Kết quả thực thi chính sách hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao

Một phần của tài liệu Tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao (Trang 45 - 50)

6. Kết cấu khóa luận

2.2.4. Kết quả thực thi chính sách hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao

a. Chính sách hỗ trợ về vốn và tín dụng

Nhờ quá trình triển khai đồng bộ chính sách vốn và tín dụng của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển nông nghiệp, các chương trình tín dụng đặc thù, đến 2020, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp đạt 20.806 tỷ đồng, tăng 25,5% so với cuối năm 2018 (cao hơn so với mức tăng tín dụng chung 18,17%), chiếm tỷ trọng khoảng 20% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế.

Trong tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nông nghiệp đạt 7.757 tỷ đồng, chiếm 35,8%,tăng 3,41% so với cuối năm 2019. Trong đó, để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về tài sản bảo đảm, các TCTD đã thực hiện cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các doanh nghiệp uy tín, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh với tỷ trọng dư nợ tín dụngkhông có tài sản bảo đảm đối với doanh nghiệp chiếm 11%.

Việc triển khai các chương trình tín dụng thuộc lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao cũng đã đạt kết quả tích cực, cụ thể:

- Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch đạt dư nợ hơn 650 tỷ đồng với 2,5 nghìn khách hàng cá nhân và 8 khách hàng doanh nghiệp còn dư nợ.

- Trong 3 năm 2018-2020, các ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng đối với ngư dân để cho vay đóng mới, nâng cấp 168 tàu, chiếm 45,9% tổng số tàu cần đóng mới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ cho các địa phương giai đoạn 2015- 2020 với tổng số tiền cam kết cho vay đạt 11.704 tỷ đồng.

- Chính sách cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ đã tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp có điều kiện đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Doanh số cho vay lũy kế từ khi triển khai đạt trên 9.000 tỷ đồng.

b.Chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ

- Về trình độ khoa học công nghệ

Qua khảo sát tình hình sử dụng công nghệ ở các DNNNCNC trên địa bàn tỉnh Nghệ An cho thấy, hầu hết các DNNNCNC trong lĩnh vực trồng trọt đều sử dụng các công nghệ hệ thống nhà kính; công nghệ tưới tiêu tự động, tiết kiệm nước; hệ thống tưới nhỏ giọt xuất xứ từ Israrel. Việc sử dụng những công nghệ này mang lại bước ngoặt trong phát triển nông nghiệp ở Nghệ An, đặc biệt là những vùng có khí hậu khắc

nghiệt, địa hình đồi núi như các huyện miền Tây Nghệ An. - Về trồng trọt

Những chính sách đúng đắn và kịp thời trong chuyển giao hỗ trợ khoa học- công nghệ của nghệ an đã và đang có tác động to lớn đối với phát triển kinh tế nông nghiệp trồng trọt của địa phương. Năm 2018 tỉnh đã đầu tư xây dựng Trại giống lúa với tổng số vốn là 5.940 triệu đồng, thực hiện tốt chương trình sản xuất, sử dụng giống lúa lai F1, diện tích sản xuất giống lúa lại ngày càng gia tăng, năm 2016 có 250 ha đến năm 2018 đạt 987 ha, hình thành nhiều vùng sản xuất giống lúa lai như nghĩa đàn, tương dương, hoàng mai, yên thành. Việc đưa giống lúa lai vào gieo trồng đại trà đã góp phần đưa năng suất 150ha vào năm 2019 đạt 735ha, chuyển sang sản xuất lúa mùa sớm tạo ra quỹ đất cho vụ động hình thành các vùng cây công nghiệp cho chế biến lập trung.

Hiện có một doanh nghiệp duy nhất ở Nghệ An ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất rau, củ, quả đó là Công ty cổ phần sản xuất và cung ứng rau quả sạch Quốc tế, một đơn vị thành viên của Tập đoàn TH. Trên diện tích 130 ha, công ty đã xây dựng 9 khu nhà kính với tổng diện tích 4,5 ha, 14,7 ha cánh đồng sản xuất hữu cơ (organic) đạt chuẩn châu Âu và trên 100 ha cánh đồng mở sản xuất theo quy trình VietGap. Năng suất bình quân nhiều loại rau, củ, quả trong nhà kính (5.000 m2/nhà) đạt mức 25 đến 30 tấn/nhà/vụ (khoảng 50 đến 60 tấn/ha/vụ, tùy loại củ, quả) tăng 3-5 lần, lợi nhuận tăng hơn 3 lần so với sản xuất theo lối truyền thống.

