Quảng Ninh là tỉnh có dân số không quá cao, năm 2018 tỉnh Quảng Ninh có dân số khoảng 1,2 triệu người, theo kết quả điều tra mới nhất năm 2019 dân số Quảng Ninh xếp thứ 23/61 tỉnh thành trong toàn quốc (1 320 324 người) với mật độ dân số khoảng 207 người/km2. được nhận định là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ với hơn một nửa có độ tuổi dưới 30 và chỉ có khoảng 8,7% có độ tuổi trên 60, trong đó số người từ đủ 15 tuổi trở lên chiếm hơn 50%, số người trong nhóm trẻ tuổi trẻ (15- 24) chiếm 16%.
Bảng 2.3: Dân số và tỷ lệ phát triển dân số giai đoạn 2009-2019
Dân số trung bình (nghìn người) Tỷ lệ sinh (0/00) Tỷ lệ chết (0/00) Tỷ lệ tăng tự nhiên (0/00) Chỉ số phát triển dân số trung bình (0/00) 2009 1.146,6 16,8 4,1 12,6 101,01 2010 1.161,6 16,4 4,1 12,2 101,31 2011 1.172,9 17,9 4,6 13,2 100,97 2012 1.187,7 17,7 4,8 12,8 101,26 2013 1.192,5 17,2 5,3 11,9 100,40 2014 1.199,4 16,8 5,6 11,2 100,57 2015 1.211,3 15,4 8,2 7,2 100,99 2016 1.224,6 14,4 6,0 8,4 101,09 2017 1.243,6 15,5 4,5 10,9 101,55 2018 1.266,5 15,2 6,5 8,7 101,84
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong 10 năm trở lại đây qua mô dân số của tỉnh tăng thêm 175 336 người với chỉ số phát triển dân số trung bình ngày càng tăng mạnh. Bên cạnh đó tỷ lệ gia tăng tự nhiên có sự biến động theo chiều hướng giảm cụ thể trong giai đoạn 2009-2019 tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm từ 12,6(0/00) xuống 8,8(0/00). Tỉnh Quảng Ninh có đặc thù là đất rộng, phân bố dân cư không đồng đều, có nhiều dân cư là dân tộc thiểu số, có sự chênh lệch về dân chí giữa các vùng miền chính vì vậy trong những năm đầu tỷ lệ gia tăng vẫn khá cao tuy nhiên cùng với sự phát triển của KT-XH, công tác kế hoạch hóa gia đình đã được thực hiện ngày càng hiệu quả. Tất cả những chỉ số này đều liên quan đến phát triển nguồn nhân lực phục vụ việc phát triển KT-XH của tỉnh trong những năm tới.
Biểu đồ 2.2: Sự gia tăng dân số của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2019
1050 1100 1150 1200 1250 1300 1350 2010 2013 2016 2019 2019 1.320,3 14,9 6.1 8,8 104,24
Về cơ cấu dân số phân theo khu vực thấy rằng ở Quảng Ninh cũng như các tỉnh thành phố trong nước, dân số thành thị có xu hướng tăng dần và dân số nông thôn ngày càng giảm, nguyên nhân chủ yếu do không gian đô thị hóa ngày càng mở rộng và cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng công nghiệp dịch vụ ngày càng phát triển. Quảng Ninh cũng có xuất phát điểm tỷ lệ đô thị hóa đã khá cao nên tốc độ tăng dân đô thị hóa cũng không quá nhanh như các địa phương khác, cụ thể năm 2010 tỉnh Quảng Ninh đã có dân số khu vực thành thị cao hơn nông thôn (theo điều tra dân số năm 2009 tỷ lệ dân số đô thị của Quảng Ninh lúc đó đứng thứ 3 toàn quốc) trong khi đó các tỉnh thành phố khác kể cả Hà Nội, Hải Phòng dân số thành thị vẫn ít hơn ở nông thôn. Trong những năm gần đây tỉnh Quảng Ninh luôn có mức độ đô thị hóa cao so với khu vực, năm 2018 đạt 64,09% với 4 thành phố và 2 thị xã do sự phát triển mạnh mẽ của KT-XH cùng với đó là các dự án lớn như: xây dựng sân bay quốc tế Vân Đồn, đặc khu kinh tế Vân Đồn, hoàn thành các tuyến đường cao tốc Vân Đồn - Hạ Long – Hà Nội,..
