Vấn đề đặt ra trong việc giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi hiện nay

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi trên kênh vtv7, đài truyền hình việt nam (Trang 106 - 173)

nay

3.1.1. Những yêu cầu về công tác tuyên truyền giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi trong thời gian tới

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và bùng nổ thông tin hiện nay, các bạn thiếu nhi được tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng từ rất sớm. Điều này có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của các bé. Một đứa trẻ lên 3 – 4 tuổi đã biết ý thức được bộ phận sinh dục của cơ thể và sự khác biệt giới tính. Lên 5 – 6 tuổi chúng đã có những thắc mắc như “vì sao lại có em bé” và “trẻ được sinh ra ở đâu?”. Có những trẻ dậy thì rất sớm, học đến lớp 5 các em đã bắt đầu có hiện tượng kinh nguyệt. Vì vậy, trước đó trẻ cần được biết đây là hiện tượng sinh lý bình thường của người con gái khi bước vào tuổi dậy thì để tránh những hoang mang, bỡ ngỡ. Trong khi đó, lâu nay nhiều người vẫn có những quan niệm sai lầm về GDGT cho trẻ. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng GDGT cho trẻ sớm là “vẽ đường cho hươu chạy”. Thậm chí nhiều người còn gạt đi không đề cập đến các vấn đề này với con. Chính việc thiếu những hiểu biết về GDGT đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Vấn đề bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp. Theo số liệu từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam thì trong hai năm 2017 - 2018 và sáu tháng đầu năm 2019, toàn quốc có 4.912 trẻ em bị xâm hại, trong đó số trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm hơn 80%. Vẫn còn những vụ việc bị phát hiện muộn. Bản thân trẻ em, người lớn thiếu kỹ năng phòng ngừa xâm hại tình dục. Vẫn còn những sơ hở và thiếu chế tài

trong vấn đề xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục bé trai.

Tùy vào từng độ tuổi, giới tính, đối tượng và tính cách của mỗi trẻ mà phải có cách giáo dục phù hợp. Cha mẹ cần biết cách chia sẻ những thắc mắc của con cái cũng như là chỗ dựa tinh thần cho con. Để vấn đề GDGT được đồng bộ và hiệu quả rất cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội, trong đó không thể thiếu các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là truyền hình.

3.1.2. Những vấn đề đặt ra đối với kênh VTV7, Đài THVN khi tuyên truyền về giáo dục giới tính

VTV7 là Kênh truyền hình Giáo dục quốc gia trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam, nhằm mục đích dạy học, phổ biến và nâng cao kiến thức. Trong đó không thể thiếu các kiến thức về GDGT. Kênh VTV7 là sản phẩm của sự hợp tác giữa Trung tâm sản xuất các chương trình giáo dục của VTV với Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng đối tác là các đài truyền hình EBS (Hàn Quốc) và NHK (Nhật Bản). Với vai trò của một kênh truyền hình chuyên biệt về giáo dục, mục tiêu chính của VTV7 là hỗ trợ người học trên khắp mọi miền Tổ quốc học tập được tất cả các kiến thức vể GDGT qua sóng truyền hình.

Những năm gần đây, trước thực trạng xâm hại và lạm dụng tình dục gia tăng, VTV7 đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về GDGT. Các chương trình đề cập đến nội dung này đã có tiếng vang lớn và được nhiều khán giả hưởng ứng. Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Chính vì vậy, cần nâng cao chất lượng và có chiến lược thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền GDGT cho thiếu nhi ngày một sâu rộng hơn.

3.2. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng các chương trình GDGT dành cho thiếu nhi trên kênh VTV7

3.2.1.1. VTV7 cần linh hoạt trong cách lựa chọn đề tài, bám sát nội dung cơ bản về giáo dục giới tính trong trường học và thực tế

Để khắc phục những hạn chế về nội dung, VTV7 cần gắn các kiến thức về GDGT theo định hướng của Bộ GD&ĐT trong nhà trường và tình hình thực tế. Để làm được điều này, đội ngũ xây dựng nội dung của VTV7 cần trực tiếp đi khảo sát thực tế tại các trường học. Có thể xây dựng khung chương trình theo các bài học trên lớp.