- Về chăn nuôi.

Từ năm 2018 đến nay Tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ cho các dự án cải tạo đàn bò là 35 triệu đồng, dự án nuôi bò 40.973 triệu đồng, dự án chăn nuôi lợn xuất khẩu 100.756,88 triệu đồng dự ăn chăn nuôi gia cầm 100 triệu đồng. Nhờ vậy, chăn nuôi của địa phương cả bước phát triển vững chắc về số lượng và chất lượng tăng tỷ trọng của chăn nuôi trong nông nghiệp.

Các doanh nghiệp chủ yếu đầu tư công nghệ cao vào nuôi bò sữa, chế biến sữa và nuôi bò, lợn. Theo đó, Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH True Milk và Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là hai doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận là DNNNCNC từ khâu sản xuất thức ăn chăn nuôi cho bò đến khâu chăm sóc bò, chế biến sữa. Nhờ đó, sản lượng sữa tươi hàng năm trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 đến 2019 tăng mạnh.

Trong lĩnh vực nuôi bò thịt, lợn thịt, các DNNNCNC chỉ mới áp dụng công nghệ

trong xây dựng chuồng trại, khâu chọn giống như Công ty TNHH Kiều Phương, Công ty Kết Phát Thịnh, Công ty TNHH Đại Thành Lộc.

trong chăn nuôi như cơ giới tự động hóa hệ thống chuồng nuôi, bảo đảm chủ động nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng phù hợp với sự phát triển vật nuôi, như hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống tự động, bán tự động; hệ thống làm mát, hệ thống kiểm soát vi khí hậu, kiểm soát dịch bệnh tại chuồng nuôi; hệ thống máy băm thái cỏ (có trục cuốn), máy trộn thức ăn trộn hỗn hợp. Về vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng nhiều trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi đã sử dụng các máy phun thuốc công suất lớn, máy cọ rửa chuồng trại, ... Việc đưa tự động hóa trong chăn nuôi đã góp phần giảm chi phí lao động, nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng chăn nuôi từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.

+ Công nghệ xử lý chất thải: Hiện nay một số trang trại nuôi lợn quy mô lớn đã thiết lập quy trình với trang thiết bị phù hợp để xử lý triệt để lượng phân thải ra hàng ngày, một số trang trại khác thì áp dụng biện pháp ép lọc để giảm lượng nước, xử lý tái tạo chất thải chăn nuôi thành các sản phẩm dưới dạng năng lượng và phân bón hữu cơ. Ở những trang trại nhỏ hơn hoặc các hộ gia đình chăn nuôi quy mô ít thì áp dụng kỹ thuật làm biogas để giải quyết lượng phân hàng ngày. Công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi được sử dụng không chỉ ở các trại chăn nuôi lớn mà ở trong cả hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ đã bắt đầu được ứng dụng nhiều.

- Lĩnh vực thủy sản

Các doanh nghiệp áp dụng công nghệ nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao theo quy trình nhà màng của Israel, nuôi siêu thâm canh theo công nghệ Việt - Úc. Với công nghệ hiện đại, một héc ta nuôi tôm công nghệ cao có thể cho năng suất 120 - 240 tấn/năm, gấp 60-80 lần nuôi tôm theo mô hình nuôi công nghiệp, bán công nghiệp thông thường

Diện tích ứng dụng công nghệ cao chưa được nhiều so với tiềm năng của tỉnh khác. Trên địa bàn tỉnh ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản được áp dụng như đào ao, nạo vét, cung cấp nước, máy quạt, máy sục khí, chế biến thức ăn, xử lý môi trường nuôi tại các ao nuôi thâm canh, nuôi lươn không bùn, nuôi ốc, xây dựng nhà màng, nhà kính để nuôi ốc sinh sản, lươn sinh sản..bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 2.2. Kết quả sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 – 2020

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Diện tích nuôi trồng ha 21.325 21.401 21.476 - Nuôi ngọt ha 18.758 18.825 18.984 - Nuôi mặn lợ ha 2.757 2.576 2.492 + Tôm ha 2.471 2.309 2.234 + Cá và một số loại khác ha 286 267 258 2 Tổng sản lượng tấn 54.325 55.272 57.980 - Sản lượng nuôi ngọt tấn 42.797 43.543 45.657 - Sản lượng nuôi mặn lợ tấn 11.528 11.729 12.323 + Tôm tấn 7.386 7.515 7.896 + Cá và một số loại khác tấn 4.142 4.214 4.427

(Nguồn: Cục thông kê tỉnh Nghệ An)

Tỉnh đã xây dựng được 39 công trình thủy lợi phục vụ các dự án ủy sản với tổng mức đầu tư 82,12 tỷ đồng. Cho đến năm 2018 mức độ tăng trưởng của ngành thủy sản đạt 8,61%.