Bảng 2.4: Số dân thành thị và nông thôn ở Quảng Ninh giai đoạn 2010-2019.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2010 2015 2019
Thành thị (nghìn người) 602,1 741,6 846,2
Về cơ cấu dân số theo giới tính, ở tỉnh Quảng Ninh tỷ lệ nam qua các năm luôn cao hơn nữ, đâu cũng là điều đặc biệt so với các địa phương khác, tỷ lệ nam tăng lên và nữ giảm xuống có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2019 dân số nam chiếm 50,86%, nữ chiếm 49,14%, tuy nhiên cơ cấu dân số nhìn chung khá cân bằng nên không có sự ảnh hưởng quá lớn đến việc phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
Bảng 2.5: Tỷ lệ dân số phân theo giới tính ở Quảng Ninh qua các năm từ 2015-2019
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Tỷ lệ nam/nữ
100,5nam/100nữ 100,5nam/100nữ 101,9nam/100nữ 101,9nam/100nữ 103,5nam/100nữ
Nguồn: Tổng cục thống kê
2.2.2 Quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực
Dân số và nguồn nhân lực là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, sự thay đổi của quy mô, tốc độ phát triển dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quay mô tốc độ phát triển của nguồn nhân lực. Nhìn chung tương ứng với sự tăng lên về quy mô dân số thì quy mô nguồn nhân lực của tỉnh cũng không ngừng tăng, trung bình mỗi năm dân số của tỉnh tăng thêm khoảng 17.500 người, đây chính là sự bổ sung nguồn nhân lực của tỉnh trong tương lai, năm 2018 quy mô lực lượng lao động của tỉnh là 733.500 người (tăng 37.000 người so với cuối năm 2013), chiếm khoảng 58% trong tổng dân số, tốc độ tăng nguồn nhân lực trung bình trong 10 năm qua là khoảng 1,5%, cụ thể theo số liệu của cục thống kê Việt
Nam tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên ở Quảng Ninh có sự biến động tuy nhiên từ năm 2015-2018 vẫn có xu hướng tăng( từ 54,7% lên 55%).
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên ở Quảng Ninh từ năm 2015-2018
Tỷ lệ nguồn nhân lực phân theo khu vực thành thị và nông thôn tỷ lệ thuận với dân số, nguồn nhân lực ở khu vực thành thị luôn chiếm khoảng trên 60% nguồn nhân lực của tỉnh, đồng thời cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng của các ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng của ngành Nông- lâm – thủy sản thì cơ cấu lao động của tỉnh cũng có sự chuyển dịch rõ rệt và phù hợp với sự phát triển đó.
2.2.3 Chất lượng của nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh
Thực trạng, chất lượng và phát triển nguồn nhân lực hiện có là một trong những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia, của địa phương, của quá trình sản xuất nhất là trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, CNH-HĐH đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội…để đánh giá được chất lượng nguồn nhân lực ta cần phải phân tích trên các mặt chủ yếu như: trình
53.80% 54.00% 54.20% 54.40% 54.60% 54.80% 55.00% 55.20% 2015 2016 2017 2018
độ học vấn, trình độ chuên môn kỹ thuật, năng suất lao động, thể lực thể chất,…đó cũng là những nhân tố ảnh hưởng và đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển KT-XH của Quảng Ninh.
Thể lực nguồn nhân lực của tỉnh
Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong phát triển con người cả về trạng thái sức khỏe và có tăng trưởng trung bình Chỉ số Phát triển con người (HDI) ở mức 1,36% trong suốt giai đoạn dài gần 20 năm qua, từ năm 1990-2018. Thành tích ấn tượng này giúp Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số HDI cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên so sánh với các nước trong khu vực và thế giới thì các chỉ số về sức khỏe và HDI vẫn ở mức thấp xếp thứ 118/189 quốc gia trên thế giới.
