Những nội dung cơ bản về giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi trên kênh vtv7, đài truyền hình việt nam (Trang 31 - 37)

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, GDGT bao gồm: giáo dục sự phát triển của giới tính, sức khỏe sinh sản, các mối quan hệ cá nhân, tình cảm, về

ngoại hình, về vai trò của các giới, ý thức trách nhiệm của các cá nhân trong vấn đề giới tính.

Theo Tạp chí Giáo dục số đặc biệt tháng 12/2017 thì nội dung giáo dục giới tính dành cho trẻ em từ 5-12 tuổi ở Mỹ gồm:

- Sự phát triển của con người (sinh sản, giải phẫu và sinh lý giới tính, tuổi dậy thì, sinh sản, hình thành cơ thể, định hướng giới tính).

- Các mối quan hệ (gia đình, tình bạn, tình yêu, các mối quan hệ lãng mạn và hẹn hò, hôn nhân và cam kết trọn đời, có con).

- Các kinh nghiệm cá nhân (các giá trị, ra quyết định, giao tiếp, quyết đoán, đàm phán, tìm kiếm trợ giúp).

- Các hành vi giới tính

- Sức khỏe giới tính (sức khỏe sinh sản, tránh thai, mang thai và chăm sóc trước khi sinh, phá thai, các bệnh lây qua đường tình dục, HIV và AIDS, lạm dụng, tấn công, bạo hành và quấy rối tình dục).

- Văn hóa và xã hội (vai trò của giới tính, giới tính và tôn giáo, sự đa dạng giới tính và truyền thông) [7, tr.126].

Như vậy, có thể thấy nhiều nội dung quan trọng được đưa ra để GDGT cho trẻ em ở Mỹ, trong đó đặc biệt là chủ đề về “Lạm dụng, tấn công, bạo hành và quấy rối tình dục”, với các nội dung:

- Cơ thể của mỗi người là thuộc về riêng họ;

- Có những bộ phận của cơ thể là riêng tư (gồm cả miệng, núm vú, vú, ngực, dương vật, bìu, âm đạo, âm hộ và mông);

- Không nên chạm vào các bộ phận riêng tư của cơ thể trẻ em, ngoại trừ lí do sức khỏe hoặc để vệ sinh chúng;

- Trẻ em không nên chạm vào các bộ phận riêng tư của người khác; - Lạm dụng tình dục cũng có thể xảy ra khi ai đó yêu cầu trẻ chạm vào

các bộ phận riêng tư của cơ thể chúng;

- Mọi người, kể cả trẻ em, có quyền nói với người khác không được chạm vào cơ thể khi chúng không muốn;

- Nếu một đứa trẻ trải qua những đụng chạm không mong muốn hoặc không thoải mái có thể nói với người lớn đáng tin cậy;

- Trẻ em có thể bị lạm dụng tình dục bởi một người lạ hoặc một người nào đó mà chúng biết;

- Nếu một người lạ cố gắng để đưa một đứa trẻ đi theo họ, trẻ nên chạy ngay đi và nói với cha mẹ, giáo viên, hàng xóm, hay người lớn mà mình tin tưởng khác;

Từ những nội dung về GDGT kể trên của các tổ chức và quốc gia tiến bộ trên thế giới, mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng đều có điểm chung là tập trung vào giáo dục hoàn thiện thể chất và tinh thần, giáo dục cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong xã hội. Tuy nhiên, những nội dung trên còn nhiều điểm trùng lặp, chưa rõ ràng. Vì thế, dựa trên những ưu điểm của các nội dung trên kết hợp với quá trình nghiên cứu, tôi tổng hợp vấn đề GDGT dành cho thiếu nhi tập trung chủ yếu vào 3 nội dung sau:

Thứ nhất: Trang bị, truyền đạt các kiến thức cần thiết về tâm, sinh lý phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi

Việc đầu tiên của GDGT là cần giúp các em hiểu rõ về cơ thể mình ở các mặt: sinh học, tâm lý, xã hội, sự khác nhau giữa các giới, những quy luật phát triển theo từng giai đoạn ở lứa tuổi thiếu nhi. Những kiến thức này sẽ giúp các em làm chủ được bản thân, hiểu được cơ thể, từ đó biết cách bảo vệ cơ thể mình hiệu quả. Cụ thể:

- Trang bị kiến thức về mặt sinh lý

Cung cấp các thông tin, đặc điểm về các bộ phận quan trọng trên cơ thể, nhất là cơ quan sinh dục. Từ đó giúp các em biết được mình sinh ra từ đâu, như thế nào... Tiếp theo là sự thay đổi của cơ thể khi bước vào lứa tuổi dậy thì như: chiều cao, cân nặng, vóc dáng, giọng nói, cơ quan sinh dục thay

đổi... Điều này giúp cho các bạn thiếu nhi có thể phân biệt được con trai, con gái từ những đặc trưng của từng giới.

