Hoàn thiện chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty (Trang 43 - 46)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2.2. Hoàn thiện chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May

May Sông Hồng.

Từ những hạn chế trong công tác tuyển dụng nhân sựđó là quá trình tuyển dụng ồ ạt, việc tuyển mới và giữ chân nhân lực chất lượng làm chưa tốt, không theo quy trình,

quy định, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực bịảnh hưởng.

Như vậy để công tác tuyển dụng nguồn lực có hiệu quả cần thực hiện các bước thực hiện như sau:

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng: Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, khảo sát, dự báo về tình hình nhân lực của Công ty thông qua việc kiểm tra nhu cầu nhân lực. Số lượng người lao động trong Công ty không có bằng cấp chiếm phần lớn, đây là lực lượng không có yêu cầu cao về trình độ mà đòi hỏi về sức lao động, thời gian làm việc. Việc tuyển dụng lao động phổ thông sẽ dễ dàng hơn nhiều, do đó Công ty cần có những quy định, tiêu chí để sàng lọc bớt những ứng viên không đáp ứng yêu cầu.

Trong quá trình khảo sát đánh giá cần quan tâm đến đặc thù của vùng miền vì đối với nguồn nhân lực dệt may tại địa phương thường liên quan đến mùa vụ của địa phương đó, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng nhân lực cho Công ty. Mặt khác từ chương 3 đã đánh giá thực trạng hiện nay nguồn tuyển chủ yếu là lao động nữ

giới chiếm đến trên 80%, tỷ lệ nữ giới quá nhiều ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Do vậy cần phải chia các công đoạn sản xuất, đánh giá yêu cầu của mỗi công đoạn và có những biện pháp như bằng yêu cầu trong công tác tuyển dụng, cụ

thể hóa lương, thưởng đối với những khâu cần lao động nam để tạo động lực thu hút nam công nhân.

Khai thác tối đa các nguồn tuyển và xây dựng những kênh thu hút nguồn nhân lực

riêng: Công ty tiến hành tổ chức sàng lọc theo các quy định đã xây dựng và ban hành.

Để thu hút các ứng viên này, ngoài việc đăng tải thông tin tuyển dụng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hội chợ việc làm, hội chợ thương mại, các trung tâm môi giới việc làm, kênh tuyển dụng trên mạng Internet. Cử người tham dự các hội chợ việc làm, liên kết với một số trung tâm môi giới việc làm uy tín để tuyển được những

lao động như mong muốn.

khâu tuyển dụng qua hình thức liên kết với các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành may, thiết kếđể thu hút sinh viên về thực tập và sau đó gắn kết đểở lại làm việc

trong Công ty. Đây là nguồn lực quan trọng, có giá trị vì được đào tạo bài bản, năng động, sức trẻ, nhiệt huyết, lòng yêu nghề, tinh thần học hỏi, không ngại khó khăn, có tác

dụng rất đáng kểđối với chất lượng lao động.

Xây dựng lại và siết chặt trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận trong tuyển dụng:

Mặc dù công ty đã xây dựng được quy trình tuyển dụng về mặt hình thức để báo cáo với Công ty nhưng trong quá trình triển khai thực hiện lại không đúng quy trình dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực đầu vào không được đảm bảo và không truy cứu được trách nhiệm dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực nói chung của Công ty. Vì vậy cần thành lập hội đồng tuyển dụng với các thành viên, trách nhiệm rõ ràng đểtăng

hiệu quả thực hiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực:

Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá ứng viên và tiêu chí đánh giá công tác tuyển dụng nhân lực: Hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá ứng viên và công tác tuyển dụng nói

chung cho công ty, nâng cao năng lực tuyển chọn. Là căn cứđể nhìn nhận hiệu quả công tác tuyển dụng, rút kinh nghiệm sau mỗi chương trình tuyển dụng.

- Cụ thểhóa các tiêu chí xác định năng lực ứng viên:

Khi tuyển chọn cần phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, những đòi hỏi về kiến thức, kĩ năng và những yêu cầu vềtrình độđối với các chức danh công việc cần tuyển chọn. Tiêu chí tuyển chọn cần rõ ràng cụ thể phân ra ở theo những tiêu chí sau: Tiêu chí tuyển chọn không phải là giới tính, tuổi tác mà là năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 yếu tố (ASK): Thái độ đối với nghề (Attitude); Kỹ năng hành nghề (Skill); Tri thức chuyên môn (Knowledge).

Thứ nhất về A là: Attitude (Thái độ): là thái độ đối với công việc của ứng viên.

Được thể hiện về mặt đạo đức, tác phong, tinh thần trách nhiệm với công việc.

