Đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiêp công nghệ cao

Một phần của tài liệu Tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao (Trang 50 - 54)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu khóa luận

2.3 Đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiêp công nghệ cao

cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2020.

a.Chính sách hỗ trợ về vốn và tín dụng

Kết quả đạt được

Việc đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ trợ vốn và tín dụng thời gian qua đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và nhu cầu vốn phục vụ phát triển nông thôn. Kết quả đầu tư tín dụng thời gian qua cho thấy, 1 đồng vốn tín dụng đã góp phần tạo ra xấp xỉ 1,2 đồng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản. Tín dụng gia tăng đã góp phần đưa giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2020 tăng 2,9%.

- Vốn tín dụng đã giúp người dân, doanh nghiệp có thêm nguồn lực đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, áp dụng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Các cơng nghệ sản xuất trong nhà kính, nhà lưới, tưới nước tiết kiệm và chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế đã được ngành ngân hàng cho vay để đầu tư và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế, tạo tiền đề để tiến tới sản xuất hàng hóa lớn, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.

- Chính sách hỗ trợ về nguồn vốn như ưu tiên trong tái cấp vốn và thực hiện giảm dự trữ bắt buộc đối với các TCTD có tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn từ 40% trở lên đã khuyến khích các TCTD tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này, góp phần đưa tín dụng đối với lĩnh vực tăng đều hàng năm và cao hơn so với tăng trưởng tín dụng chung. Nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn luôn thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu nền kinh tế.

Các hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh kết quả đạt được, việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thơn cịn gặp một số khó khăn như:

- Sản xuất nông nghiệp luôn tiềm ẩn rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, gây thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp và ngân hàng cho vay; lĩnh vực xuất khẩu nông sản luôn phải đối mặt với rào cản thương mại ngày càng phức tạp, khắt khe (như việc Mỹ áp dụng đạo luật Farmbill, EU tăng cường kiểm tra, giám sát chống khai thác thủy sản biển bất hợp pháp của Việt Nam…).

- Các công cụ phịng ngừa và hạn chế rủi ro trong nơng nghiệp cịn thiếu vì vậy hiệu quả đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực này còn hạn chế.

- Việc tổ chức sản xuất theo các mơ hình liên kết vẫn bộc lộ hạn chế do khả năng hợp tác, liên kết của người dân cịn yếu, vẫn cịn xảy ra tình trạng dư thừa sản phẩm nông nghiệp ảnh hưởng tới thu nhập của người sản xuất. Ngoài ra, thời gian qua một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, chủ doanh nghiệp bỏ trốn hoặc bị cơ quan pháp luật bắt giữ, tạo tâm lý e ngại khi đầu tư vốn tín dụng, cũng như việc tích cực tham gia vào chuỗi giá trị của các bên liên quan.

- Việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cịn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của TCTD như:

(i) Việc đầu tư nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn lớn, tuy nhiên các doanh nghiệp chưa có nguồn lực tài chính tốt, chưa thực sự sẵn sàng tham gia sản xuất nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao một cách bài bản, chưa có phương án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiệu quả và phương án trả nợ vay chưa khả thi, thị trường tiêu thụ không ổn định,…

(ii) Số lượng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và số lượng doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cơng nhận cịn hạn chế (hiện nay chỉ có 3 khu, 1 vùng và 32 doanh nghiệp).

(iii) Các tiêu chí xác định dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn cịn chưa rõ ràng, chưa quy định cơ quan nào xác nhận các tiêu chí đó của dự án (ứng dụng cơng nghệ sinh học, vi sinh,…), gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xác định đối tượng thụ hưởng chính sách để cho vay.

(iv) Tài sản đảm bảo cho khoản vay thường là đất nơng nghiệp có giá trị thấp, trong khi tài sản trên đất nông nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu để làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng;

- Nhiều doanh nghiệp nông nghiệp chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn do phương án sản xuất kinh doanh thiếu khả thi, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính cịn hạn chế, cơng tác hạch tốn kế tốn thiếu chun nghiệp, thơng tin tài chính thiếu minh bạch, thiếu tài sản đảm bảo dẫn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệpnơng nghiệp cịn hạn chế.

b. Chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học, cơng nghệ

Kết quả đạt được

Qua nghiên cứu thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển NNCNC ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 – 2020, cho thấy tỉnh đã đạt được những kết quả sau:

- Nền NNCNC ở tỉnh chi mới ở giai đoạn bắt đầu chuyển hóa từ nền SXNN truyền thống sang nền SXNN hiện đại ứng dụng cơng nghệ cao và mới được định hình bằng Chương trình NNCNC của tỉnh

- Bước đầu nâng được trình độ SXNN tập trung trên quy mơ lớn, đã hình thành các mơ hình SX liên kết theo hướng ứng dụng cơng nghệ cao như Câu lạc bộ, HTX; và SX theo quy trình canh tác an tồn nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường về chất lượng nông sản.

- Một số công nghệ hiện đại cũng được đưa vào ứng dụng SX như CNSH, công nghệ vật liệu mới, hoặc cơ khí hóa và điện khí hóa trong NN với các quy trình bán tự động hoặc tự động.

quả, lúa.