Hiện nay, nhiều tình huống được đưa ra trong các chương trình GDGT của VTV7 còn xa rời thực tiễn, chưa thực sự phù hợp với đông đảo khản giả. Bởi vì Việt Nam là một quốc gia có tới 54 dân tộc, mỗi dân tộc lại có những phong tục, tập quán riêng. Nhất là với các khu vực, thành thị, nông thôn, miền núi thì thiếu nhi cũng có nhận thức khác nhau. Yêu cầu đặt ra là phải làm sao để chương trình dễ hiểu và dễ tiếp cận với mọi khán giả ở bất cứ vùng miền nào.

Theo khảo sát, khi được hỏi các chương trình về GDGT sẽ hấp dẫn hơn nếu làm gì thì có 21,96% các bạn thiếu nhi lựa chọn thay đổi nội dung chương trình và mời thêm người nổi tiếng tham gia. Có 28,94% các bạn thiếu nhi mong muốn các chương trình về GDGT sẽ được phát sóng thêm ở trường học để được xem cùng với bạn bè cùng trang lứa. [Phụ lục 3, mục 3.1, câu hỏi 17]. Như vậy cần có sự nghiên cứu nội dung bài bản hơn, lựa chọn đề tài thể hiện linh hoạt hơn. Việc cân nhắc mời thêm các khách mới nổi tiếng, gần gũi với các bạn thiếu nhi cũng là một giải pháp thiết thực để tăng tính thu hút.

Cho dù có bất cứ sự thay đổi nào thì nội dung phản ánh về GDGT cũng cần bám sát 3 khía cạnh: kiến thức về tâm, sinh lý, giới tính; kỹ năng sống, cách ứng xử và các kiến thức về quyền, ý thức trách nhiệm của mỗi người với bản thân và cộng đồng. Các kiến thức này phải phù hợp với định hướng của Bộ GD&ĐT cũng như tình hình thực tế của nước ta hiện nay.

3.2.1.2. Tăng tần suất và số lượng chương trình phát sóng, cố định giờ phát sóng

Tần suất và số lượng phát sóng của các chương trình GDGT dành cho thiếu nhi trên kênh VTV7 hiện nay còn khá ít. Trong khi đó lại có quá nhiều các chương trình giải trí. Có thể lồng ghép thêm nội dung GDGT vào các chương trình giải trí đó để tăng sự thu hút với các bạn thiếu nhi.

Thay vì phát sóng lặp đi lặp lại nội dung các số cũ thì VTV7 nên sản xuất thêm nhiều nội dung mới. Sau đó sẽ chia ra phát sóng 2 lần/1 ngày vào các khung giờ mà các bạn thiếu nhi dễ theo dõi. Thời gian nghỉ hè có thể phát sóng thêm nội dung các chương trình GDGT với tần suất lớn hơn. Ngoài phát chính trên ti vi vào khung giờ cố định thì chương trình cũng có thể phát thêm trên các nền tảng mạng xã hội hoặc ứng dụng. Ví dụ có thể đăng tải một phần hoặc toàn bộ chương trình lên kênh Youtube hoặc Fanpage VTV7 KISD nhiều hơn.

3.2.1.3. Xây dựng format phù hợp với tâm lý đối tượng khán giả

Format chương trình là yếu tố rất quan trọng quyết định chương trình có thành công hay không. Format các chương trình GDGT dành cho thiếu nhi trên kênh VTV7 hiện nay vẫn chưa thực sự rõ ràng giữa các phần.

- Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ:

Mở đầu sẽ là cô Mai Quyên cùng hai bạn nhỏ An An và Bảo Bảo khơi gợi vấn đề. Sau đó, 1 trong 2 bạn hoặc cả 2 bạn cùng kể một câu chuyện. Kết thúc câu chuyện được mô tả bằng hoạt hình sẽ quay lại để rút ra thông điệp. Tuy nhiên, có những số chỉ xuất hiện 1 trong 2 bạn nhỏ hoặc sẽ lặp lại những tình huống trước đó để bắt vào câu chuyện. Format này cũng chưa thực sự rõ ràng các phần, vẫn còn chung chung.

