Đánh giá chung về chất lượng các chương trình giáo dục giới tính dành

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi trên kênh vtv7, đài truyền hình việt nam (Trang 85 - 106)

dành cho thiếu nhi trên kênh VTV7

2.3.1. Thành công của chương trình

2.3.1.1. Nội dung về giáo dục giới tính được VTV7 bám sát các vấn đề thời sự

Các nội dung về GDGT của VTV7 đều bám sát các vấn đề thời sự. Ví dụ như các câu chuyện trong chương trình “Giáo dục giới tính – Cơ thể là của

tớ” được chọn lọc từ các vụ việc được phản ánh ở Tổng đài Quốc gia Bảo vệ

bàn luận chương trình đều khơi gợi bằng phóng sự mở đầu thể hiện thực trạng vấn đề đó trong thực tế.

Nhiều đề tài tưởng chừng đã cũ nhưng vẫn được các chương trình khai thác dưới góc nhìn mới mẻ của thực tại. Vì thế, nó vẫn trở nên quan trọng, thiết thực với khản giả. Anh Trần Ngọc, nhà sản xuất kiêm người dẫn chương trình “Chuyện kể của những chú cừu” cho rằng: “Chuyện kể của những chú cừu” khai thác nhiều nội dung giáo dục cách ứng xử cho trẻ. Trong đó các vấn đề như: tránh xa với người lạ, luôn nói thật, luôn cẩn thận hay tìm cách giải quyết... là các vấn đề không bao giờ cũ. Trẻ em dù là trước kia hay bây giờ cũng cần học những điều này. Và điều quan trọng là với một đề tài cũ như vậy thì phải chú trọng khai thác những cái mới ở trong đề tài, những nội dung trước kia chưa từng được khai thác và cách thể hiện gần gũi, sinh động hơn”[Phụ lục 1,PVS 1.3].

Theo kết quả khảo sát, có 75,1% các bậc phụ huynh được hỏi đều cho rằng nội dung đề tài về GDGT trên VTV7 hiện nay tốt, phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, đề cập nhiều vấn đề thời sự [Phụ lục 3, mục 3.2, câu 12]. Nhiều vấn đề được khai thác chuyên sâu, cập nhật kiến thức kịp thời để phụ huynh nắm được và có phương hướng giáo dục con cái kịp thời.

2.3.1.2. Nội dung chuyên sâu, thông điệp chương trình rõ ràng, dễ hiểu với lứa tuổi thiếu nhi

Điều này thể hiện ở việc các chương trình của VTV7 đã lựa chọn hình ảnh hoạt hình để thể hiện nội dung. Đây là hình ảnh chân thực và gần gũi nhất với các bạn thiếu nhi. Mỗi số phát sóng đều có chủ đề thể hiện thông điệp riêng. Ví dụ như ở chương trình “Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ” có

một số chủ đề như: “Chú hàng xóm thân thiện”, “Xâm hại ở đội bóng rổ”, “Xâm hại trẻ em qua phim ảnh”... Ngay từ tên chủ đề phụ huynh và các bạn thiếu nhi đã biết được thông điệp mà chương trình muốn nói tới. Tiến tới phần nội dung cụ thể sẽ đi giải thích kỹ hơn về thông điệp này.

Hay ở chương trình “Chuyện kể của những chú cừu” thông điệp của chương trình cũng được thể hiện rõ ở tên gọi của từng số phát sóng như: “Cẩn thận để không bị lạc”, “Cẩn thận khi đi siêu thị”, “Cảnh giác với người lạ”... Chương trình “Edu Talk – Nhìn và thấy” cũng tương tự như vậy. Có thể kể

tới một số chủ đề như: “Khi con quá nhút nhát”, “Tư vấn tâm lý học đường”, “Rối loạn hành vi ở học sinh”, “Giáo dục giới tính cho trẻ em”... Nội dung các chương trình khai thác đều chuyên sâu, đa dạng đề cập đến nhiều khía cạnh của cuộc sống. Ngoài kiến thức về tâm, sinh lý lứa tuổi, các chương trình còn đề cập đến giáo dục kỹ năng sống, các kiến thức trong thực tiễn, những lưu ý đối với phụ huynh.

