một số dự báo thay đổi môi trường kinh doanh và thị trường của Công

3.1.1. Một số dự báo thay đổi môi trường kinh doanh và thị trường của Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services TNHH HMV Deli Distribution & Services

Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Ngành xuất nhập khẩu đã chịu ảnh hưởng không nhỏ từ những tác động này. Có thể nhận thấy rằng năm 2020 là năm có những chuyển biến lớn về kinh tế chính trị lẫn toàn thế giới, do đó cũng ảnh hưởng một phần rất lớn đến kinh tế thế giới và trong nước như đã kể ở trên và đặc biệt hơn là tác động lớn đến ngành xuất nhập khẩu thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Điều đó được thể hiện rất nhiều qua kết quả kinh doanh của công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services trong năm 2020 nói riêng và giai đoạn 2018 – 2020 nói chung.

Năm 2020,không thể không nhắc đến đó là xuất khẩu vượt khó trong tình hình dịch bệnh, duy trì tăng trưởng dương; xuất siêu hàng hóa đạt mức cao kỷ lục (19,1 tỷ USD) và cán cân thương mại duy trì xuất siêu 5 năm liên tiếp (Kim ngạch xuất siêu hàng hóa các năm trong giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: 1,6 tỷ USD; 1,9 tỷ USD; 6,5 tỷ USD; 10,9 tỷ USD; 19,1 tỷ USD). Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Năm 2020, xuất khẩu sang EU đạt 34,8 tỷ USD; đáng chú ý, sau 5 tháng được thực thi (từ 01/8/2020), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 15,4 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước

Điều này phản ánh năng lực sản xuất trong nước tăng trưởng cao, môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh được tạo thuận lợi và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế khu vực EU suy giảm nghiêm trọng và tiếp tục đối mặt với dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) nói chung, đặc biệt là các hiệp định có phạm vi điều chỉnh như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính là động lực tạo ra sức hút rất lớn cho ngành xuất nhập khẩu Việt Nam. Tại thời điểm nghiên

cứu hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services, Hiệp định này chính thức có hiệu lực nên đã tạo sức hút rất lớn đối với các nhà nhập khẩu muốn nhập khẩu các sản phẩm từ thị trường Châu Âu.

Khi bàn về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, không thể không nhắc tới Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ bao nhiêu năm qua. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng cho xã hội. Nhờ công nghệ AI, người máy làm việc càng thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng ở đó con người càng già càng yếu đi. Ưu điểm là việc 24/24, không cần trả lương, đóng thuế, bảo hiểm… của robot cũng đang đe dọa đến sự tương quan trong việc sử dụng lao động là người thật hay người máy.

EVFTA mở ra cho doanh nghiệp trong nước cơ hội tiếp cận với công nghệ hiện đại và tiên tiến đến từ các nước EU. Trong bối cảnh mô thức thương mại có thể thay đổi theo chiều hướng giảm thặng dư thương mại với EU, việc tăng cường nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại sẽ không chỉ giúp cho hàng hóa sản xuất trong nước đạt chất lượng và đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn mà còn tăng khả năng cũng như cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trong nước. Đây đồng thời cũng là thách thức đối với doanh nghiệp trong nước vì cần phải tự làm mới mình, nâng cao kỹ năng và khả năng tiếp nhận công nghệ mới, cải thiện sản phẩm cả về mẫu mã lẫn chất lượng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, để tránh mất lợi thế ngay trên sân nhà.

Việt Nam đang là nước dẫn đầu trong thương mại hai chiều với EU, có thể coi như một cửa ngõ (gateway) của EU vào ASEAN và có thể là cả Trung Quốc. Nhưng lợi thế này không phải là mãi mãi. Hiện EU cũng đang đàm phán FTA với các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia (sau thương vụ đàm phán FTA với khu vực ASEAN sụp đổ). Đây đều là các quốc gia cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hóa sang khu vực EU. Do đó, Việt Nam cần tận dụng tối đa lợi thế và cơ hội của người đi trước để duy trì và phát huy lợi thế sẵn có trong quan hệ thương mại với EU.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và internet sẽ tạo ra các lợi thế hết sức to lớn. Cuộc cách mạng này nâng cao mức thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống khi các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra với chi phí thấp, việc thực hiện được đơn giản hóa. Tác động tích cực của công nghiệp 4.0 đối với ngành xuất nhập khẩu có thể nhận thấy là:

- Thứ nhất, tạo cơ hội thay thế công việc lặp đi lặp lại không cần kỹ năng, kinh nghiệm, công việc độc hại, dễ gây tai nạn... bằng máy móc công nghệ mới.

- Thứ hai, giúp giải quyết những khâu yếu trong chuỗi cung ứng nhập khẩu của Việt Nam, tái cơ cấu lại ngành.

- Thứ ba, nâng cao năng suất lao động trên đầu người sẽ có sự cải thiện rất nhanh, với việc áp dụng tự động hóa, robo và sử dụng các dữ liệu lớn thì khả năng tăng năng suất sẽ trở thành cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng; nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.

- Thứ tư, tạo sức ép để nâng cao trình độ kỹ năng cho người lao động

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH HMV (Trang 54 - 56)