trình “Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ”, “Chuyện kể của những chú cứu”, “Edu Talk – Nhìn và thấy” trên kênh VTV7
2.2.1. Nội dung
Qua khảo sát 3 chương trình GDGT dành cho thiếu nhi trên kênh VTV7 trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2019, các nội dung GDGT dành cho thiếu nhi tập trung ở các khía cạnh:
Bảng 1: Thống kê những nội dung về GDGT được đề cập đến trong các chương trình
Nội dung Chương trình
Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ Chuyện kể của những chú cứu Edu Talk – Nhìn và thấy Trang bị, truyền đạt các kiến thức về tâm, sinh lý
cho lứa tuổi thiếu nhi
Xuất hiện nhiều
Xuất hiện nhiều
Xuất hiện rải rác
Nguyên tắc bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ xâm
hại
Xuất hiện nhiều
Xuất hiện rải rác Xuất hiện ít Kỹ năng ứng xử qua các tình huống cụ thể Xuất hiện nhiều Xuất hiện nhiều Xuất hiện ít
2.2.1.1. Trang bị, truyền đạt các kiến thức về tâm, sinh lý cho lứa tuổi thiếu nhi
Với nội dung này các chương trình khảo sát xoáy sâu vào 3 yếu tố: - Cung cấp các thông tin, kiến thức về sự phát triển của cơ thể và các hoạt động của cơ thể giúp khán giả, đặc biệt là các bạn thiếu nhi hiểu về
Nội dung này đã được lồng ghép trong từng số của các chương trình, đặc biệt là chương trình “Giáo dục giới tính – Cơ thể tớ là của tớ”. Xuyên
suốt chương trình có hai bạn nhỏ là An An (bé gái) và Bảo Bảo (bé trai) kết hợp cùng cô giáo Mai Quyên giải thích rõ các vấn đề liên quan đến GDGT. Trong đó, mỗi số đều đưa vào kiến thức phân biệt các vùng nhạy cảm của bé trai và bé gái, được gọi là “vùng đồ bơi”. Cái tên này vừa tế nhị, vừa khéo léo giúp các bạn thiếu nhi hình dung ra đặc điểm sinh lý của cơ thể mình, hiểu và biết cách vệ sinh, bảo vệ bản thân đúng cách. Ở bé gái, “vùng đồ bơi” chính là phần ngực, phần mông, phần giữa hai đùi và mông. Còn ở bé trai chỉ có phần mông và phần ở giữa hai đùi và mông. Ví dụ như ở số phát sóng ngày 26/12/2019 với chủ đề “Chuyện ở bể bơi” cô Mai Quyên đã giải thích rõ “vùng đồ bơi” là gì và lưu ý các bạn nhỏ không được để ai đụng chạm vào vùng đồ bơi trên cơ thể mình.
Chương trình “Chuyện kể của những chú cừu” cũng có hai nhân vật
dẫn truyện đại diện cho hai giới là Cừu Hồng (nữ) và Cừu Xanh (nam). Khi hai anh chị cừu kể các câu chuyện về bài học trong cuộc sống cũng xuất hiện hai anh em 1 trai, 1 gái đại diện cho hai giới. Hình tượng này được lặp lại
xuyên suốt các số của chương trình. Cách lồng ghép này vừa sinh động, ngộ nghĩnh vừa dễ dàng truyền đạt kiến thức nên các bạn nhỏ tiếp thu rất nhanh và rất hứng thú. Ví dụ như trong số phát sóng ngày 8/10/2019 với chủ đề “Đừng lề mề” Cừu Hồng và Cừu Xanh đã tái hiện lại câu chuyện do Cừu Xanh lề mề nên đã bị lạc khỏi Cừu Xám và đó chính là nguy cơ gặp phải người xấu mà các bạn nhỏ cần cẩn thận.
Với chương trình “Edu Talk – Nhìn và thấy” các kiến thức này được
chia sẻ dưới dạng kiến thức khoa học chuyên sâu đến từ các chuyên gia. Hoặc đơn giản là sự nhận định của phụ huynh. Qua cuộc trao đổi, đối thoại, tất cả các vấn đề sẽ được phân tích một cách đa chiều, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhất để khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Ví dụ ở số phát sóng ngày 30/6/2019 với chủ đề “Lỗ hổng trong giáo dục kỹ năng thoát hiểm”. Chương trình đã mời đến trường quay Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thị Anh và bà Phạm Thị Minh An, hiệu trưởng trường phổ thông liên cấp Olympia.