Đặc biệt, những ý kiến trái chiều về GDGT đều được phản ánh qua nhiều góc nhìn giúp phụ huynh và các em thiếu nhi có cái nhìn đa chiều. Nội dung này được phản ánh chủ yếu trong chương trình “Edu Talk – Nhìn và thấy”. Mỗi số của chương trình đều có các chuyên gia tâm lý và phụ huynh

học sinh. Người dẫn chương trình cũng là những người có chuyên môn cao trong lĩnh vực bàn luận. Vì thế, các câu chuyện đều được phân thích cụ thể và sâu sắc. Anh Trần Văn Quang, phụ huynh của bé Trần Diệu Nhi, trường tiểu học Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết: “Trước đây, vợ chồng tôi không bao giờ nhắc về các chuyện giới tính với con. Một phần vì lo ngại con còn nhỏ không nên tiếp xúc với vấn đề này sớm. Nhưng thời gian gần đây có quá nhiều vụ việc xảy ra khiến chúng tôi cũng phải giật mình rằng trước đây chúng tôi đều quá thờ ơ. Vợ tôi cũng đã tâm sự và hỏi han cháu thì cháu cũng chia sẻ những cảm xúc của mình. Con cũng đã biết xấu hổ với các bạn khác giới và thậm chí còn kể nhiều bạn trong lớp cũng thích nhau. Đó cũng là lý do mà chúng tôi tìm hiểu nhiều hơn về các chương trình giáo dục giới tính trên kênh VTV7, nhất là “Edu Talk – Nhìn và thấy” đã cho phụ huynh chúng tôi rất nhiều lời khuyên bổ ích”.

2.3.1.3. Hình ảnh và màu sắc tươi sáng, hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo tế nhị

Vấn đề GDGT là một trong những vấn đề nhạy cảm nên cần có cách truyền đạt khéo léo. VTV7 đã làm tốt nhiệm vụ này khi biết cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa hình ảnh và âm thanh. Hình ảnh các nhân vật hoạt hình có màu sắc rất sinh động và hấp dẫn. Các màu sắc thường được sử dụng trong chương trình là: đỏ, xanh, vàng, hồng... Để biểu đạt hình ảnh người xấu hay các hành vi xấu thì chương trình thường sử dụng màu đỏ, dấu gạch chéo đỏ kết hợp với các âm thanh thể hiện sự bất ngờ, ngạc nhiên, sợ hãi...

Các hình ảnh hoạt hình cũng đảm bảo yếu tố tế nhị, ví dụ như hình ảnh vùng nhạy cảm trên cơ thể của bé được gọi là “vùng đồ bơi” và được thể hiện bằng hình ảnh một bộ đồ bơi. Hay để biểu hiện hành vi đánh trẻ em là sai chương trình “Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ” đã sử dụng hình ảnh

giống như một biển báo tín hiệu bên trong có một bàn tay dùng động tác đánh và một dấu gạch chéo đỏ. Các số phát sóng của chương trình cũng được cắt ra đăng tải trên Fanpage VTV7 KISD để tiếp cận nhiều hơn với các bậc phụ huynh. Ví dụ như câu chuyện của cô bé Na Na khi lần đầu có "kinh nguyệt" trên fanpage VTV7 KISD đã thu hút lượng lớn khán giả quan tâm. Hai video của chương trình đạt gần 2 triệu view và hơn 6000 lượt bình luận. Tuy là một vấn đề không mới, nhưng chắc chắn cách người lớn chia sẻ về trải nghiệm lần đầu tiên có kinh nguyệt với các bạn nhỏ vẫn là một điều mà không phải ai cũng khéo léo làm được.

Đặc biệt, không dừng lại ở những bài học tìm hiểu bản thân dành cho các bạn nam hay bạn nữ, “Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ” cũng đề cập đến chủ đề “Tôi là ai?” với những thông điệp đầy ý nghĩa dành cho các bạn đang trên hành trình tìm kiếm và khẳng định giới tính của chính mình.

Bạn Đinh Hoàng Phúc, học sinh lớp 7A, trường THCS Bình Mình (Bình Giang, Hải Dương) bày tỏ: “Em rất thích xem chương trình Giáo dục

giới tính – Cơ thể là của tớ. Lần đầu tiên em xem chương trình là mẹ mở cho xem, lúc đầu em tưởng đây là phim hoạt hình bình thường. Nhưng sau khi xem 1,2 tập thì em thấy nội dung chương trình rất hay. Em đã nắm được các nguyên tắc bảo vệ bản thân mà cô Mai Quyên nhắc tới. Hình ảnh minh họa trong chương trình rất sinh động và dễ hiểu, cô Mai Quyên giải thích cũng rất chi tiết. Hai bạn An An và Bảo Bảo rất đáng yêu ạ”.

