Vai trò của truyền hình đối với vấn đề giáo dục giới tính cho thiếu nh

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi trên kênh vtv7, đài truyền hình việt nam (Trang 37 - 45)

Truyền hình có vai trò đặc biệt quan trọng trong vấn đề GDGT dành cho thiếu nhi. Bởi vì đây là một phương tiện thông tin đại chúng gần gũi nhất với lứa tuổi thiếu nhi. Cho nên, GDGT trên truyền hình là việc làm vô cùng

cần thiết. Những vai trò dưới đây càng khẳng định hơn vấn đề GDGT dành cho thiếu nhi trên truyền hình cần đặc biệt quan tâm hơn nữa.

1.4.1. Cung cấp kiến thức về giáo dục giới tính đại đa số thiếu nhi cả nước

Truyền hình là kênh thông tin đại chúng có độ phủ sóng rộng, dễ tiếp cận nên khán giả cả nước đều có thể theo dõi được các thông tin phát trên truyền hình. Đặc biệt, truyền hình Việt Nam hoàn toàn miễn phí nên cho dù đồng bằng, miền núi hay hải đảo cũng có thể dễ dàng theo dõi và tiếp cận.

Thế mạnh của truyền hình là có sự kết hợp của hình ảnh và âm thanh nên sẽ dễ tiếp cận với các bạn thiếu nhi hơn các loại hình báo chí khác. Vì vậy, các em thiếu nhi, kể cả các bé nhỏ chưa biết đọc, biết viết thì khi xem truyền hình có cả hình ảnh và âm thanh đều sẽ hiểu được nội dung truyền tải. Chính vì vậy, các kiến thức về GDGT được dạy trên truyền hình có thể phổ biến rộng rãi cho đại đa số thiếu nhi trên cả nước. Bên cạnh đó, các kiến thức trên truyền hình rất chuyên sâu, có sự tham gia của các thày cô giáo, các chuyên gia, các bậc phụ huynh. Vì vậy, rất gần gũi và dễ hiểu với các em nhỏ. Phụ huynh có thể cùng con theo dõi chương trình, từ đó nâng cao hiểu biết của mình, giải thích thêm cho con hiểu về tầm quan trọng của GDGT.

Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, hầu hết các gia đình Việt Nam đều có ti vi, đều có thể xem truyền hình. Các chương trình truyền hình cũng phát lại trên mạng internet. Nhiều kênh truyền hình cũng như các chương trình truyền hình về GDGT dành cho thiếu nhi ra đời. Đặc biệt, kênh VTV7 là một kênh truyền hình chuyên về giáo dục nên càng đầu tư phát triển các chương trình này. Nhờ đó mà các em thiếu nhi có thể xem truyền hình mọi lúc, mọi nơi.

1.4.2. Nội dung kiến thức đảm bảo theo định hướng mà vẫn sinh động, dễ hiểu

Nội dung đề tài GDGT trên truyền hình có sự tham gia của ekip sản xuất chuyên nghiệp, có đội ngũ cố vấn là các chuyên gia trong lĩnh vực

bảo đúng định hướng và chương trình của Bộ GD&ĐT. Nhưng cách thể hiện đã được truyền đạt mới mẻ, ngắn gọn, sinh động và hấp dẫn hơn chứ không chỉ là lý thuyết sách vở.

1.4.3. Rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho thiếu nhi

Thông qua các tình huống cụ thể, các chương trình truyền hình góp phần giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự vệ, không nghe lời người lạ dụ dỗ, kỹ năng thoát hiểm, biết cách thể hiện cảm xúc, nói lời từ chối... Điển hình có thể kể đến các chương trình như: “Những đứa trẻ hay chuyện” phát trên kênh VTV6 là một sân chơi để các em thiếu nhi có thể tự do bày tỏ quan điểm về các vấn đề trong xã hội; Chương trình “Bài học cuộc sống” phát trên kênh VTV3 thông qua các tình huống cụ thể trong phim hoạt hình để giáo dục các bé kỹ năng sống, cách ứng xử phù hợp với đạo lý văn hóa người Việt; Chương trình “Thành phố đảo ngược” phát trên kênh VTV6 hướng tới giúp bé có thể tư khám phá bản thân và thế giới; Chương trình “Caro & Chấm bi” phát trên kênh VTV6 cũng khéo léo lồng ghép nội dung GDGT qua hai đội chơi đại diện cho hai giới nam và nữ; Chương trình "Kỹ năng sống" trên kênh ANTV cung cấp các kiến thức, kỹ năng đối mặt với những hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn và cách để vượt qua khó khăn ấy, trong đó nhân vật sẽ tự mình tham gia vào thử thách và rút ra bài học; Chương trình “Lớn cùng con”, “Mẹ ơi tại sao” phát trên kênh VTV7 để phụ huynh đồng hành cùng con giải đáp các thắc mắc, các kỹ năng ứng xử trong cuộc sống.