- Cung cấp thông tin, kiến thức về quy luật phát triển cơ thể theo từng giai đoạn của lứa tuổi thiếu nhi
Nội dung về quy luật phát triển cơ thể được đề cập trong ba chương trình này nhưng còn ít. Chương trình đề cập nhiều nhất là “Giáo dục giới tính
– Cơ thể là của tớ”. Trong đó, nổi bật có các số sau:
+ Số 6 với chủ đề “Thay đồ nơi công cộng” phát ngày 3/6/2019 bạn Bảo Bảo đã kể lại câu chuyện lúc mình 5 tuổi khi cùng mẹ đi du lịch. Lúc Bảo Bảo muốn vào phòng thay đồ nam để thay đồ bơi nhưng mẹ lại không cho vì sợ bạn vẫn còn nhỏ không thể ở nơi lạ một mình. Khi ấy mẹ đã dẫn Bảo Bảo vào phòng thay đồ nữ, mặc dù Bảo Bảo còn nhỏ nhưng bạn ấy đã biết ngại ngùng với các bạn nữ trong đó. Cuối cùng vì phòng quá đông mẹ đã dẫn Bảo Bảo ra ngoài bãi biển thay luôn trong chỗ khuất. Tuy nhiên, lúc này Bảo Bảo lại cảm thấy có người đang nhìn mình và dùng điện thoại chụp lén, quay lén khi bạn thay đồ. Bảo Bảo đã nói ngay với mẹ cảm giác của mình và nhờ mẹ
che giúp. Mẹ cũng hiểu ý của Bảo Bảo và dùng một tấm khăn to quây lại để cơ thể bạn ấy không bị ai nhìn thấy. Đó là một tình huống dẫn gần gũi với các bạn thiếu nhi. Quy luật phát triển cơ thể của bé trai và bé gái khác nhau, các bộ phận nhạy cảm cũng vậy nên dù các bạn còn nhỏ cũng đã hiểu được cảm giác ngại ngùng không thể thay đồ chung phòng với các bạn nữ.
+ Số 11 với chủ đề những thói quen có thể dẫn tới xâm hại trẻ em phát ngày 17/7/2019. Với chủ đề này chương trình đã đề cập tới một thói quen hàng ngày của ông bà, bố mẹ tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ rất cao đến việc trẻ em bị xâm hại. Câu chuyện được kể lại qua lời của bạn Bảo Bảo. Đó là thói quen của ông nội với hai anh em Bảo Bảo. Ông thường trêu hai anh em rằng “Lại đây ông xem cái giống của ông có lớn không nào” và vạch quần để xem vùng “nhạy cảm” của các bé. Việc này được lặp đi lặp lại như một thói quen khiến em Su Su của Bảo Bảo quen với việc ấy, có lần em còn chủ động vạch xuống cho ông xem. Thậm chí ông cũng hay trêu em như vậy trước mặt những người khách đến chơi nhà. Mặc dù hành động này là cách ông thể hiện tình cảm với các bé nhưng lại tạo thành thói quen không tốt trước mặt người lạ. Bảo Bảo mặc dù không thích hành động này của ông nhưng lại không dám nói ra vì sợ ông giận. Vì thế, các bậc phụ huynh cần lưu ý đến vấn đề này. Những người thân trong gia đình như: ông, bà, bố, mẹ chỉ có thể nhìn hoặc chạm vào “vùng đồ bơi” khi giúp các bạn nhỏ tắm rửa hoặc thay quần áo mà không khiến các bạn khó chịu.
