6. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Các giải pháp khác
➢ Giải pháp về sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiên có
Trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển của mình, cũng như hàng ngàn doanh nghiệp trên thương trường, Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services xác định
chiến lược ưu tiên hàng đầu là phát triển bền vững. Và nguồn lực con người là một trong những cơ sở và nền tảng quan trọng nhất để thực hiện chiến lược phát triển đó. Trên tầm vĩ mô thì lịch sử phát triển xã hội đã chứng minh trong mọi giai đoạn con người là yêu tố đóng vai trò quyết định sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã hoàn toàn đúng khi khẳng định rằng chính con người đã sáng tạo nên lịch sử của mình - lịch sử xã hội loài người. Trong khuôn khổ nghiên cứu về Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services, em xin đưa ra giải pháp dành cho yếu tố con người, nhân lực hiện có tại công ty: mọi sự thành công hay thất bại đều phụ thuộc phần lớn vào con người. Hiện nay, Công ty đã có đội ngũ CBCNV khá năng động cùng với nhiều ưu điểm khác, nhưng để sử dụng có hiệu quả hơn lực lượng lao động này Công ty cần phải:
- Thực hiện tốt ngay từ khâu tiến hành công tác tuyển dụng
Như đã đề cập ở phần phân tích, lao động là một trong ba yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh; ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến hiệu quả mang lại của sản xuất. Vì vậy, một điều tất yếu, nếu sở hữu được một lực lượng lao động có chất lượng chuyên môn tốt (cả lao động trực tiếp cũng như công nhân gián tiếp) sẽ giúp Công ty gặp rất nhiều thuận lợi trong quá trình hoạt động của mình.
Việc trước tiên mà công tác tuyến dụng đem lại cho Công ty đó là sẽ giúp Công ty giải quyết nhu cầu về lực lượng làm việc. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty có rất nhiều giai đoạn, công đoạn khác nhau đòi hỏi lượng lao động ở đã lĩnh vực, vì vậy cần phái tuyến dụng từng đối tượng lao động phủ hợp với từng công việc đặt ra, tránh việc tuyển dụng những nhân viên không đủ năng lực, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động chung của cả một tập thể. Nó có thể dẫn đến rất nhiều hậu quá xấu như: gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ; gây xáo trộn trong đơn vi; giảm tiến độ hoàn thành công việc theo thời hạn yêu cầu. Công tác tuyển chọn đòi hỏi nhữmg người đứng lên xây dựng phản ánh tuyển dụng cần phải bao quát được rất nhiều nội dung cơ bản sau:
+ Với lao động trực tiếp: phải trải qua kiếm tra trình độ chuyên môn, tay nghề ở mức độ khác nhau để có sự phân công vào từng công đoạn sản xuất cho hợp lý. Với những lao động chưa có tay nghề thì cần phải tiến hành đào tạo nghề bằng cách mở các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn.
+ Với lao động gián tiếp: kiểm tra bằng cấp, năng lực của từng lao động. Với đối tượng này quá trình kiêm tra trình độ làm việc phải qua một thời gian thử việc, thông thường kéo dài từ 1 - 3 tháng. Khi tuyến chọn cần sử dụng nhiều các phương pháp khác nhau như: phỏng vấn trực tiếp, trắc nghiệm...
Yêu cầu tiếp theo với việc tuyển lao động đó là lao động cần phải có đầy đủ các yêu cầu về sức khỏe, tâm lý. Bởi đây là một doanh nghiệp nhập khẩu và cung ứng hàng hóa
vì vậy áp lực công việc là rất lớn. Đôi khi do yêu cầu của khách hàng mà đòi hỏi phải tăng ca, tăng giờ làm việc, sản xuất vì vậy người lao động ngoài kiến thức phục vụ trực tiếp cho sản xuất cần phải trang bị cho mình một sức khỏe tốt. Thêm vào đó đối tượng lao động cần phải có lòng hăng say, nhiệt tình với công việc được giao mới đem lại hiệu quả hoạt động lớn.
- Đào tạo, phát triển nâng cao trình độ chuyên môn của lao động
Sau quá trình tuyển dụng lao động vào làm việc, ngoài những yêu cầu ban đầu đã đáp ứng được thì trong quá trình sản xuất kinh doanh đã nảy sinh ra rất nhiều các vấn để mới đòi hỏi người lao động phải không ngừng tự hoàn thiện mình tốt hơn để có thể bắt nhịp với công việc như: việc thay đổi máy móc, trang thiết bị sản xuất; áp dụng những công nghệ mới nhất; phương thức làm việc cũng như thay đổi nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả nhất. Chính vì vậy mà những lao động này không tự mình học hỏi, phấn đấu vươn lên sẽ tự đào thải mình ra khỏi guồng máy hoạt động của Công ty. Dựa trên tình hình thực tế của Công ty hiện nay, công tác đào tạo, nâng cao chuyên môn chủ yếu tập trung vào:
+ Đội ngũ cán bộ quản lý: Đây là đội ngũ cán bộ quan trọng, nắm trong tay vận mệnh của cả Công ty hiện tại cũng như trong tương lai. Việc đào tạo lại cán bộ quản lý phải luôn đổi mới phù hợp với trình độ và sự phát triển của Công ty.
+ Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng: Đội ngũ này hiện nay khá đông đảo. Việc sản phẩm của Công ty được đưa đến tay người tiêu dùng như thể nào phụ thuộc rất lớn vào vai trò của đội ngũ này. Họ cần phải luôn nắm những được các ưu, nhược điểm của từng loại mặt hàng để có thể giới thiệu với từng khách hàng
+ Cán bộ kỹ thuật với đặc tính của ngành nghề kinh doanh sản phẩm nhập khẩu ngoài yêu cầu về chất lượng còn đòi hỏi rất lớn vào kiều dáng, mẫu mã sản phẩm. Vì vậy cần phải nâng cao trình độ của đội ngũ thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm và luôn nắm bắt được nhu cầu của thị trường luôn biến động không ngừng theo thời gian.
+ Nâng trình độ tay nghề công nhân: đây yếu tố quan trọng có tính sống còn để tạo nên chất lượng sản phẩm. Với những người tho trinh độ cao, các sản phẩm được sản xuất ra sẽ được đảm bảo đầy đủ về chất lượng cùng tiến độ của công việc.
- Thực hiện tốt công tác phân công lao động
Với những lao động được đào tạo và tuyển dụng có tay nghề cũng như trình độ chuyên môn rất khác nhau vì vậy việc phân công họ vào những công việc cụ thể nào cho đạt hiệu quả cao nhất là một bài toán khó với các doanh nghiệp. Nếu đúng công việc phù hợp với chuyên môn, họ sẽ phát huy được hết các năng lực vốn có đem lại hiệu quả lao động tối đa, nếu phân công không hợp lý sẽ gây ra lãng phí lao động. Ngoài ra
chuyên môn hóa lao động và công cụ lao động cho phép người lao động có thể thực hiện được một loạt các bước công việc.
Quá trình nhập khẩu và phân phối sản phẩm của Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services trải rất nhiều quy quá trình, công đoạn khác nhau từ nhập khẩu và thông quan hàng hóa, vận chuyển về kho bãi, dán tem và đóng gói sản phẩm, … với hàng trăm các loại mẫu mã sản phầm khác nhau vì vậy vẫn để phân công lao động vào công đoạn nào, mức độ phức tạp ra sao là yêu cầu quan trọng đôi với các nhà quản lý lao động.
Ngoài ra, để bắt nhịp được sự cân đối giữa các khâu, các bộ phận trong quá trình sản xuất Công ty cần phải lên những phương án nhằm liên kết các hoạt động của từng cá nhân người lao động cũng như các bộ phận của Công ty nhằm phục vụ một mục tiêu quan trọng nhất là tăng doanh thu, tối đa hoá lợi nhuận.
- Tạo động lực trong lực lượng lao động
Kết quả sản xuất kinh doanh muốn không ngừng tăng lên phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố lao động. Như đã đánh giá, đây là yếu tố tiềm năng lớn, nếu biết cách khai thác tốt sẽ tận dụng được hết khả năng của yếu tổ này. Vì vậy Công ty cần phải tạo ra các động lực hữu ích để kích ứng nguồn lực này. Để làm được vấn để này trước mắt, lãnh đạo Công ty cần phải nắm rõ được các yếu tế tạo nên động lực cho lao động: bao gồm cả yếu tố thuộc về con người cũng như yếu tố thuộc về môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó xây dựng nên những nội dung cần thiết của công việc.
+ Xác định được rõ chức năng, nhiệm vụ của từng lao động cũng như tiêu mục hoạt động tổ chức; hướng dẫn rõ cho người lao động biết mục tiêu này.
+ Với những công việc được giao cụ thể cho từng lao động sau khi hoàn thành cần có sự đánh giá mức độ cả ở mặt: chất lượng cùng số lượng sản phẩm được hoàn thành.
+ Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất, để lao động đạt được hiệu quả lớn nhất Công ty đã tạo mọi điều kiện để giúp người lao động: phân công lao động hợp lý vào đúng từng vị trí, công đoạn sản xuất kinh doanh mức độ khó khăn của các công việc phải phù hợp với trình độ chuyên môn của lao động phải cung cấp đầy đủ các điều kiện làm việc cho người lao động, đảm bảo an toàn trong toàn bộ quá trình lao động thông qua việc mua BHXH, BHYT,... loại trừ những trở ngại cho việc thực hiện công việc, không gây áp lực tâm lý...
+ Tiến hành các biện pháp kích thích lao động qua các yếu tố vật chất cũng như tinh thần thể hiệu rõ qua chế độ lương, thưởng, phạt...