- Chuyện kể của những chú cừu:

Format chương trình “Chuyện kể của những chú cừu” cũng tương tự như “Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ”. Mở đầu là hai anh chị Cừu Xanh

và Cừu Hồng tạo ra một một tình huống, hoặc kể một câu chuyện để khơi gợi vấn đề. Sau đó sẽ đến những khó khăn mà cậu bé của chương trình gặp phải, Cừu Xanh và Cừu Hồng sẽ lần lượt tìm ra cách gỡ rối vấn đề. Tiếp theo là đến cậu bé giải quyết vấn đề và quay trở lại Cừu Xanh, Cừu Hồng đưa ra thông điệp. Format này hơi dài dòng, lan man đôi khi khiến các bạn nhỏ không kiên nhẫn để xem hết. Sự xuất hiện của Cừu Hồng và Cừu Xanh trong bộ dạng ngô nghê “diễn” vai nhí nhảnh chưa thực sự phù hợp. Nhiều bạn khán giả nhỏ tuổi cảm thấy không giống với thực tế. Bạn Lưu Hồng Ánh, học sinh lớp 6B, trường THCS Lê Lợi, Hoàn Kiếm cho biết: “Em thấy chương trình này chỉ thích hợp cho các em mẫu giáo thôi. Như em của em thì thấy thích còn em thấy rất buồn cười. Ở ngoài chúng em không bao giờ nói chuyện với nhau như vậy. Nhất là các anh chị lớn rồi mà đóng giả chú cừu nhìn thì cũng dễ thương nhưng cách nói chuyện thì không thực tế lắm”.

- Edu Talk – Nhìn và thấy:

Đây là chương trình có format hợp lý nhất trong 3 chương trình GDGT mà khóa luận khảo sát. Mở đầu là một phóng sự nêu ra vấn đề rồi đến phần talk của MC và hai vị khách mời. Chủ đề của chương trình cũng được đề cập ở phần mở đầu. Tuy nhiên, nếu để phát sóng phục vụ thiếu nhi thì format này có phần hơi cứng nhắc và khó hiểu. Vì thế, cần có phụ huynh xem cùng và định hướng cho các bé. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng có thời gian rảnh để xem chương trình thường xuyên cùng các con. Vì vậy, VTV7 cần nghiên cứu làm mới nội dung format hơn, tránh giống như giảng bài trên lớp sẽ gây nhàm chán và mất đi sự hứng thú cho các bạn thiếu nhi.

Ngoài ra, VTV7 có thể đầu tư thêm kinh phí để mua bản quyền các format chương trình GDGT hay ở nước ngoài. Theo khảo sát có 26,64% phụ huynh lựa chọn câu trả lời để tăng hiệu quả chương trình là đầu tư thêm kinh phí để mua bản quyền các chương trình nước ngoài [Phụ lục 3, mục 3.2, câu

3.2.1.4. Cần nghiên cứu đa dạng hóa các thể loại chương trình

Các thể loại chương trình GDGT dành cho thiếu nhi trên kênh VTV7 còn khá ít. Thể loại được sử dụng nhiều nhất là phim hoạt hình. Trong khi đó, có rất nhiều kênh truyền hình chuyên biệt về hoạt hình nên nếu để lựa chọn xem phim hoạt hình thì nhiều bé sẽ không thích VTV7. Vì thế, giải pháp cho vấn đề này là đa dạng hóa các thể loại chương trình. Có thể sử dụng gameshow hoặc truyền hình thực tế để chính các bạn thiếu nhi là người chơi, người trực tiếp trải nghiệm sẽ tạo sự hứng thú hơn.

Hoặc VTV7 cũng có thể liên kết với nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngay tại khuôn viên trường, các cuộc thi thuyết trình, kể chuyện, viết thư... cũng là một cách để thu hút trẻ tìm hiểu kiến thức về GDGT. Đây cũng là một cách để truyền thông cho chương trình hoặc lồng ghép vào một phần của chương trình. Trong các chương trình về GDGT cũng có thể thêm các clip ngắn có thể là vẽ nhanh hoặc hình ảnh động kết hợp với lời bình. Sử dụng thêm hiệu ứng âm thanh và đồ họa để tạo sự thu hút, hấp dẫn. Qua khảo sát ý kiến phụ huynh, kết quả lựa chọn về hình thức mong muốn thể hiện trong chương trình như sau:

Biểu đồ 5: Hình thức thể hiện chương trình hấp dẫn với thiếu nhi

56% 13% 31% 0% Video Tranh ảnh Tình huống thực tế Ý kiến khác

3.2.1.5. Phát huy hơn nữa vai trò của chương trình chuyên biệt “Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ”

“Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ” là chương trình chuyên biệt về

GDGT đầu tiên trên kênh VTV7. Đây chính là chương trình tạo nên màu sắc riêng của kênh vì thế cần phát huy hơn nữa vai trò của nó. Nội dung mỗi số của chương trình đều là các vấn đề tiêu biểu nhưng số lượng vẫn còn ít.

