Quan điểm, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh quảng ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 71)

3.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 năm 2030

3.1.1 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực của tỉnh quảng ninh

Thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh năm 2020, tầm nhìn 2030 cần đảm bảo nhất quán với các quan điểm phát triển nguồn nhân lực của tỉnh như sau:

Thứ nhất, nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất trong công cuộc đổi mới phát triển. Phát triển nguồn nhân lực là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội, trong đó phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ hàng đầu và là khâu đột phá của triến lược phát triển KT- XH của tỉnh.

Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng việc thực hiện thành công các mục tiêu trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ngày 30/9/2014, HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết số 163/NQ- HĐND thông qua quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực để hỗ trợ các chính sách phát triển KT-XH của tỉnh theo hướng hiện đại hóa và chuyển dịch kinh tế từ “nâu” sang “xanh”. Cụ thể đến năm 2030, nên kinh tế Quảng Ninh sẽ là một nền kinh tế Dịch vụ - Công nghiệp hiện đại với dịch vụ tiên tiến và sản xuất sạch, sản xuất công nghệ cao. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ và các ngành công nghiệp phi khai khoáng, đồng thời đảm bảo hoạt động khai thác than được sạch hơn và bền vững hơn.

Thứ tư, phát triển nhân lực phải có tầm nhìn dài hạn và phải có bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn. Phát triển nguồn nhân lực là một chiến lược lâu dài chính vì vậy căn cứ vào tình hình phát triển cũng như điều kiện KT-XH của từng giai đoạn để có thể đưa ra các chính sách, biện pháp phát triển nguồn nhân lực hiệu quả nhất.

Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo ngành, lĩnh vực, vùng miền, lãnh thổ, đảm bảo đồng bộ cả về

quy mô, cơ cấu, số lượng, chất lượng. Với chủ trương chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động trong KV I ( Nông-lâm-thủy sản), tăng lao động ở KV II và III đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng GD-ĐT, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Thứ sáu, phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh phải gắn với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0

3.1.2 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ninh

Mục tiêu tổng quát

Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh nhằm mục tiêu xây dựng , phát triển đội ngũ nhân lực tỉnh Quảng Ninh có quy mô, cơ cấu, chất lượng cao đáp ứng được các nhu cầu phát triển KT-XH trong điều kiện đẩy mạnh CNH-HĐH, hội nhập quốc tế và phát triển mạnh mẽ đến năm 2020 và 2030. Đồng thời đảm bảo sử dụng lao động có hiệu quả và phân bố hợp lý gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế.

Mục tiêu cụ thể

Căn cứ vào các quan điểm của tỉnh Quảng Ninh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh và dựa trên các mục tiêu về phát triển KT-XH, các mục tiêu cụ thể của phát triển kinh tế Quảng Ninh như sau:

Mục tiêu về quy mô nguồn nhân lực

Nhu cầu lao động năm 2020 được dự báo là tăng lên 856.000 người, và với mức tăng trung bình là khoảng 1,26%/năm đến năm 2030 nhu cầu lao động của tỉnh sẽ là 961.000 lao động. Trong đó lao động trong lĩnh vực Dịch vụ sẽ tăng

lên 44% vào năm 2020, lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng sẽ tăng lên 35% vào năm 2020, và lĩnh vực Nông –Lâm – Thủy sản sẽ giảm còn 22% vào năm 2020. Mục tiêu về chất lượng nguồn nhân lực

Nâng cao thể lực của người việt nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng thông qua việc hoàn thiện, nâng cấp hệ thống y tế của tỉnh kết hợp với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân về chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng…đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các chương trình, phong trào, hoạt động thể dục thể thao rèn luyện và nâng cao sức khỏe người dân.

Chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, phấn đấu tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 85%, tuyển sinh và đào tạo nghề cho trên 35.000 người, tỷ lệ sinh viên các hệ đào tạo là 400 ngưới/vạn dân vào năm 2020. Nâng năng suất lao động bình quân lên 276,4 triệu đồng/ người /năm. Gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với ứng dụng khoa học kỹ thuật và đổi mới sáng tạo để phát triển nguồn nhân lực, gắn với đào tạo lại, đào tạo thường xuyên lực lượng lao động. Từng bước hợp lý hóa cấu trúc của đội ngũ lao động được đào tạo theo các các bậc đại học, cao đẳng, trung cấp theo cơ cấu thích hợp của khu vực và thế giới trong giai đoạn tới. Đào tọa đội ngũ nhân viên, công nhân kỹ thuật lành nghề, đội ngũ các nhà kinh doanh giỏi, có bản lĩnh và tinh thần dân tộc, có kiến thức chuyên môn vững vàng và có chí hướng vươn lên không ngừng. Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng lao động cũng như việc đào tạo lại, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho người lao động để phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế. Xây dựng NNL chất lượng cao, đặc biệt coi trọng phát triển và trọng dụng nhân tài trên mọi lĩnh vực khoa học, văn hóa, xã hội và quản lý, các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia thuộc

các lĩnh vực, các nghệ nhân, đội ngũ sinh viên tài năng và đội ngũ học sinh thông minh có năng khiếu, có khả năng nắm bắt nhanh chóng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng KH-CN, có khả năng cạnh tranh quốc tế. Tập trung phát triển trường đại học hạ long trở thành hạt nhân thu hút, lan tỏa và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh, phát triển số lượng và nâng cao chất lượng, tỷ lệ lao động có chứng chỉ cấp bằng.

Mục tiêu đến năm 2020 bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho khoảng trên 2,6 vạn lao động. Duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức dưới 4%. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức dưới 0,5%. Từng bước đảm bảo đủ việc làm cho người lao động.

Việc hoàn thành các mục tiêu trên sẽ là cơ sở để hoàn thành các mục tiêu KT- XH của tỉnh như : Mục tiêu năm 2020, tốc độ tăng trưởng tăng trên 12%, cơ cấu kinh tế có tỷ trọng KV I là 5%, KV II là 48%, KV III là 47%, tổng thu ngân sách nhà nước, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 48.000 tỷ đồng, thành lập mới 2.840 doanh nghiệp, đồng thời tỷ lệ hộ nghèo phải giảm 0,16%, tỷ lệ BHYT đạt 95%, số bác sỹ / 1 vạn dân là 14,8%..[27]

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh quảng ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)