Có thể nói trong các biện pháp thì việc xây dựng một bảng lương hợp lý là điều kích thích đến người lao động nhiều nhất. Công ty cần tiến hành nhiều biện pháp khen thưởng
về mặt tinh thần cho người lao động: như đảm bảo điều kiện sản xuất tốt hơn, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động, đánh giá đúng khả năng, thực lực của từng lao động để có sự kịp thời, phát hiện ra những lao động có năng lực lớn để sớm có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng họ để họ phát huy hết mọi khả năng của mình. Bên cạnh đó còn phải có chế độ tiền thưởng, phạt.
➢ Giải pháp về Marketing và xúc tiến bán hàng
Thực hiện các hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng. Quảng cáo có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh thương mại, là hình thức thông tin cho khách hàng để đánh thức nhu cầu của họ, tăng giá trị sản phẩm bằng cách tạo ra hình ảnh đáng chú ý, giúp khách hàng phân biệt được sản phẩm của Công ty với các sản phẩm của những công ty khác. Hiện nay công tác tiếp thị của Công ty còn yếu chủ yếu là do đội ngũ cán bộ bán hàng còn thiếu kinh nghiệm. Vì vậy trong những năm tiếp theo Công ty cần xây dựng các chiến lưoc mới cho phù hợp. Thực hiện các biện pháp như phát tờ rơi, quảng cáo trên phương tiện thông tin đai chúng... Tuy nhiên khi tiến hành công việc này cần phải xác định quy mô rõ ràng, chi phí cho hoạt động này sẽ là bao nhiêu để tránh tình trạng tốn kém không cần thiết.
KẾT LUẬN
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty là hết sức quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Trong những năm gần đây, Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services đang đạt được những kết quả kinh doanh tương đối phù hợp doanh thu và lợi nhuận đạt được. Trước xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng khốc liệt để phát triển thành công mạnh, phấn đấu trở thành công ty nhập khẩu hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services cần tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khoa học, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh linh hoạt, hiệu quả giúp Công ty phát triển bền vững. Với mục tiêu của đề tài sau một thời gian thực tập tại Công ty, em đã hoàn thành khóa luận theo mục tiêu đặt ra:
+ Hệ thống hóa một số vấn để cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Đánh giá thực trang trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services, và chỉ ra những kêt quả đạt được vê hiệu quả kinh doanh của Công ty, đồng thời là mặt hạn chế cần khắc phục.
+ Căn cứ vào cơ sở lý luận và những nguyên nhân tổn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, khóa luận đã đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn mới, trong đó chú trọng vào nhóm giải pháp tăng doanh thu và giảm chi phí là hai nhóm giải pháp chủ yếu và sát với thực tế nhất.
Ngoài những nhân tố khách quan về thời gian, không gian nghiên cứu thì sự hạn chế về năng lực của bản thân về khảo sát, thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả nghiên cứu. Mặc dù có một sự cố gắng nhất định nhưng luận văn không tránh khỏi thiếu sót: kém khúc chiết, nhận định chưa có chiều sâu, logic nghiên cứu còn chưa chặt chẽ..., em rất mong sự đóng góp ý kiến của giảng viên hướng dẫn, nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp để hoàn thiện hơn nội dung luận văn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services (2018), Báo cáo thường niên năm 2018.
2. Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services (2019), Báo cáo thường niên năm 2019.
3. Công ty TNHH HMV Deli Distribution & Services (2020), Báo cáo thường niên năm 2020.
4. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2015), Giáo trình Phân tích tài chính của doanh nghiệp, NXB Tài chính, Trường Học Viện Tài Chính.
5. Phạm Tiến Lực (2017) “Nâng cao hiệu quả kinh doamh của công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Thương mại.
6. Hoàng Quốc Mậu (2017) “Nghiên cứu các nhân tổ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vật liệu nổ công nghiệp ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Đại học kinh tế Quốc dân.
7. Phạm Như Ngọc (2015) “Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Cổ phần May sông Hồng”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Đại học Quốc Nội.
8. Cao Thị Minh Phương (2015) “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần và đầu tư thương mại TNG”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quản trị Kinh doanh- Đại học Thái Nguyên.
9. Tạ Văn Phương (2017) “Nâng cao hiệu quả kinh doanh Bất động sản của Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Thương Mại.
10.Nguyễn Thị Hương Quỳnh (2018) “Hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thương Mại.
11.PGS.TS. Hà Văn Sự (2021) “Giáo trình Nguyên lý Quản lý kinh tế”, Nhà xuất bản Hà Nội.
12.PGS.TS. Hà Văn Sự (2015) “Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương”, Nhà xuất bản Hà Nội.
13.Đinh Văn Sơn và Vũ Xuân Dũng (2013). Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
14.http://cafef.vn/
15.http://enternews.vn/hai-phong-quyet-tam-cai-thien-moi-truong-dau-tu- 101616.html
16.http://kinhtevadubao.vn/ 17.http://tapchitaichinh.vn/