2.3.1.4. Có chương trình chuyên biệt về giáo dục giới tính

Hầu hết các chương trình của VTV7 đều lồng ghép nội dung GDGT trong một vài số phát sóng. Tuy nhiên, để vấn đề này được đề cập thường xuyên và trẻ em có cái nhìn sâu sắc hơn thì cần có một chương trình chuyên biệt. Và VTV7 là một trong số ít kênh truyền hình làm được điều này. Chương trình chuyên biệt về GDGT dành cho thiếu nhi trên kênh VTV7 mang tên “Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ”.

Chương trình được phát sóng lần đầu tiên vào năm 2018 đã đề cập đến nhiều vấn đề nóng trong việc GDGT. Những câu chuyện phát sóng trong chương trình đều là câu chuyện điển hình có thật, được ekip sản xuất lựa chọn tại Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111 và cục Trẻ em. Được phát sóng vào hai ngày cuối tuần lúc 19h30 nên đã thu hút sự chú ý rất lớn của phụ huynh và thiếu nhi. Để truyền thông cho chương trình này, chính Phó giám đốc kênh VTV7 Phạm Thị Hoàng Diệp đã trực tiếp giới thiệu chương trình cho các giáo viên và hơn 500 công nhân tại các khu công nghiệp ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại sự kiện truyền thông “Vì một cuộc sống an toàn cho trẻ em”, Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết: “Thực tế các hành vi xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình

dục vẫn xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, hàng giờ. Thống kê cho thấy, ở Việt Nam, mỗi năm các cơ quan chức năng xử lý trên 2.000 trường hợp xâm hại trẻ em, trong đó hơn 80% là xâm hại tình dục. Tuy nhiên, đó mới chỉ là

phần nổi của tảng băng chìm và còn nhiều hành vi xâm hại trẻ em chưa được phát hiện, trừng trị. Vì vậy, để bảo vệ con em mình trước nguy cơ bị xâm hại, phụ huynh cần tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng để bảo vệ trẻ cũng như dạy trẻ tự bảo vệ mình. Tôi đánh giá cao chương trình Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ của VTVT7. Chương trình đã kịp thời phản ánh những vấn đề nhức nhối mà nhiều phụ huynh còn chưa dám bày tỏ. Cho con em mình xem chương trình cũng là một cách để giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho các em”.

2.3.1.5. Thu hút sự quan tâm lớn của công chúng

Ngoài thiếu nhi là đối tượng khán giả mục tiêu thì các chương trình GDGT còn thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng khác như: phụ huynh, các nhà quản lý giáo dục... Qua khảo sát có tới 56,75% phụ huynh được hỏi trả lời thường xuyên cùng con xem các chương trình về GDGT trên kênh VTV7 [Phụ lục 3, mục 3.2, câu 6]. Tuy rằng con số này chưa phải quá lớn nhưng cũng đủ để chứng minh nội dung GDGT dành cho thiếu nhi của VTV7 là một trong những nội dung được các bậc phụ huynh quan tâm.

Đối với các bạn thiếu nhi, có 44,96% bạn trả lời là thường xuyên xem các chương trình GDGT của VTV7, 49,61% bạn trả lời là thỉnh thoảng mới xem [Phụ lục 3, mục 3.1, câu hỏi 2]. Như vậy, đã số các bạn đều đã được tiếp cận với các chương trình. Kết quả này cho thấy sự thành công của VTV7 trong việc thu hút công chúng quan tâm theo dõi chương trình.

Đối với 3 chương trình khảo sát là “Giáo dục giới tính – Cơ thể là của

tớ”, “Chuyện kể của những chú cừu” và “Edu Talk – Nhìn và thấy” mức độ

Biểu đồ 3: Mức độ quan tâm của thiếu nhi với các chương trình GDGT trên VTV7

Biểu đồ này cho thấy đa số các bạn thiếu nhi đều đã xem cả 3 chương trình GDGT trên kênh VTV7. Trong đó, chương trình “Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ” nhận được sự quan tâm nhiều nhất.

2.3.1.6. Các chương trình chú trọng khai thác các chi tiết điển hình

Các chi tiết điển hình góp phần rất lớn để tạo nên sự thành công của chương trình. Chỉ cần chương trình có một “chi tiết đắt” cũng đủ khiến người xem nhớ mãi. Các chi tiết đắt sẽ góp phần phản ánh rõ ràng nhất, đầy đủ nhất ý nghĩa của đề tài. Nhiều chương trình của VTV7 đã lựa chọn các chi tiết đắt rất tốt để đưa vào tác phẩm của mình. Đó có thể là những giọt nước mắt, những nụ cười của nhân vật, là các con số, số liệu phản ánh.