+ Lĩnh vực lâm nghiệp: Tương tự lĩnh vực trồng trọt, lĩnh vực nông nghiệp ứng

dụng công nghệ mới nhà lưới, nhà màng, công nghệ tưới phun tiết kiệm trong ươm giống cây lâm nghiệp; ứng dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất; công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin trong quản lý và bảo vệ rừng; công nghệ sinh học trong bảo quản lâm sản. Ngoài ra, tỉnh Nghệ An có một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao vào sản xuất chế biến lâm sản như Công ty cổ phần lâm nghiệp tháng Năm được đánh giá là dự án chế biến gỗ ván thanh và gỗ MDF lớn nhất và hiện đại nhất Đông Nam Á.

c.Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2019, trong tổng số 1.926.086 nghìn lao động có việc làm, chỉ có 20,5% đã qua đào tạo. Trong đó, số lao động có trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật, trình độ đại học trở lên chiếm tỉ lệ thấp.

Tỉ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn. Năm 2019, tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của khu vực thành thị chiếm 49,04% lực lượng lao động của thành thị, trong đó trình độ cao đẳng và đại học trở lên chiếm 31,59%, còn lại là lao động có trình độ sơ cấp và trung cấp. Trong khi đó, lực lượng lao động nông thôn đã được đào tạo chỉ chiếm tỉ trọng 10,32% và chủ yếu là trình độ sơ cấp và trung cấp (5,41% tổng lực lượng lao động), số lao

động khu vực nông thôn đạt trình độ cao đẳng trở lên chiếm 4,91% tổng lực lượng lao động nông thôn.

Đến năm 2020, dân số trung bình của tỉnh Nghệ An khoảng 3.309.000 người. Số người trong độ tuổi lao động là 1.898.000 người (chiếm 57.3% dân số); dân số tham gia hoạt động kinh tế: 2.130.000 người (chiếm 64.3% dân số).

Theo dự báo, về cơ bản quy mô lực lượng lao động tỉnh Nghệ An, tiếp tục tăng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2018-2020 khoảng 1,3% năm.

Bảng 2.1. Lao động theo các ngành nghề trên địa bàn Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị tính: Người, %

TT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

I Tổng lao động trong

ngành kinh tế 1.893.825 1.926.086 2.130.000

1 Nông lâm thủy sản 909.036 924.328 996.414

2 Công nghiệp-xây dựng 446.942 446.851 502.680

3 Dịch vụ 537.847 554.907 630.906

II Tỷ trọng lao động trong

các ngành (%) 100 100 100

1 Nông lâm thủy sản 48,2 47,99 46,78

2 Công nghiệp-xây dựng 23,6 23,2 23,6

3 Dịch vụ 28,2 28,81 29,62

(Nguồn: Cục thông kê tỉnh Nghệ An)

Năm 2020, lực lượng lao động của tỉnh Nghệ An 2.130.000 người. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động (tỉ số giữa những người thuộc lực lượng lao động và tổng dân số từ 15 tuổi trở lên) của Nghệ An năm 2020 là 78,67%, trong đó, tỉ lệ lao động nữ tham gia nhiều hơn so với nam (nữ là 54,8% và nam 45,2%) và tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị (87,8% so với 12,2%). Lực lượng lao động của Nghệ An chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.

Trong đó, lao động đã qua đào tạo chiếm 20,5%, phần lớn lao động đang làm việc trong nền kinh tế là lao động nông, lâm, ngư nghiệp và lao động làm nghề giản đơn. Điều này chứng tỏ Nghệ An vẫn là một tỉnh nông nghiệp, thị trường lao động đang ở mức thấp, vấn đề đào tạo nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật được đặt ra hết sức cấp bách.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao (Trang 45 - 50)