Trong tiêu chí thái độ có thể phân ra thành 4 mức cụ thể như sau: + Không bao giờ xảy ra

+ Thỉnh thoảng xảy ra thái độ này + Luôn luôn xảy ra

+ Gây ảnh hưởng lan truyền cho đồng nghiệp

Hoặc thái độđặc thù với nghề: cầu tiến, công bằng, lạc quan…

Do vậy trong quá trình phỏng vấn và sau mỗi quá trình cần xác định ứng viên thuộc

thái độ nào xem mức độ phù hợp với công việc của ứng viên là bao nhiêu % theo các

tiêu chí đã xây dựng.

Thứ hai vềS là: Skill (Kĩnăng): là mức độ thành thạo với công việc của ứng viên

nghiệp vụ của ứng viên trong quá trình phỏng vấn để phát hiện ra sự thành thạo với công việc cụ thểđạt mức độ nào.

Thứ ba về K là: Knowledge (kiến thức): là sự am hiểu về công việc của ứng viên

đến mức độ nào, chuyên môn trong công việc. Cụ thể, đối với tiêu chí tuyển chọn đối với nhân viên nhân sự khi thực hiện công tác tuyển dụng nhân lực, từ vị trí công việc sẽ xác định kiến thức, kĩ năng, thái độ cần có, cụ thể như sau:

+ Đây là giải pháp quan trọng, do trong tình hình hiện nay, khi thị trường việc làm mở rộng, có nhiều ngành có sức hút đặc biệt với lao động trẻ, đang tạo ra sức để giữ

chân người lao động trong lĩnh vực dệt may nói chung, trong đó có công ty Cổ phần May Sông Hồng. Do vậy tìm được những lao động tâm huyết, say mê, có kỹnăng là điều rất quan trọng để tạo ra sự bền vững về chất lượng cũng như số lượng lao động tại doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

+ Bổsung các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác tuyển dụng nhân lực: Để công tác tuyển dụng nhân lực được hiệu quả thì việc hoàn thiện tiêu chí đánh giá rất cần thiết và quan trọng. Hệ thống các tiêu chí đánh giá càng phong phú và được lượng hóa rõ

ràng thì tăng hiệu quảđánh giá. Công ty May Sông Hồng có thể thuê các công ty chuyên tư vấn, hỗ trợ về quản trị nguồn nhân lực hoặc tự xây dựng bộ KPIs (KeyPerformance Indicator) về tuyển dụng.

Cụ thể, Công ty có thể tham khảo một số chỉ tiêu sau: Tổng số hồ sơ/đợt tuyển dụng (đối với từng chức danh). Chỉ sốnày đo lường mức độ hiệu quả truyền thông của công ty, số lượng nhận được nhiều có thể là do danh tiếng công ty có thể do truyền thông tốt, có thể do công việc hấp dẫn. Tỷ lệứng viên đạt yêu cầu, đó là mức các ứng viên đạt các yêu cầu cơ bản theo tiêu chuẩn tuyển dụng. Nếu tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ bộ

phận tuyển dụng đã truyền thông những cốt lõi của Công ty đến các ứng viên, điều này giúp bộ phận tuyển dụng đỡ vất vả trong việc lo hồsơ ứng viên. Nếu tỷ lệ này quá thấp, chứng tỏ bộ phận tuyển dụng đã không truyền thông cho ứng viên hiểu tiêu chuẩn, nội dung công việc và điều kiện công việc là gì (quan trọng là họ có thể hiểu được các thông

điệp của Công ty).

- Thời gian để tuyển nhân viên: Tiêu chí thời gian tuyển dụng là số thời gian trung bình kể từ khi yêu cầu tuyển dụng được chấp nhận đến khi tiếp nhận nhân lực. Tiêu chí này vừa ràng buộc trách nhiệm của bộ phận nhân sự trong việc tìm người, vừa là cơ sở định hướng cho các bộ phận trong việc chủ động xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân lực. Yếu tố thời gian tuyển dụng nhân lực cũng là căn cứđểđánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch tuyển dụng.

- Điều kiện thực hiện giải pháp

Ban lãnh đạo cần thay đổi tư duy tuyển dụng: đảm bảo tính chủđộng, tuyển để tạo nguồn nhân lực phục vụ cho tương lai, có thể tuyển những nhân tài ngay cả khi chưa có nhu cầu.

+ Tăng cường trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận tham gia và chi phí đầu tư cho công tác tuyển dụng.

+ Bộ phận tuyển dụng cần xây dựng bản hướng dẫn chi tiết về hệ thống tiêu chí

đánh giá hoặc cẩm nang đánh giá ứng viên, trong đó giải thích rõ các tiêu chí đánh giá,

công cụđo lƣờng, cố gắng lượng hóa các tiêu chí đánh giá, xây dựng tiêu chí đánh giá

mẫu để việc áp dụng các tiêu chí đạt hiệu quảhơn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)