Khái quát thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao (Trang 35 - 36)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu khóa luận

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố mơi trường đến chính sách hỗ

2.1.2. Khái quát thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh

tỉnh Nghệ An.

Theo UBND tỉnh Nghệ An, thời gian qua tỉnh đã có nhiều hoạt động nhằm phát triển nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, trong đó tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các đề án và quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao đến năm 2020. Ngồi ra, tỉnh cũng đã quy hoạch phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phủ Quỳ; các quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa, lạc, rau củ quả; các quy hoạch vùng chè, mía nguyên liệu trong sản xuất ứng dụng cơng nghệ cao.

Khơng dừng lại ở đó, tỉnh còn ban hành và thực hiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ, xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp... Thông qua các hoạt động này, tỉnh Nghệ An đã đưa tổng diện tích canh tác nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao lên trên 9.500 ha, chiếm 3,1% diện tích canh tác nơng nghiệp. Cùng với đó đưa tổng đàn bị sữa được ni ứng dụng công nghệ cao đạt 47.600 con; tỷ trọng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 5 - 10% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Đáng lưu ý là năng suất, giá trị sản phẩm cây trồng, vật nuôi được ứng dụng công nghệ cao tăng 20 - 40%, lợi nhuận cho người sản xuất tăng trên 30% so với doanh thu. Trên địa bàn tỉnh hiện cũng đã có 12 doanh nghiệp hoạt động khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

Ngoài những mặt được của địa phương, tại Hội nghị các đại biểu đến từ các đơn vị, địa phương trong tỉnh Nghệ An và tỉnh Lâm Đồng cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế của tỉnh Nghệ An trong phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nổi lên là việc tỉnh mới tập trung chủ yếu vào việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản. Hầu hết mới ứng dụng công nghệ cao ở từng khâu của quá trình sản xuất mà chưa có nhiều sản phẩm ứng dụng cơng nghệ cao theo chuỗi giá trị sản phẩm.

nghệ cao mới chỉ tập trung ở một số doanh nghiệp lớn nên người tiêu dùng rất khó phân biệt được sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với sản phẩm thơng thường.Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu công nghệ cao trong nơng nghiệp vẫn cịn khiêm tốn. Hơn nữa, ở các địa phương trong tỉnh vẫn thiếu các cơ chế, chính sách phù hợp trong việc khuyến khích đầu tư vốn để ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là cơ chế, chính sách về đất đai, quy hoạch phát triển khiến các vùng sản xuất nông nghiệp luôn phải đối mặt với nguy cơ mất đất sản xuất để phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội, diện tích sản xuất lại manh mún, nhỏ lẻ khó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao đạt hiệu quả.

Để khắc phục tình trạng này, tỉnh đã lựa chọn 7 cây trồng, 4 con để thực hiện ứng dụng cơng nghệ cao vào các khâu chính (giống, canh tác, ni trồng và bảo quản sau thu hoạch). Theo đó, tỉnh phấn đấu đến năm 2020 tồn tỉnh có khoảng 5 - 10% diện tích canh tác đất nông nghiệp được ứng dụng công nghệ cao và hình thành phát triển 10 - 15 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong một số sản phẩm chủ lực của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh cũng thực hiện các giải pháp phấn đấu đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 15 - 20% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Mặt khác, hình thành một khu sản xuất nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung tại huyện Nghĩa Đàn quy mô 200 ha để tổ chức sản xuất thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)