3.2.1 Đổi mới tư duy về nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao
Một trong những giải pháp quan trọng đầu tiên cần phải thực hiện đó là việc đổi mới tư duy về nguồn nhân lực, vai trò của nguồn nhân lực và đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong thời đại ngày nay, với sự vận động và phát triển không ngừng nghỉ, nhận thức về nguồn nhân lực cũng sẽ thay đổi. Nếu ở các gia đoạn phát triển trước, nói đến nguồn nhân lực là bao gồm sức khỏe và
trí tuệ thì hiện nay khi nói đến nhân lực là phải tính đến sức khỏe, tầm vóc, trí tuệ, ý chí, năng lực, phẩm chất, có tinh thần sáng tạo và kỹ năng nghề nghiệp; Cần tính đến nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, nhân lực trong giáo dục đào tạo, nhân lực trong khoa học và công nghệ, nhân lực trong các doanh nghiệp.
Để có thể đáp ứng được các yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh hiện nay và trong giai đoạn tiếp theo, đặc biệt trước mắt để có thể hoàn thành chiến lược “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030” của tỉnh Quảng Ninh và chính sách dịch chuyển nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh” của tỉnh thì tỉnh Quảng Ninh cần coi nguồn nhân lực là nền tảng, là nhân tố quyết định đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển nguồn nhân lực trong mỗi giai đoạn phải gắn liền với các chiến lược phát triển KH-XH của giai đoạn đó. Xác định phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ của toàn xã hội, mang tính xã hội; Là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, quản lý, của nhà trường, của doanh nghiệp, của gia đình cũng như của bản thân mỗi người lao động. Các cấp Đảng, chính quyền cần nhận thức rõ và xác định đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là chiến lược lâu dài, vừa là biện pháp trước mắt đảm bảo đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh cũng như đất nước. tăng cường chỉ đạo đảm bảo sự phối hợp có hệ thống giữa các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
3.2.2 Đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo
Đổi mới, phát triển và hoàn thiện hệ thống GD-ĐT của tỉnh Quảng Ninh được coi là một trong những giải pháp có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Căn cứ vào tình hình phát triển KT- XH
của tỉnh Quảng Ninh cũng như các chủ trương phát triển của đất nước và xu hướng vận động và phát triển của thế giới, tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục chú trọng việc đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo phù hợp để có thể nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh và đặc biệt là phát triển được lực lượng lao động chất lượng cao. Đổi mới hệ thống GD-ĐT gồm : Đổi mới về mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện đổi mới toàn bộ hệ thống từ cấp giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Cụ thể như sau:
Đổi mới về mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục:
- Giáo dục mầm non: Triển khai các chương trình giáo dục theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục, tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý, đảm bảo trẻ có điều kiện phát triển toàn diện về nhận thức, tư duy và sức khỏe.
- Giáo dục phổ thông: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nội dung, chương trình giáo dục cần gắn liền với thực tiễn, đảm bảo cung cấp những kiến thức ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau trung học. Tạo điều kiện phát triển ngăng lực của mỗi cá nhân, nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng thực hành, quan tâm đầy đủ đến giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức công dân, giáo dục sức khỏe và thẩm mỹ. Đặc biệt chú trọng trang bị và nâng cao kiến thức tin học, ngoại ngữ, công nghệ.
- Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: Đổi mới và chuẩn hóa nội dung, chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích nghi với thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết chặt chẽ với việc
làm trong xã hội, liên thông các chương trình đào tạo. Kết hợp chặt chẽ việc đào tạo về kiến thức và kỹ năng cơ bản tại trường với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Xây dựng và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đồng thời điều chỉnh, sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu phù hợp với năng lực và phẩm chất từng người. Thường xuyên và đẩy mạnh công tác bồi dưỡng giáo viên, giảng viên,cán bộ quản lý. Bên cạnh đó đổi mới phương pháp giáo dục chuyển từ việc chuyền đạt tri thức thụ động sang hướng đẫn người học chủ động tư duy tiếp cận tri thức, nâng cao năng lực tư duy, sáng tạo, sự chủ động, linh hoạt và nhạy bén trong mọi điều kiện của nguồn nhân lực.
Đồng thời, phải xác định rõ và phát triển một số trường nghề, trung tâm dạy nghề trọng điểm, đáp ứng cả yêu cầu lý thuyết và thực hành phù hợp với yêu cầu phát triển của các ngành kỹ thuật, đặc biệt là các nghề kỹ thuật mới, khả năng sử dụng công nghệ mới, ngoại ngữ, tin học và kỷ luật lao động. Hoạt động của các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề phải gắn với cầu lao động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm, các doanh nghiệp, cơ quan ở các đô thị lớn và những vùng đông dân cư.