Có rất nhiều hình thức thể hiện chương trình hấp dẫn các bạn thiếu nhi như: Phim hoạt hình (chương trình “Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ” trên VTV7), mượn hình ảnh chú cừu gần gũi để hấp dẫn trẻ nhỏ (chương trình

“Chuyện kể của những chú cừu” trên VTV7), lấy hình ảnh của khu vườn cổ

tích hay cỏ cây hoa lá sinh động mang lại sự tò mò cho trẻ (chương trình “Vườn cổ tích”, “Những bông hoa nhỏ”), thậm chí nhiều chương trình còn để

cho chính các em thiếu nhi trở thành người dẫn dắt... Nhờ đó mà các em thấy được sự chân thực, gần gũi và dễ học tập.

1.4.4. Thông tin kịp thời các tin tức liên quan đến giáo dục giới tính

Các chương trình truyền hình góp phần truyền tải kịp thời các tin tức liên quan đến giáo dục nói chung và GDGT nói riêng. Trong đó có các vấn đề:

- Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục giới tính

- Chương trình học lồng ghép các thông tin giáo dục giới tính của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra.

- Các vụ việc liên quan đến giáo dục giới tính trong và ngoài nước.

- Luật pháp Việt Nam về giáo dục giới tính, trong đó các các mức độ xử phạt hành vị phạm tội, trường hợp nào bị coi là tội phạm liên quan đến vấn đề này.

- Tấm gương các tổ chức, cá nhân hoạt động tích cực trong vấn đề phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em,

1.4.5. Tác động đến đại đa số quần chúng nhân dân

Các thông tin về GDGT trên truyền hình có vai trò tác động thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của đại đa số quần chúng nhân dân. Không chỉ các em thiếu nhi mà cả ông bà, cha mẹ, anh chị em, thày cô... khi xem được cũng có thể điều chỉnh hành vi của mình và hướng con em tới những việc tốt.

- Về phía phụ huynh: Hiểu được tâm lý, nguyện vọng, mong muốn của con em mình để có cách tâm sự, chia sẻ, giáo dục phù hợp hơn.

- Về phía nhà trường: Hiểu rõ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GDGT. Hiểu được mong muốn của học sinh, gia đình phụ huynh từ đó áp dụng các biện pháp cải cách, sửa đổi phương pháp dạy học sao cho hiệu quả.

- Về phía từng cá nhân: Tự ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành pháp luật của Nhà nước trong vấn đề GDGT. Nâng cao cảnh giác bảo vệ bản thân, gia đình và những người xung quanh.

1.5. Yêu cầu thông tin tuyên truyền về vấn đề giáo dục giới tính cho thiếu nhi trên truyền hình

1.5.1. Yêu cầu về nội dung tuyên truyền đảm bảo theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước

Các nội dung tuyên truyền về giáo dục giới tính cần tuân thủ đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Đồng thời phải tuân thủ pháp luật và trên cơ sở tiếp thu các ý kiến phản hồi về chất lượng chương trình của công chúng.

Điều này thể hiện ở việc tuyên truyền đúng các Luật về quyền trẻ em, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản. Đặc biệt là không thể thiếu việc tuyên truyền về mức độ xử lý các hành vi quấy rối, xâm hại tình dục ở trẻ em để tăng tính răn đe.

1.5.2. Yêu cầu về tốc độ đưa tin phải nhanh chóng, kịp thời và chính xác

Các tin tức về GDGT cần đảm bảo tính thời sự, nhanh chóng và chính xác. Không thể một vụ việc đã diễn ra được 1,2 ngày mới đưa tin thì đã quá muộn.

Các chuyên đề về GDGT cần căn khung thời gian phát sóng hợp lý, phù hợp với thói quen sinh hoạt của thiếu nhi. Đa phần các chương trình cho trẻ em thường được phát nhiều vào dịp cuối tuần hoặc nghỉ hè. Đó là thời điểm các em có nhiều thời gian để xem truyền hình nhất. Buổi tối cũng là thời điểm thích hợp khi cả gia đình có thể quây quần cùng xem ti vi, bố mẹ có thể xem cùng và giải thích các thắc mắc cho con.

Khi trích dẫn thông tin hay phát ngôn của ai đó phải chân thực, chính xác, tránh tình trạng cắt ghép, dàn dựng thông tin. Cần kiểm chứng các thông tin một cách đa chiều, xác định đó là tin đúng thì mới đưa tin.