Ví dụ như ở chương trình “Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ” các

chi tiết đắt thể hiện ở các hành động của mỗi bạn nhỏ qua các tình huống cụ thể. Hay các hình ảnh thể hiện những nguyên tắc bảo vệ bản thân, Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111. Ví dụ như ở số phát sóng ngày 4/6/2019 với chủ đề “xâm hại ở trường học” hình ảnh cô bé Bông bỏ mặt và ôm bụng khóc

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Giáo dục giới tính –

Cơ thể là của tớ Chuyện kể của những chú cừu

Edu Talk – Nhìn và thấy

Đã xem cả 3 chương trình

chính là một chi tiết điển hình thể hiện nỗi đau của trẻ em khi bị xâm hại từ chính người thày giáo của mình.

Hay ở chương trình “Chuyện kể của những chú cừu” số phát sóng ngày 3/6/2019 với chủ đề “Cảnh giác với người lạ”. Trong chương trình chi tiết điển hình chính là dấu hiệu nhận biết kẻ xấu hay dụ dỗ các bé. Người xấu thường mặc độ tối màu, bịt kín mặt, đội mũ, hành vi bất thường, nhìn ngang nhìn dọc.

Ở chương trình “Edu Talk – Nhìn và thấy” các chi tiết đắt chính là số liệu phản ánh trong phóng sự ở đầu chương trình hoặc các đoạn diễn xuất để tái hiện lại câu chuyện. Ví dụ như ở số phát sóng ngày 21/7/2019 với chủ đề “Rối loạn hành vi ở học sinh” diễn viên Hoàng Tùng đã diễn tả lại một loạt các hành vi khó hiểu của học sinh khi ở trong lớp. Các cử chỉ, hành động này đều là các chi tiết điển hình minh chứng cho nội dung chủ đề mà chương trình đang bàn luận.

Những nội dung về GDGT tế nhị mà cha mẹ thường ngại đề cập với con cái cũng được chuyển hóa bằng các chi tiết điển hình. Ví dụ như hình ảnh cô bé Na lần đầu có kinh nguyệt ở chương trình “Giáo dục giới tính – Cơ thể

là của tớ” quần của bé xuất hiện một vết đỏ. Đó không phải là bệnh tật hay là

gì bất thường mà chi tiết này thể hiện bé Na đã đến độ tuổi dậy thì. Mẹ cũng có thể nhân cơ hội này để dạy con những kiến thức về tâm sinh lý, những thay đổi trong cơ thể ở tuổi dậy thì. Chị Hoàng Vân 45 tuổi, phụ huynh của bé Khánh Vy học sinh lớp 5B trường Tiểu học Nghĩa Đô cho biết: “VTV7 có khá

nhiều chương trình hay về giáo dục kỹ năng sống cho các con. Trong đó, bé nhà mình thường xem Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ. Có rất nhiều vấn đề trước kia mình rất ngại nói với con thì đã được chương trình truyền tải hết vừa ngắn gọn vừa dễ hiểu. Cái cách miêu tả bằng hoạt hình mình rất thích, nó không bị lộ liễu quá mà các con vẫn hiểu được. Ngoài chương trình này thì đôi khi mình cũng cho con xem cùng chương trình Edu Talk – Nhìn và

thấy. Chương trình này thì có nội dung sâu sắc hơn, nhiều khi mình nghĩ con không hiểu nhưng khi xem mình mới giật mình rằng con cũng biết cách phát hiện vấn đề và hỏi mẹ nhiều câu rất cụ thể”.

2.3.1.7. Cách dẫn dắt chương trình gần gũi, giàu cảm xúc

Việc lựa chọn người dẫn chương trình tốt có vai trò rất lớn trong việc truyền tải thông tin. Ngoài các kiến thức sâu rộng về GDGT thì người dẫn chương trình của VTV7 đều có cách truyền tải rất gần gũi, giàu cảm xúc. Đa số, người dẫn chương trình đều là người trẻ tuổi nên đã thể hiện được sự vui tươi, nhí nhảnh cần thiết. Các bạn nhỏ đóng vai trò là người dẫn chương trình hay mô phỏng hình ảnh hoạt hình người dẫn dắt như bé An An và Bảo Bảo của “Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ” khiến các bạn thiếu nhi rất thích thú.

Trong thực tế khi khảo sát chương trình, có 66,4% các bạn thiếu nhi lựa

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi trên kênh vtv7, đài truyền hình việt nam (Trang 85 - 106)