Ngoài việc đề cập đến các tình huống đã xảy ra ở Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 thì cần triển khai cả các tình huống có thể xảy ra trong dự đoán. Không thể cứ tiếp tục tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”, chuyện xảy ra rồi mới đi tuyên truyền, giáo dục. Như vậy, hiệu quả mà chương trình mang lại sẽ không cao.

GDGT dành cho thiếu nhi có rất nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chương trình này chỉ chủ yếu tập trung nói về các nguyên tắc bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ xâm hại (6 nguyên tắc). Mỗi số của chương trình đều đi sâu vào các tình huống để làm rõ 6 nguyên tắc này. Vì thế, chương trình đã thiếu đi khá nhiều khía cạnh quan trọng của GDGT như: sức khỏe sinh sản, sự phát triển cơ thể của các bạn thiếu nhi qua từng giai đoạn, nhất là giai đoạn dậy thì ở các bạn nữ, sự thay đổi trong tâm sinh lý lứa tuổi, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nạn tảo hôn ở vùng sâu, vùng xa...

Nhà báo Nhật Hoa – giám đốc Kênh Truyền hình giáo dục Quốc gia VTV7 cũng nhận định “Chắc chắn, nội dung GDGT sẽ còn được đề cập nhiều

trong chương trình “Giáo dục giới tính – Cơ thể tớ là của tớ”. Chương trình sẽ chọn lọc thêm nhiều câu chuyện điển hình để gửi tới phụ huynh và các bạn khán giả nhỏ tuổi”.

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ sản xuất và quảng bá chương trình

Qua khảo sát cho thấy, nghiệp vụ của các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên VTV7 ngày càng chuyên nghiệp hơn nhưng vẫn chưa đồng đều. Trên thực tế, yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng và hiệu quả của các chương trình GDGT. Vì thế cần chú trọng đến việc chuyên nghiệp hóa đội ngũ sản xuất ở tất cả các khâu. Để giải quyết vấn đề này cần tiến hành từng bước một.

Trước hết cần chuyên nghiệp từ đội ngũ lãnh đạo kênh. Người lãnh đạo phải là những người có tinh thần trách nhiệm cao, biết khơi gợi lòng nhiệt huyết, sự sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cho các phóng viên, biên tập viên của mình. Người lãnh đạo cần có đủ trình độ chuyên môn để định hướng, đánh giá và thẩm định các chương trình GDGT của kênh VTV7.

Ngoài ra, cần xây dựng đội ngũ sản xuất chuyên nghiệp, thích ứng nhanh với môi trường truyền hình hiện đại. Cốt lõi của thương hiệu kênh truyền hình nằm ở yếu tố nội dung, vì thế những người trực tiếp tạo ra nội dung có vai trò đặc biệt quan trọng. Người làm truyền hình phải được nâng cao trình độ nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ, làm chủ công nghệ, bắt kịp với xu thế chung của truyền hình thế giới và trong nước. Bên cạnh đó, vì nội dung chương trình là GDGT mà đối tượng lại là lứa tuổi thiếu nhi nên cần tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ sản xuất khi làm các chương trình truyền hình về trẻ em. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng đến yếu tố tâm lý độ tuổi.

Cần xây dựng đội ngũ dẫn chương trình chuyên nghiệp và chuyên biệt, góp phần tạo ra bản sắc, tính độc quyền cho mỗi chương trình. Mỗi người dẫn chương trình phải luôn tự hoàn thiện mình cả về đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, phải rèn luyện, xây dựng cá tính, phong cách, thậm chí cả cách ăn mặc khi lên hình để góp phần đem đến hiệu quả GDGT cao nhất.

3.2.2.2. Nghiên cứu kỹ nhóm khán giả mục tiêu (thiếu nhi)

Một chương trình truyền hình thành công là chương trình thu hút được nhiều khán giả. Vì vậy việc nghiên cứu khán giả là yêu cầu bắt buộc để kênh truyền hình nắm bắt được nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của khán giả. Từ đó, sản xuất ra các chương trình phù hợp. Nhưng trên thực tế, kênh VTV7

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi trên kênh vtv7, đài truyền hình việt nam (Trang 106 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)