1.5.3. Nội dung phải phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam

Nội dung trên truyền hình là phát sóng cho nhân dân cả nước vì thế cần đảm bảo đúng thuần phong mỹ tục Việt Nam. Hơn nữa, nội dung về GDGT là vấn đề khá nhạy cảm, cần đảm bảo không để lộ danh tính của nhân vật. Ví dụ khi đưa thông tin về các bé bị xâm hại tình dục cần viết tắt tên, không nêu cụ thể địa chỉ và làm mơ hình ảnh, hoặc quay từ sau lưng.

Các hình ảnh về những bộ phận nhạy cảm cần tuyên truyền một cách khéo léo. Nếu không chỉ một sai sót nhỏ sẽ rất phản cảm, khiến cho nội dung không khớp với hình ảnh. Như vậy vừa ảnh hưởng đến chất lượng chương trình, độ tin cậy của khán giả mà còn gây tác hại rất lớn đối với nhận thức của các em thiếu nhi.

1.5.4. Tránh đưa các thông tin tiêu cực, một chiều

Các thông tin về giáo dục giới tính ngoài việc phải đưa tin nhanh chóng, chính xác thì còn cần kiểm duyệt xem tin nào có thể đưa tin nào không. Cần hạn chế khoét sâu vào các thông tin tiêu cực. Nhiều vụ việc xâm hại tình dục ở trẻ em bị nhắc đi nhắc lại nhiều lần, khai thác quá sâu, quá nhiều cơ quan báo chí phỏng vấn dẫn đến ám ảnh tâm lý và tổn thương cho các em cũng như gia đình.

Một số thông tin có thể gia đình không đồng ý đưa lên truyền hình hoặc phóng viên chỉ nghe trần thuật lại từ hàng xóm thì cũng không nên phát sóng. Vì đó chỉ là các thông tin một chiều, chưa chắc đã chính xác.

1.5.5. Yêu cầu về nội dung giáo dục giới tính phải gắn liền với thực tiễn thông qua các tình huống cụ thể

Việc GDGT muốn đạt được hiệu quả tốt thì không thể chỉ nói xuông các lý thuyết mà cần có tình huống cụ thể để các em vận dụng. Nhiều chương trình đã làm rất tốt việc này khi cho trực tiếp các em thiếu nhi là nhân vật trải nghiệm, được sự đồng ý và giám sát của gia đình cũng như ekip chương trình.

Ví dụ: Trong chương trình “Kỹ năng sống” của ANTV có một số về kỹ năng thoát hiểm cho các bé gái khi ở trong thang máy bị người lạ quấy rối. Gia đình đồng ý cho con mình trực tiếp tham gia thử thách xem các bé ứng xử như thế nào khi không được báo trước. Mỗi bé có một cách xử lý khác nhau: Bé thì tránh xa người lạ, biết cách từ chối và chạy ngay ra khỏi thang máy, nhưng có những bé lại sợ hãi không biết làm gì, thậm chí chỉ khóc... Sau khi tình huống kết thúc các em sẽ biết mình được thử thách và qua đó có thêm kỹ năng thoát khỏi nguy hiểm nếu có tình huống thật xảy ra.

Tuy nhiên, các tình huống này cũng cần được truyền tải một cách khéo léo. Có thể để các bạn nhỏ đóng vai nhưng không nên tạo tâm lý hoang mang, ám ảnh. Như vậy sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý và nghĩ ai cũng là người xấu chứ không có tác dụng giáo dục kỹ năng.

Tiểu kết chương 1

Trong phạm vi chương 1, tác giải Khóa luận đã tiến hành giải thích các thuật ngữ, từ đó đưa ra các khái niệm liên quan đến vấn đề giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi mà đề tài nghiên cứu; Phân tích các nội dung liên quan đến vấn đề và tầm quan trọng của nó đến sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của thiếu nhi. Khóa luận cũng nêu ra được quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề này. Đảng và Nhà nước rất coi trọng vấn đề giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi vì đây chính là thế hệ mầm non tương lai của đất nước, cần được bảo vệ và tạo mọi điều kiện để phát triển toàn diện.

Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích và rút ra vai trò quan trọng của truyền hình trong việc giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi. Từ đó đưa ra các yêu cầu đối với truyền hình khi đưa các thông tin liên quan đến giáo dục giới tính. Đặc biệt các chương trình về giáo dục giới tính trên kênh VTV7 – Đài truyền hình Việt Nam, một kênh truyền hình chuyên biệt về giáo dục.

Nghiên cứu khung nội dung lý luận này là cơ sở để giải quyết các vấn đề ở chương 2 là “Thực trạng giáo dục giới tính trong các chương trình dành cho thiếu nhi trên kênh VTV7 hiện nay”.

Chương 2:

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH DÀNH CHO THIẾU NHI TRÊN KÊNH VTV7 HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi trên kênh vtv7, đài truyền hình việt nam (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)