- Những biểu hiện về tâm lý của trẻ phụ huynh cần nắm bắt
Trong ba chương trình khảo sát thì cả ba chương trình đều đề cập đến những biểu hiện tâm lý của trẻ, giúp phụ huynh có phương pháp giáo dục đúng cách. Lúc trẻ có những biểu hiện bất thường thì cha mẹ, thày cô nên làm gì. Ví dụ như trong chương trình “Edu Talk – Nhìn và thấy” phát sóng ngày
25/8/2919 với chủ đề “Khi con quá nhút nhát”, chương trình đã mời đến một phụ huynh học sinh là chị Nguyễn Thị Dung và chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà
Thành cùng trao đổi về vấn đề này. Chị Nguyễn Thị Dung có con gái lớp 6, chị chia sẻ từ lớp 4 trở xuống thì bé rất năng nổ tham gia các hoạt động ở trường, lớp, thường được cô giáo khen. Nhưng từ lớp 5 trở đi bé trở nên nhút nhát, sợ hãi, học lực cũng bị sút đi và không tham gia các hoạt động của lớp. Nhiều lúc có bài bé biết nhưng không bao giờ giơ tay vì luôn có cảm giác sợ “tim đập thình thịch”, “tay toát mồ hôi”. Không chỉ ở trường mà kể cả trong cuộc sống hàng ngày bé cũng rất nhút nhát, sợ sệt nên chị Dung rất lo lắng về tình trạng của con. Qua chia sẻ của phụ huynh thì chuyên gia tâm lý Hà Thành đã lần lượt giải đáp các thắc mắc và đưa ra lời khuyên phù hợp. Trẻ em cần sự thay đổi dần dần và cách quan tâm của phụ huynh cũng cần đổi mới không nên lặp đi lặp lại, ngày nào cũng hỏi con điểm số bao nhiêu, học hành như thế nào, hay có chuyện gì ở trường. Thay vào đó, phụ huynh phải trở thành người bạn tâm sự cùng các bé, khi ấy các em sẽ tự mình chia sẻ các vấn đề của bản thân.
Chương trình “Chuyện kể của những chú cừu” có 3 số đề cập đến vấn đề này là: số 23 với chủ đề “Cậu bé chán nản”, số 24 với chủ đề “Khi con tức giận” và số 25 với chủ đề “Khi con lo lắng” lần lượt phát sóng ngày 18, 19, 20 tháng 9 năm 2019. Thông qua từng tình huống cụ thể hai nhân vật Cừu Hồng và Cừu Xanh lần lượt dẫn dắt câu chuyện đưa ra phương án xử lý kịp thời. Đó cũng là một cách các bậc phụ huynh có thể tham khảo để nắm bắt tâm lý của con tốt hơn.
Ở chương trình “Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ” chủ yếu là các bài học ứng xử của chính các bé thiếu nhi. Trong đó, có 2 số phát sóng đề cập đến tâm lý của các bé mà phụ huynh cần chú ý. Cụ thể là số phát sóng ngày 2/6/2019 với chủ đề “Con phải làm gì khi ở nhà một mình” và số phát sóng ngày 22/6/2019 với chủ đề “Con có thể đi cùng ai”. Ví dụ như trong số phát sóng ngày 2/6/2019, bé Bảo Bảo đã kể lại câu chuyện của mình khi ở nhà một mình lúc em học lớp 1. Thậm chí khi bé ở nhà một mình còn có người lạ gõ
cửa. Lần đầu tiên là một người thợ sửa chữa đường điện, Bảo Bảo đã cảnh giác gọi điện cho mẹ trước và mẹ nói chưa được thông báo về việc này. Vì vậy Bảo Bảo đã nói với chú thợ điện hãy quay lại sau khi mẹ bạn ấy về. Lần thứ hai Bảo Bảo gặp một bác nói đau bụng và xin đi vệ sinh nhờ. Thấy bác gái đang ôm bụng kêu đau và có vẻ là người tốt nên Bảo Bảo đã mở cửa cho Bác đi vệ sinh nhờ. Tuy nhiên, khi mẹ cậu bé về thì phát hiện ra bị mất một chiếc đồng hồ trong phòng tắm. Đó là một bài học cho cả các bé và các bậc phụ huynh. Bạn cần lường trước tâm lý của con khi ở nhà một mình và nên dặn con tuyệt đối không được mở cửa cho người lạ vào nhà.
Trong số phát sóng ngày 22/6/2019 với chủ đề “Con có thể đi cùng ai” là câu chuyện của bé An An khi tan học và mẹ tới đón trễ. Lúc này có rất nhiều người đề nghị chở An An về nhà như: bác hàng xóm ở đầu ngõ, bạn của bố đã từng đến nhà chơi, và một cô nói là bạn của mẹ được nhờ qua đón. Với bác hàng xóm ở đầu ngõ mặc dù An An biết bác ấy nhưng bác ấy lại chưa từng đến nhà bạn chơi, cũng không có liên hệ gì với gia đình bạn. Vì vậy An An đã không lên xe đi cùng bác về. Khi trời mưa to hơn có một chiếc ô tô đi tới và cũng đề nghị đưa An An về, người này là bạn của bố An An, từng đến nhà cô bé chơi và cho bạn ấy quà. Tuy nhiên, An An lại không biết thông tin gì về người này nên cũng từ chối không đi cùng. Cuối cùng là một cô đi xe máy tới nói rằng mẹ An An đang bị hỏng xe và nhờ cô ấy tới đón. Cô bé rất lưỡng lự nhưng sau cùng đã quyết định chạy vào phòng bảo vệ nhờ bác bảo vệ gọi điện thoại cho mẹ. Khi bạn ấy đang gọi thì cô nói là bạn của mẹ An An đã phóng xe chạy đi. An An cảm thấy rất may mắn vì đã không lên xe của cô ấy. Lúc sau khi mẹ tới đón, cô bé đã kể lại toàn bộ sự việc cho mẹ nghe và mẹ đã khen An An làm rất đúng, đã luôn nhớ lời mẹ dặn và kiên nhẫn chờ mẹ đến đón.