Chất lượng dân số tỉnh Quảng Ninh đã được cải thiện cả về thể chất và tinh thần. tuổi thọ trung bình ngang với mức trung bình của cả nước 73,5 tuổi, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng cũng giảm đáng kể, mức sống dân cư được cải thiện, GRDP bình quân đầu người đạt 117,66 triệu VNĐ/người/năm, xếp thứ 6 cả nước (năm 2018). Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 1,2% năm 2018 xuống còn 0,56% năm 2019.[32]
Về trọng lượng, chiều cao của lao động việt nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng, nhìn chung đều thấp hơn các nước trong khu vực. Mặc dù tình trạng thể lực đã và đang ngày càng được cải thiện nhưng nhìn chung chưa thể đáp ứng tốt được yêu cầu so với phương thức sản xuất và cường độ lao động công nghiệp trong giai đoạn tới.
Về công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe những năm gần đây đã được tỉnh quan tâm đầu tư hơn nữa, mạng lưới y tế đã phát triển rộng khắp các tuyến từ tỉnh đến cơ sở. Hiện nay có 11 bệnh viện trên địa bàn tỉnh bao gồm : Bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện Sản nhi, bệnh viện Bãi Cháy, bệnh viện y dược cổ truyền, bệnh viện phục hồi chức năng, bệnh viện bảo vệ sức khỏe tâm thần, bệnh viện lao phổi, bệnh viện đa khoa Cẩm Phả, bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm Phả, bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí, bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Hạ Long.. Chất lượng khám chữa bệnh, công tác ý tế dự phòng được từng bước nâng cao, Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,2%, số bác sỹ trên 1 vạn dân đạt 14,7 bác sỹ, số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 54,6 giường bệnh, tiêu chí quốc gia về y tế đạt 100%. Việc này có tác dụng tích cực đến sự phát trển về thể lực của ngồn nhân lực của tỉnh trong tương lai.
Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn
Trình độ học vấn phổ thông là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng nguồn lao động, chỉ tiêu này được xác định bởi tỷ lệ người biết chữ, tốt nghiệp các cấp. tỉnh Quảng Ninh đến năm 2018 tỷ lệ lao động chưa biết chữ dưới 0.5%, lao động đã tốt nghiệp từ tiểu học trở lên trên 96%. Tuy nhiên lại có sự khác biệt về trình độ học vấn phổ thông của lao động ở các khối ngành kinh tế, cụ thể tỷ lệ lao động tốt nghiệp phổ thông trung học ở ngành Nông – lâm - thủy sản sẽ thấp hơn ở các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Bảng 2.6: Tỷ lệ lao động biết chữ và lao động đã qua đào tạo từ 15 tuổi trở lên giai đoạn 2015-2018 2015 2016 2017 2018 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ(%) 96,8 97,4 97,1 96,8 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo(%)
35,6 34,2 34,1 35,1
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhằm mục tiêu phát triển tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp, với sự chuyển hướng từ “ nâu” sang “xanh”, một trong những khâu đột phá được tỉnh xác định là phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Qua 5 năm (2014 – 2019) triển khai nghị quyết số 15 của Tỉnh Uỷ về cải cách hành chính và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh quảng ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được thông qua năm 2014 đã đạt được các kết quả nổi bật trong việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.
Số lượng lao động qua đào tạo ngày càng tăng nhanh, do đó tỷ lệ lao động qua đào năm sau cao hơn năm trước, cụ thể như sau: Năm 2014 tỷ lệ lao động qua đào tạo là 62%, năm 2015 là 64,5%, năm 2016 là 69%, năm 2017 là 75% , năm 2018 là 75,2% đến năm 2019 đã đạt 80% dự báo 2020 tỷ lệ này sẽ đạt được 85%. Sinh viên các hệ đào tạo tăng từ 293 người/ vạn dân năm 2015 lên 395 người/vạn dân năm 2018, Trong năm 2018, các cơ sở dạy nghề của tỉnh đã đào tạo khoảng 35.000 người trong đó trình độ cao đẳng là 1.500 người, trình độ trung cấp là 5.000 người, trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là hơn 28.500 người. Điển
hình thành phố Hạ Long có đội ngũ tri thức và nhân lực chất lượng cao khoảng 17.800 người, chiếm 6,6% số dân của thành phố.
