Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển công tác tâm lý học trường học đáp (Trang 38 - 41)

- Lý do để lựa chọn các cơ sở nghiên cứu ngoài nước như sau:

18 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

18.1. Cách tiếp cận:

18.1.1. Hướng tiếp cận biện chứng

Hệ thống phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu về công tác tâm lý học trường học hiện đại, phát triển công tác tâm lý học trường học được phân tích dưới góc độ duy vật biện chứng, từ những định hướng ban đầu cho đến kế hoạch chi tiết đều được xem xét trong mối liên hệ với thế giới khách quan bên ngoài. Việc phát triển công tác tâm lý học trường học cũng được đặt trong mối quan hệ biện chứng với chương trình giáo dục phổ thông mới. Nghiên cứu đề tài được tiến hành trên cấu trúc đã được xác lập nhằm thực hiện các thao tác như: Xây dựng bảng hỏi, thiết kế phiếu điều tra viết, mẫu phỏng vấn, bình luận thực trạng, phân tích các nguyên nhân của thực trạng công tác tâm lý học trường học và phát triển công tác tâm lý học trường học.

18.1.2. Hướng tiếp cận hệ thống - cấu trúc:

Cơ sở lý luận về công tác tâm lý học trường học, phát triển công tác tâm lý học trường học được xây dựng theo hướng tiếp cận hệ thống cấu trúc.

Nghiên cứu đề tài được tiến hành trên cấu trúc đã được xác lập nhằm thực hiện các thao tác như: Xây dựng bảng hỏi, thiết kế phiếu điều tra viết, mẫu phỏng vấn, bình luận thực trạng, phân tích các nguyên nhân của thực trạng công tác tâm lý học trường học và phát triển công tác tâm lý học trường học.

18.1.3. Hướng tiếp cận thực tiễn:

học đường nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới được thực thi.

Việc nghiên cứu trong đề tài sẽ sử dụng những cứ liệu và số liệu từ thực tiễn để nghiên cứu hoàn thiện hệ thống phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu.Từ đó đề xuất giải pháp phát triển tâm lý học trường học nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới trong giáo dục Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

18.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp tọa đàm - hội thảo, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp thực nghiệm, phương pháp thống kê toán học.

18.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Dựa trên sự tổng hợp các tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan, kết hợp với lý luận riêng, nhóm nghiên cứu sẽ xây dựng một hệ thống khái niệm công cụ cũng như những khái niệm có liên quan để định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu cũng như toàn bộ quá trình nghiên cứu hoàn thiện hệ thống phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu.

18.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 18.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Bảng hỏi được xây dựng dựa trên hệ thống câu hỏi nhằm đánh giá thực trạng. Bảng hỏi được xây dựng cho từng nhóm khách thể khác nhau ứng với các mẫu phiếu đã xác định ứng với hai đợt khảo sát

Đợt 1: Thực trạng công tác tâm lý học trường học, thực trạng phát triển công tác tâm lý học trường học ở Việt Nam hiện nay

10. Mẫu 1 ĐT: Nhóm khách thể các cơ quan quản lý giáo dục cấp trung ương, cấp Tỉnh - Thành phố.

11. Mẫu 2 ĐT: Nhóm khách thể các nhà nghiên cứu và giảng dạy về giáo dục tại các cơ sở giáo dục đại học, viện.

12. Mẫu 3 ĐT: Nhóm khách thể các cơ quan quản lý giáo dục, giáo viên phổ thông ở địa phương.

13. Mẫu 4 ĐT: Các phụ huynh và học sinh ở địa phương.

- Đợt 2: Đánh giá về các giải pháp nhằm phát triển công tác tâm lý học trường học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

- Mẫu 1A ĐT: Nhóm khách thể các cơ quan quản lý giáo dục cấp trung ương, cấp Tỉnh - Thành phố.

- Mẫu 2A ĐT: Nhóm khách thể các nhà nghiên cứu và giảng dạy về giáo dục tại các cơ sở giáo dục đại học, viện.

- Mẫu 3A ĐT: Nhóm khách thể các cơ quan quản lý giáo dục, giáo viên phổ thông ở địa phương.

18.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp này được sử dụng để điều tra sâu một số trường hợp tiêu biểu và thu thập thông tin một cách trực tiếp. Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn còn được dùng để đánh giá độ trung thực trong việc trả lời bản điều tra viết. Bảng phỏng vấn mẫu được xây dựng cho từng nhóm khách thể khác nhau ứng với các mẫu phiếu đã xác định ứng với hai đợt khảo sát

Đợt 1: Thực trạng công tác tâm lý học trường học, thực trạng phát triển công tác tâm lý học trường học ở Việt Nam hiện nay

14. Mẫu 1 PV: Nhóm khách thể các cơ quan quản lý giáo dục cấp trung ương, cấp Tỉnh - Thành phố.

15. Mẫu 2 PV: Nhóm khách thể các nhà nghiên cứu và giảng dạy về giáo dục tại các cơ sở giáo dục đại học, viện

16. Mẫu 3 PV: Nhóm khách thể các cơ quan quản lý giáo dục, giáo viên phổ thông ở địa phương.

17. Mẫu 4 PV: Các phụ huynh và học sinh ở địa phương

Đợt 2: Đánh giá về các giải pháp nhằm phát triển công tác tâm lý học trường học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