- Trường cao đẳng nghề Việt – Hàn Quảng Ninh đào tạo các nghề thuộc ngành công nghiệp (công nghệ tàu thủy, cơ khí, điện tử, máy ô tô..) đạt tiêu chuẩn khu vực ASEAN
- Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng : đào tạo các nghề cơ khí, xây dựng, vận hành phương tiện bốc xúc, vận tải.
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị: đào tạo nguồn nhân lực cho ngành than.
- Trường đại học Hạ Long đào tạo đa ngành đa lĩnh vực, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao về khoa học, công nghệ, kinh tế, giáo dục và xã hội nhân văn; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh và khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
- Phát triển các trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn như: các trung tâm dạy nấu ăn, nhân viên tạp vụ, bảo vệ,…
Ngoài ra tỉnh Quảng Ninh cần có các chính sách nhằm khuyến khích sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo, dạy nghề, các trường cao đẳng, đại học với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng tạo lên mối quan hệ chặt chẽ giữa người học – cơ sở đào tạo –nhà tuyển dụng. Tiếp tục đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo của tỉnh với các cơ sở trong và ngoài nước (Hàn Quốc, Đài Loan…). Tỉnh Quảng Ninh xác định phát triển ngành dịch vụ trong đó ngành du lịch là mũi nhọn chính vì vậy trong hệ thống giáo dục của tỉnh cần đặc biệt quan tâm đến việc phát triển lao động du lịch thông qua việc mở rộng công tác đào tạo các ngành nghề phục vụ phát triển du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển của
tỉnh như: ngành ngôn ngữ( tiếng Anh, tiếng Trung Quốc..), ngành quản trị khách sạn, hướng dẫn viên du lịch,…Bên cạch đó để tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ, có thể phát triển mở rộng các chương trình đào tạo lao động bậc thấp ngắn hạn như 3 tháng, 6 tháng, 1năm…để có thể đáp ứng được nhu cầu việc làm.
3.2.3 Áp dụng các chính sách nhằm thu hút nhân tài
Để có thể đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục thực hiện các chính sách thu hút nhân tài hiệu quả hơn nữa cps ther ch trsbhgvoiw khu vuch. Chính sách thu hút áp dụng đối với những người có học hàm, học vị, những người có trình độ chuyên môn cao, những người được phong tặng danh hiệu cao quý của của nhà nước, sinh viên tốt nghiệp lọai giỏi, xuất sắc tại các trường đại học trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực, ngành nghề tỉnh cần. Đặc biệt là nhân tài trong các ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch, những ngành trọng điểm và được coi là ngành phát triển chiến lược của tỉnh Quảng Ninh, để đảm nhận các chức vụ quan trọng, quản lý và phát triển các ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Cụ thể như ngành du lịch của tỉnh hiện nay cần nhiều hơn nữa nhân lực chất lượng cao hơn nữa để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển với số lượng khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng tăng nhanh, đồng thời góp phần đưa ngành du lịch nói riêng và các ngành kinh tế khác của tỉnh ngày càng phát triển hơn nữa
Để có thể đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong chính sách thu hút nhân tài tỉnh Quảng Ninh cần xem xét các chế độ thu hút như lương, thưởng, trợ cấp… sao cho hợp lý nhất để có thể thu hút nhiều hơn nữa các nhân tài về tỉnh. Tuy nhiên những chính sách chung của tỉnh chưa phải là yếu tố thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, năng lực lãnh đạo điều hành, môi trường làm việc, kế hoạch
phát triển của mỗi cơ quan cũng là yếu tố mà người lao động hướng tới chính vì vậy cùng với việc thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực của tỉnh, từng cơ quan, đơn vị phải có những định hướng đúng đắn trong mục tiêu thu hút và bồi dưỡng nhân tài.