Các hạn chế và nguyên nhân

Trong q trình thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học và công nghệ cho nông nghiệp đã đạt được những thành tựu nhất định. Nhưng bên cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định :

- Nông dân ứng dụng và nhận chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật trong sản xuất chưa sát với thực tế, còn ở mức độ thấp. Các nguồn lực, liên kết, hợp tác phát triển còn hạn chế, năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thấp nhất so với các lĩnh vực khác.

- Thói quen canh tác, chăn ni truyền thống còn phổ biến ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNC vào sản xuất nơng nghiệp. Q trình dồn điền đổi thửa cịn gặp nhiều khó khăn do tâm lý chung của người nơng dân muốn giữ đất để khi có quy hoạch thực hiện các dự án hoặc cơng trình cơng cộng sẽ được đền bù, hỗ trợ chuyển đổi nghề và tránh được mối lo biến dạng ruộng đất, mất đất sau khi giao cho doanh nghiệp

c. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Kết quả đạt được

Lực lượng lao động tỉnh Nghệ An đang ở trong thời kỳ “dân số vàng”, đây là lợi thế về nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Lực lượng lao động của tỉnh Nghệ An có cơ cấu phân theo nhóm tuổi trẻ, thuận lợi để có thể nâng cao trình độ chun mơn kĩ thuật của lao động. Lao động có thể dễ dàng đón nhận những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất và đạt được một số kết quả nhất định:

- Lực lượng lao động của Nghệ An bước đầu đã có sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đó là sự giảm tỉ trọng của lao động nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỉ trọng của lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

- Trình độ học vấn của lao động đã được nâng lên rõ rệt. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất của lao động một cách dễ dàng.

- Nguồn lao động ở Nghệ An nhìn chung năng lực tiếp nhận, xử lý những kỹ năng và phong cách làm việc theo u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được cải thiện nhưng cịn hạn chế kể cả về nhận thức, cơ sở vật chất - kỹ thuật, phương pháp và cách thức tổ chức. Khoảng cách tụt hậu về cơ sở vật chất và công nghệ của nền kinh tế cũng như của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực còn thiếu và lạc hậu.

Các hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù tỉnh Nghệ An đang có rất nhiều lợi thế về nguồn nhân lực do đang ở trong thời kỳ dân số vàng, tuy nhiên, đào tạo nguồn nhân lực Nghệ An cũng có nhiều hạn chế, hầu hết các kỹ năng mềm của người lao động ở tỉnh Nghệ Ann nằm ở mức trung bình hoặc yếu, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ năng lãnh đạo.

- Cơng tác đào tạo chưa phù hợp:

Công tác đào tạo hiện nay chưa phù hợp về cả số lượng và chất lượng. Đào tạo Cao Đẳng và Đại Học vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Đây là một trong những ngun nhân chính dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

Ngồi ra, chất lượng chương trình giảng dạy của các trường còn thấp, chưa đào tạo được lao động có kỹ năng làm việc thực tế. Với chương trình đào tạo hiện nay của các trường ĐH, CĐ, SV mới ra trường tại Việt Nam thường thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng mềm và đào tạo chưa gắn liền trực tiếp với công việc tại các doanh nghiệp

- Tình trạng người lao động thiếu định hướng trong việc chọn ngành nghề

Từ bậc phổ thông cũng khiến cho cung lao động của Việt Nam gặp nhiều vấn đề. Với tâm lý bằng cấp, hầu hết người lao động đều lựa chọn học đại học hoặc sau đại học mà không chú trọng đến cầu nhân lực cũng như học nghề, điều này dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay và tình trạng người lao động có bằng ĐH nhưng chấp nhận làm những công việc không cần chuyên môn kỹ thuật. Sinh viên cũng chưa định hướng tốt những ngành nghề mà thị trường có nhu cầu.

- Chất lượng nguồn lao động thấp

Chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo cao chiếm gần 80%. Với một nguồn nhân lực kém về trình độ như hiện nay là một rào cản cho việc gia nhập thị trường lao động chất lượng cao trong thời kỳ tỉnh Nghệ An đang đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa. Mặt khác, lực lượng lao động đào tạo chủ yếu là lao động trình độ thấp, lao động có trình độ cao chiếm tỉ lệ rất ít là một khó khăn lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao của tỉnh.

- Thiếu đội ngũ nhân lực chất lượng cao:

Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, cơng nhân lành nghề vẫn cịn rất thiếu so với nhu cầu xã hội để phát triển các ngành kinh tế chủ lực của Tỉnh. Số lao động có trình độ chun mơn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ chun mơn cao có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong mơi trường cạnh tranh cơng nghiệp; vẫn cần có thời gian bổ sung hoặc đào tạo bồi dưỡng để sử dụng hiệu quả. Khả năng làm việc theo nhóm, tính chun nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ là công cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực còn hạn chế.

- Lao động trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh hầu hết chưa qua đảo tạo, trình độ và kỹ năng thắp, khó có điều kiện tiếp cận với những ngành nghề địi hỏi có tay nghề và kỹ năng lao động cao. Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh sự phối kết hợp giữa các ngành các cấp còn nhiều bắt cập trong các khâu chi đạo, theo dõi kiểm

CHƯƠNG 3.

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao (Trang 50 - 54)