5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.3.2. Kiến nghị đối với bộ, ban ngành
- Các cơ quan hành chính tại các tỉnh, địa phương nên có các chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như giải quyết các thủ tục hành chính nhanh gọn, có các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khi doanh nghiệp gặp khó khăn. Đồng thời là cầu nối giữa các doanh nghiệp học hỏi lẫn nhau, cạnh tranh lành mạnh, hợp tác cùng phát triển.
Một trong những khó khăn trong việc quản lý nhân sự ngành dệt may hiện nay, chính là việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Lực lượng lao động trong ngành dệt may hiện nay vào khoảng 2,5 triệu người, trong đó có 80% là nữ. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp dệtmay luôn phải đối mặt với thực trạng là sự dịch chuyển nhân sự, khó tuyển được nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, để có được nguồn nhân lực ổn định và có tay nghề, doanh nghiệp hoạt động ở quy mô nào cũng cần phải đầu tư bài bản, đảm bảo công việc ổn định, thu nhập tương đối tốt và luôn phải đào tạo, nâng cao trình độ và tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.
- Dù có vị thế là ngành công nghiệp trọng điểm, nhưng với đặc trưng của ngành dệt may, người quản lý thường gặp nhiều khó khăn như: khôngquản lý được số lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên, không kiểm soát được tác phong làm việc, không thể đánh giá được hiệu quả làm việc của từng nhóm, phân xưởng hay từng nhân
viên… Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, để có thể duy trì sự phát triển cũng như tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Thì ngành dệt may Việt Nam, cần áp dụng các giải pháp quản lý nhân sự tối ưu để có được nguồn nhân lực chất lượng, phát triển doanh nghiệp vững bền.
- Các bộ, ban, ngành cũng nên trực tiếp thanh tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp để có cái nhìn tổng thể nhất, đánh giá khách quan và từ đó đưa ra những biện pháp hỗ trợ nhanh nhất cho doanh nghiệp để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực của Công ty họ.