18. Mẫu 1A PV: Nhóm khách thể các cơ quan quản lý giáo dục cấp trung ương, cấp Tỉnh - Thành phố.

19. Mẫu 2A PV: Nhóm khách thể các nhà nghiên cứu và giảng dạy về giáo dục tại các cơ sở giáo dục đại học, viện

20. Mẫu 3A PV: Nhóm khách thể các cơ quan quản lý giáo dục, giáo viên phổ thông ở địa phương.

21. Mẫu 4A PV: Các phụ huynh và học sinh ở địa phương. 18.2.2.3. Phương pháp tọa đàm - hội thảo

Phương pháp này được sử dụng nhằm lấy ý kiến rộng rãi các từ các đối tượng có liên quan đến công tác phát triển tâm lý học trường học như: các nhà giáo dục, lãnh đạo các trường, giáo viên, học sinh các trường phổ thông… Nội dung của hội thảo nhằm đánh giá thực trạng, đánh giá tính cần thiết, khả thi và sự ưu tiên lựa chọn các giải pháp trong hệ thống nhằm phát triển công tác tâm lý học trường học tại Việt Nam. Các tọa đàm khoa học cũng xoay quanh các chủ đề về công tác tâm lý học trường học và phát triển công tác tâm lý học trường học nhằm thu thập các cứ liệu lý luận và thực tiễn có liên quan nhằm làm sáng tỏ những đánh giá về thực trạng và các giải pháp đề xuất.

18.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp này thử nghiệm giải pháp phát triển tâm lý học trường học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong phạm vi của đề tài, tiến hành thử nghiệm các giải pháp phát triển công tác tâm lý học trường học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông trên bình diện:

- Giải pháp về phương thức hoạt động nhằm phát triển công tác tâm lý học trường học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Giải pháp về mô hình tổ chức hoạt động nhằm phát triển công tác tâm lý học trường học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tạo nhằm phát triển công tác tâm lý học trường học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Có thể dự thảo mô hình thực nghiệm như sau:

- Sử dụng nguồn nhân lực và các điều kiện tại chỗ nhằm phát triển công tác tâm lý học trường học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Chi tiết hóa mô hình phòng tham vấn tâm lý trường học nhằm phát triển công tác tâm lý học trường học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. - Hoàn thiện nội dung cơ bản về yêu cầu của công tác tâm lý học trường học nhằm phát triển công tác này đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Nghiên cứu sẽ tiến hành công việc thực nghiệm theo các trình tự cơ bản gồm: chọn mẫu, xác định các tiêu chí đầu vào - đầu ra thực nghiệm, xác định mô hình thực nghiệm (ở đây là thực nghiệm theo dõi) qua thời gian 1 nhóm, và tiến hành thực nghiệm. Việc chọn mẫu sẽ theo phương pháp ngẫu nhiên nhằm hạn chế các tác động làm sai lệch kết quả thực nghiệm. Tiêu chí lấy vào thực nghiệm cơ bản gồm: 6 tỉnh phân bổ theo 3 vùng địa lý (Bắc, Trung, Nam), đảm bảo tỷ trọng 50% thành thị và 50% nông thôn, đảm bảo có đủ một số bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân (từ mầm non đến THPT), các trường tham gia thực nghiệm một cách tình nguyện. Dự kiến sẽ có 10 trường trên toàn quốc được chọn tham gia thực nghiệm. Tiêu chí đầu đào thực nghiệm gồm một số đánh gía cơ bản như: phân tích dịch tễ học về sức khoẻ tinh thần của học sinh, phân tích nhu cầu hỗ trợ tâm lý, phân tích các chỉ số đánh giá chất lượng học tập, phân tích các chỉ số đánh chất lượng giảng dạy, phân tích chỉ số sức khoẻ tinh thần giáo viên, phân tích sự hài lòng của gia đình... Nghiên cứu sẽ sử dụng phối hợp các công cụ (phiếu hỏi) đã kiểm định và phát triển mới các bộ phiếu riêng phù hợp định hướng của đề tài. Tiêu chí đầu ra sẽ đánh giá như tiêu chí đầu vào, thực hiện đánh giá sau 9 tháng thực nghiệm.

18.2.3. Phương pháp thống kê toán học

Phần mềm SPSS phiên bản 22.0 sẽ được dùng để xử lý các dữ kiện thu được, phục vụ cho việc phân tích số liệu cũng như đảm bảo tối đa yêu cầu định lượng và tính khách quan trong quá trình nghiên cứu.

Các số thống kê sau được sử dụng trong đề tài nghiên cứu này như sau: tính tần số, tỷ lệ phần trăm, trị số trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm nghiệm t - test, kiểm nghiệm Chi - quare, kiểm nghiệm ANOVA, tương quan, các phân tích hồi quy, hồi quy đa biến, phân tích đánh giá mô hình tối ưu Bayesian.

Quy trình phân tích được thực hiện bởi 2 nhóm độc lập. Các kết quả phân tích thu được trích xuất dưới dạng bảng và mô hình hóa bằng biểu đồ phục vụ việc báo cáo, bàn luận để đảm bảo tính hệ thống, nhất quán nhằm xác định sự khác biệt và sự ảnh hưởng trong mô hình nghiên cứu thống kê trong nghiên cứu định lượng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển công tác tâm lý học trường học đáp (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)