2.2.4 Thực trạng sử dụng và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh 2.2.4.1 Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực
Thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Trong 5 năm qua (2014-2019) cơ cấu nguồn nhân lực tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực đó là giảm tỷ trọng lao động trong khu vực Nông -Lâm -Thủy sản và tăng tỷ trọng lao động trong khu vực Dịch vụ và Công nghiệp – Xây dựng.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ( Nguồn:[27] )
Có thể thấy cơ cấu lao động của tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua đã có sự chuyển dịch rõ rệt cụ thể tỷ trọng lao động trong khu vực Nông –lâm- thủy sản có xu hướng giảm xuống từ năm 2015-2018 giảm 5%, đồng thời tỷ tọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng mạnh đặc biệt là ngành dịch vụ có tỷ trọng lao động tăng 4%. Như vậy có thể thấy cùng với sự
Nông- Lâm- Thủy sản 35% Công nghiệp 31% Dịch Vụ 34% 0% 2015 Nông - Lâm - Thủy Sản 30% Công nghiệp 32% Dịch Vụ 38% 0% 2018
chuyển chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì cơ cấu lao động của tỉnh Quảng Ninh cũng đã và đang có hướng chuyển dịch tích cực và hiệu quả phù hợp với các định hướng và chủ trương, chính sách của tỉnh trong tương lai.
Với định hướng tập trung phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, chú trọng việc đáp ứng các nhu cầu về nhân lực cho các ngành kinh tế trong điểm, trong đó điển hình là ngành du lịch và khai khoáng. Việc sử dụng nguồn nhân lực trong các ngành đó hiện nay như sau:
Du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh chính vì vậy tinh Quảng Ninh đã chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề và ngoại ngữ, bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, tỉnh đã ký kết với các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước... Hiện nay ngành du lịch Quảng Ninh đang sử dụng khoảng 30.000 lao động trực tiếp và 40.000 lao động gián tiếp. Trong đó lao động trực tiếp có trình độ đại học, cao đẳng nghề chiếm 40%; Trung cấp nghề chiếm 23%; Sơ cấp nghề chiếm 22%; Lao động phổ thông là 13%. Riêng khối khách sạn là 13.000 lao động; Lữ hành 1.200 lao động; Các khu, điểm du lịch là 5.000 lao động; Nhà hàng, điểm mua sắm 4.000 lao động; Phương tiện vận chuyển 5.000 lao động (tàu du lịch 3.000 lao động). Dự báo đến năm 2020 ngành du lịch Quảng Ninh sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 130.000 người. Ngành khai khoáng, cụ thể là ngành khai thác than của tỉnh vẫn được coi là ngành kinh tế chủ lực, nó không chỉ có đóng góp to lớn vào nguồn thu ngân sách mà nó còn giải quyết một lượng lớn nhân lực, hiện nay là khoảng trên 100.000 người lao động.
2.2.4.2 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực
Mạng lưới các cơ sở đào tạo trong tỉnh những năm qua có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, được đầu tư hiện đại, phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu đào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đến hết năm 2018, giáo dục nghề nghiệp có tổng 1.922 nhà giáo, trong đó 28 nhà giáo có trình độ tiến sĩ (bằng 1,4%), 685 nhà giáo có trình độ thạc sỹ (bằng 35.6%), 895 nhà giáo có trình độ đại học ( bằng 46,6%), 1.872 nhà giáo đạt chuẩn (bằng 97,4%). Trong suốt 5 năm qua tỉnh đã dành 806 tỷ đồng đầu tư cho giáo dục, tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục đạt trên 20% tổng chi ngân sách của địa phương. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 39 đơn vị tham gia hoạt động đào tạo nghề nghiệp, trong đó có 32 cơ sở công lập và 7 cơ sở thuộc doanh nghiệp.
Bảng 2.7: Danh sách các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Quảng