Giáo dục các kiến thức về cách vệ sinh, chăm sóc cơ thể. Bộ phận này cần vệ sinh như thế nào mới đúng, làm sao để cơ thể phát triển đúng với quy luật tự nhiên. Những loại thực phẩm nào nên dùng và không nên dùng để đảm bảo cơ thể phát triển tốt nhất.

- Trang bị các kiến thức về mặt tâm lý:

Những kiến thức này giúp trẻ từ từ tiếp nhận những thay đổi trên cơ thể mình. Cảm xúc được tự nhiên, không quá bất ngờ vì đó đều là quy luật tự nhiên ai cũng giống ai chứ không phải bị bệnh hay khác thường so với bạn cùng trang lứa. Từ đó giúp các em đón nhận một cách chủ động, tích cực những thay đổi của cơ thể mình.

Sự biến đổi về mặt sinh lý trong cơ thể kéo theo sự biến đổi về mặt tâm lý. Đó có thể là các cảm xúc bất ngờ, lo lắng, sợ hãi... vì chưa từng trải qua những thay đổi đó trên cơ thể. Vì thế, nếu biết trước bản thân mình sẽ có những thay đổi ấy và biết rằng đó là cách bản thân lớn dần lên thì các em sẽ không còn cảm xúc ngạc nhiên nữa. Thay vào đó là sự chủ động đón nhận và cùng vượt qua.

Nội dung giáo dục tâm lý còn giúp các em nhỏ dần hiểu và biết cách khẳng định bản thân mình. Ví dụ như các em sẽ biết cách làm đẹp, biết cách ăn mặc phù hợp với giới tính, lứa tuổi và đặc biệt biết che chắn kín đáo các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể, không cho người khác động vào. Đồng thời dần hình thành đời sống tình cảm trong sáng, lành mạnh, biết cách phân biệt giữa tình yêu và tình bạn. Từ đó lưu ý đến những cảm xúc ngại ngùng, xấu hổ khi gặp bạn khác giới hay sự yêu mến, quan tâm của bạn khác giới dành cho mình.

- Trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản

Nhiều người nghĩ vấn đề này giáo dục cho thiếu nhi vẫn còn quá sớm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hàng ngày các em tiếp xúc rất nhiều với các yếu

tố nhạy cảm này. Nhiều bé cũng rất thông minh, sớm có các thắc mắc liên quan đến vấn đề sinh sản như: mình được sinh ra từ đâu, ở bộ phận nào trên cơ thể mẹ? Thay vì để con tự mình mày mò tìm hiểu, thì cha mẹ nên là người định hướng trước.

Theo Tổ chứ Y tế thế giới WHO: “Sức khỏe sinh sản (SKSS) là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và hòa hợp xã hội về tất cả các phương diện liên quan đến hệ thống sinh sản trong suốt các giai đoạn của cuộc đời” [7, tr.2]. Việc chăm sóc SKSS là một việc rất quan trọng trong nội dung GDGT. Đặc biệt hiện nay, sự phát triển của xã hội cũng như chế độ dinh dưỡng mà độ đuổi dậy thì ở trẻ diễn ra sớm hơn. Nhiều bé chỉ hơn 10 tuổi đã dậy thì, vì thế những kiến thức về SKSS các em cần phải nắm được đầy đủ. Bao gồm:

+ Kiến thức về cơ chế phát triển cơ quan sinh sản ở tuổi dậy thì. Nội dung này giúp các em hiểu được chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, vai trò của nam và nữ trong việc thụ thai, hoạt động sinh sản của nữ giới.

+ Cách giữ gìn, vệ sinh và chăm sóc cơ thể: Khi bước vào độ tuổi dậy thì nội tiết trong cơ thể thay đổi dẫn đến những biểu hiện mà các em chưa từng gặp như: hiện tượng mộng tinh ở nam, kinh nguyệt ở nữ, da mặt nổi mụn... Trước sự thay đổi này, mỗi người cần học cách giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt trong các thời điểm “nhạy cảm” để tránh bị nhiễm các bệnh liên quan đến SKSS.

+ Kiến thức về các biện pháp phòng tránh thai và những hậu quả của quan hệ tình dục không an toàn. Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: HIV/AIDS.