Bên cạch đó thì các chính sách thu hút đầu tư hay tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn đầu tư phát triển ở tỉnh Quảng Ninh như: tập đoàn Sun Group với quần thể vui chơi giải trí Hạ Long Park, sân bay quốc tế Vân Đồn, cảng du lịch quốc tế Hạ Long…Đã làm tổng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 14 triệu lượt năm 2019, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, làm tăng nguồn thu ngân sách của tỉnh, kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các ngành dịch vụ khác như vận tải, giải trí, khách sạn, nhà hàng…tiếp theo đó là các tập đoàn lớn khác như Vingroup, FLC, CEO Group, Amata,.. Thông qua các nhà đầu tư này sẽ không chỉ tạo việc làm và giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động của tỉnh mà còn góp phần thu hút được nhiều nhân tài về làm việc trong tỉnh, đây cũng chính là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
3.2.4 Nâng cao thể lực của nguồn nhân lực
Bên cạch việc nâng cao trình độ văn hóa và chuyên môn thì nâng cao thể lực cho người lao động là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo nền tảng cho việc phát triển trí lực, tâm lực của nguồn nhân lực, là tiền đề quan trọng và bước đột phá cho vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực trong thời đại hiện nay phải là nguồn nhân lực phát triển toàn diện, trước hết là phát triển về thể lực, tuy nhiên thực tế thì nguồn nhân lực Việt Nam nói chung hiện
nay có thể lực và tầm vóc thua kếm rất nhiều so với các nước trong khu vực. Để nâng cao thể lực nguồn nhân lực, tỉnh Quảng Ninh cần:
- Chú trọng hơn nữa các chương trình chăm sóc dinh dưỡng, chương trình phát triển giáo dụ thể chất trong trường học. Tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe dinh dưỡng cho mọi người dân, Tăng cường phối hợp giữa sở y tế và sở GD-ĐT của tỉnh để hình thành các chương trình chăm sóc dinh dưỡng trong trường học, trong từng gia đình, đặc biệt cần chú ý hơn đối với việc chăm sóc sức khỏe ở các vùng sâu, vùng xa, nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số của tỉnh;
- Đẩy mạnh các chương trình truyền thông, tư vấn sức khỏe, phát động, tổ chức các hoạt động, phong trào thể dục ,thể thao tại các địa phương; Khuyến khích thành lập các trung tâm tư vấn và hướng dẫn chăm sóc thể lực, thành lập các cơ sở hoạt động dịch vụ tập luyện thể dục thể thao tăng tầm vóc và thẻ lực cho thế hệ trẻ…Huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển thể thao thành tích cao, duy trì và phát triển các môn thể thao thế mạnh của tỉnh. Phát triển hệ thống thi đấu thể thao cơ sở. Huy động mọi nguồn lực để xây dựng các công trình phục vụ các hoạt động luyện tập, thi đấu thể thao.
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống y tế, trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố, thành lập các trung tâm y tế tại các khu công nghiệp để khám chữa bệnh kịp thời cho người lao động, làm tốt công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao thể lực toàn dân. Tích cực thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình…
- Thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hộ lao động, đặc biết đối với lao động trong điều kiện độc hại và nguy hiểm như: Khai thác than, khoáng sản…Chú trọng hơn đối với lao động nữ.
3.2.5 Giải pháp về phát triển thị trường lao động
Từ thực trạng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh cho thấy tỷ lệ lao động thất của địa nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, chưa có được sự liên kết giữa người lao động và nhà tuyển dụng, chính vì vậy để có thể giải quyết tốt vấn đề việc làm cho nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh cũng như giảm tỷ lệ thất nghiệp, phân bố và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả hơn. Quảng Ninh cần tiếp tục thực hiện các giải pháp để phát triển thị trường lao động của tỉnh hơn nữa. Cụ thể như sau:
- Nâng cao tính chuyên nghiệp và hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật của cơ quan thống kê và cung ứng thông tin thị trường lao động các cấp. Tăng cường các hình thức hiệu quả về thu nhập, xử lý, cung ứng thông tin thị trường lao động của các cơ quan chức năng về quản lý lao động.
- Phát triển hệ thống môi giới, tư vấn việc làm và nghề nghiệp để làm cầu nối giữa người lao động và nhà tuyển dụng.
- Tiếp tục phát triển các hình thức thông tin thị trường lao động như: Hội chợ việc làm, các trang web việc làm trên internet, thông tin và quảng cáo việc làm… - Tiếp tục hoàn thiện các chính sách thị trường lao động như: Chính sách trợ cấp thất nghiệp, chính sách đào tạo lại, giải quyết lao động dôi dư…Đảm bảo cho thị trường lao động vận hành hiệu quả. Hoàn thiện các chính sách tiền lương, tiền công đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao
động từ đó tạo động lực kích thích tăng trưởng kinh tế và phát triển toàn diện nguồn nhân lực.
- Hoàn thiện môi trường pháp lý góp phần túc đẩy hoạt động có hiệu quả hơn các lạo thị trường: vốn, sản phẩm khoa học - công nghệ, dịch vụ.. chính dự hoạt động của các thị trường này sẽ kích thích phát triển các ngành nghề và tạo ra sự