Như vậy, có thể thấy trong cuộc sống sẽ có rất nhiều tình huống xảy ra mà phụ huynh không thể lường trước được. Cho nên việc hiểu được tâm lý
của trẻ và trang bị các kiến thức về giáo dục giới tính là vô cùng quan trọng. Từ đó giúp con trang bị đầy đủ các kiến thức về kỹ năng ứng xử khi xảy ra các tình huống này bên ngoài xã hội.
2.2.1.2. Nguyên tắc bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ xâm hại
Các nguyên tắc bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ xâm hại là một trong những nội dung quan trọng nhất của GDGT. Vì thế, cả ba chương trình khảo sát đều tập trung đề cập đến vấn đề này. Trong đó, chương trình “Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ” đề cập đến nhiều nhất.
Biểu đồ 1: Tần suất xuất hiện các nội dung GDGT trong các chương trình trên kênh VTV7
Sau quá trình xem và phân tích các chương trình, tôi rút ra 6 nguyên tắc cơ bản mà các chương trình đề cập tới sau đây:
- Giữ khoảng cách an toàn với người lạ:
Mục đích của việc trang bị nguyên tắc này là giúp cho các em thiếu nhi có thể chủ động bảo vệ mình khi không có người thân bên cạnh. Những người lạ là những người mà các em không hề quen, không biết mặt, không có tiếp
Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ
Chuyện kể của những chú cừu
xúc với gia đình. Kể cả những người em đã từng nhìn thấy nhưng lại không biết gì về họ cũng là người lạ. Vì vậy, mỗi em cần cảnh giác trước lời mời gọi hay rủ rê của những đối tượng này.
Chương trình “Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ” có tất cả 2 số đề cập trực tiếp đến nội dung này. Đó là số phát sóng ngày 14/7/2019 với chủ đề “An toàn với người lạ” và số phát sóng ngày 17/8/2019 với chủ đề “An toàn với người lạ ở miền núi”. Trong từng tình huống cụ thể, ở mỗi vùng miền khác nhau thì các bạn nhỏ cần có cách thực hiện nguyên tắc “giữ khoảng cách an toàn với người lạ” cho phù hợp.
Trong số phát sóng ngày 14/7/2019, bé An An và bé Bảo Bảo đã trực tiếp giải thích nguyên tắc này. Hàng ngày các bạn nhỏ gặp rất nhiều người khác nhau có cả người lạ và người quen. Trong đó có những người lạ là người tốt nhưng cũng có người lạ là người xấu. Những người lạ xấu đôi khi còn tỏ ra rất thân thiện làm cho các bạn nhỏ mất cảnh giác. Câu chuyện của An An và Bảo Bảo nói về bạn Linh. Năm nay Linh 7 tuổi, hàng ngày 3 bạn thường chơi với nhau nhưng hôm đó Linh đang giận dỗi nên ngồi chơi một mình. Sau đó có một chú người lạ dẫn theo con chó nhỏ đáng yêu tên là Mun Mun đến khiến Linh rất thích thú. Linh đã chơi với con chó nhỏ ấy và còn nhận lời đi theo chú người lạ về nhà để cho Mun Mun ăn. An An và Bảo Bảo có khuyên Linh không được đi theo người lạ khi chưa được sự đồng ý của bố mẹ nhưng Linh đang giận nên không nghe. Rất may có bác bảo vệ ở khu phố xuất hiện kịp thời giải cứu Linh, nếu không bạn ấy đã lên xe của chú người xấu đó mất rồi. Đây chính là bài học để các bạn nhỏ cảnh giác không được nhận đồ hay đi cùng với bất cứ người lạ nào mà mình không quen biết. Khi bạn lên xe người