+ Kiến thức về tình cảm và hành vi giới tính của từng người với cộng đồng. Cần có trách nhiệm trước các mối quan hệ tình cảm của mình, không để ảnh hưởng đến người khác. Và phải trên cơ sở an toàn, tôn trọng lẫn nhau, có trách nhiệm với cộng đồng.

+ Kiến thức về dân số và kế hoạch hóa gia đình, hiểu về giá trị của gia đình. Từ đó ổn định mức sinh, giảm tỉ lệ nạo phá thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ trước và sau sinh. Giúp trẻ hiểu các giá trị của gia đình và có tâm lý chuẩn bị về hôn nhân trong tương lai.

Thứ hai: Trang bị, truyền đạt các kỹ năng sống, cách ứng xử đặc trưng của từng giới

Đi liền với việc giáo dục các kiến thức về mặt sinh lý và tâm lý thì quan trọng hơn là phải giáo dục cách ứng xử và các kỹ năng sống cần thiết trong GDGT. Mục đích của nội dung này là giúp trẻ hình thành phẩm chất, có những ứng xử văn minh ở nơi công cộng, phù hợp với lứa tuổi và giới tính của mình.

Trong bài phỏng vấn “Cần có những chương trình hiệu quả” của Nhà báo Khúc Hồng Thiện trên Báo Nhân Dân cuối tuần, chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn - giọng nói quen thuộc trên chương trình tư vấn trực tiếp "Cửa sổ tình yêu" của Ðài Tiếng nói Việt Nam nhận định: “GDGT không chỉ là cung cấp kiến thức, mà quan trọng hơn là giáo dục kỹ năng, thái độ ứng xử. Một học sinh thuộc làu làu về cấu tạo cơ thể, hệ sinh dục, quy trình thụ thai, mang thai, sinh đẻ, nhưng vẫn có thể "bị dại" như thường, vẫn "ngố" tới mức bị người khác xâm hại mà không biết, vẫn không đủ kỹ năng làm chủ bản thân, không biết từ chối điều mình không muốn. GDGT cho thế hệ trẻ nói chung phải là sự hợp lực của ba môi trường: gia đình - nhà trường và xã hội. Trên thực tế sự "hợp lực" này còn rất nhiều lúng túng, dẫn đến trẻ em Việt Nam "bị hổng" kiến thức về giới tính, phải chịu nhiều thiệt thòi”. Qua ý kiến này có thể thấy GDGT cần giáo dục một cách toàn diện, không chỉ cung cấp kiến thức về cấu tạo cơ thể mà còn cần trang bị các kỹ năng sống, cách ứng xử, tự bảo vệ mình trước các tình huống cụ thể trong cuộc sống.

Thứ ba: Trang bị các kiến thức về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi cá nhân với cộng đồng

Mỗi cá nhân chính là thực thể góp phần xây dựng và phát triển xã hội. Vì thế chúng ta cần ý thức được trách nhiệm của bản thân bên cạnh những quyền lợi được hưởng. Trước hết, điều đó thể hiện ở việc tuân thủ pháp luật Việt Nam về vấn đề GDGT dành cho thiếu nhi. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề:

- Trang bị kiến thức cho các bạn thiếu nhi về các quyền trẻ em, để các em hiểu rõ được mình có quyền lợi gì. Các quyền đó gồm: quyền được giáo dục, được chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật... được quy định trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1990, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Hướng dẫn quyền trẻ em khu vực Đông Nam Á... Trên cơ sở nắm rõ được các quyền mà pháp luật quy định, các em có thể nhìn nhận được nguy cơ mà mình gặp phải, từ đó biết cách tránh được nguy cơ bị xâm hại.

- Trang bị các thông tin, kiến thức để các em hiểu được nghĩa vụ của mình phải thực hiện với gia đình, nhà trường và xã hội. Đi đôi với việc được xã hội quan tâm, chăm sóc, các em cũng cần ý thức được bản thân phải làm gì để không phụ sự quan tâm đó. Qua những hiểu biết của mình, có thể chia sẻ với các bạn khác để tất cả trẻ em đều hiểu rõ kiến thức về GDGT.

Như vậy, giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi là cả một quá trình lâu dài, phức tạp, cần có sự chung tay của toàn xã hội thì mới có hiệu quả. Đặc biệt với đối tượng còn quá nhỏ như các em thiếu nhi càng cần phải chú tâm hơn. Từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để các em có thể dễ hiểu và dễ thực hành theo.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi trên kênh vtv7, đài truyền hình việt nam (Trang 31 - 37)