5. Kết cấu của luận văn
1.2. NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC
1.2.8. Nghiên cứu về giải pháp giảm thiểu tác động của BĐKH, cũng
ứng với nƣớc biển dâng
Ở những vùng trồng lúa 1 vụ năng suất thấp bị nhiễm mặn ven biển: các mơ hình nghiên cứu hệ thống canh tác tổng hợp nhằm tận dụng lợi thế tự nhiên để tăng thu nhập nhƣ mơ hình lúa – cua, lúa – tơm... của Võ Tịng Xn và cộng tác viên (2005). Trên các khu vực phèn nặng, trồng lúa kém hiệu quả, nhiều mơ hình sản xuất khác đã đƣợc khảo nghiệm và phổ biến nhƣ trồng khoai mỡ vùng Đồng Tháp Mƣời; mía ở vùng phèn trũng Tây sông Hậu (Nguyễn Võ Linh, 1999). Với những nghiên cứu về khí hậu, thuỷ văn, địa mạo, thổ nhƣỡng, tài nguyên sinh vật... Trần An Phong, Nguyễn Võ Linh (1990) đã chia vùng ĐBSCL thành 9 vùng sinh thái nông nghiệp, trên cơ sở đó đƣa ra quy luật sinh thái đặc thù của mỗi tiểu vùng để phục vụ cho công tác quy hoạch nông nghiệp.
Cũng trong thời gian qua có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập sâu vào từng giải pháp cụ thể phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL đã đƣợc đầu tƣ thực hiện. Trƣớc hết là cơng trình quy hoạch kiểm sốt lũ ĐBSCL (Tơ Văn Trƣờng, 2005); giải pháp kiểm sốt lũ và cải tạo mơi trƣờng vùng Đồng Tháp Mƣời (Đào Xuân Học, 2005); Nghiên cứu cải tạo đất phèn vùng ĐBSCL (Lƣơng Văn Thanh, 2006); các giải pháp cho vùng ngập úng ĐBSCL (Lê Mạnh Hùng, 2006); nghiên cứu xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ (Trần Nhƣ Hối, 2006), giải pháp trồng rừng ngập mặn (Hoàng Văn Thắng, 2005), quản lý bền vững hệ sinh thái nơng nghiệp (Phạm Bình Quyền, 2007).... và gần đây nhất là dự án: Quy hoạch tổng thể thuỷ lợi ĐBSCL phục vụ nông nghiệp, nông thôn và các ngành kinh tế trong điều kiện nƣớc biển dâng (Viện Quy hoạch Thuỷ Lợi Miền Nam, 2008) đã góp phần khơng nhỏ trong công cuộc phát triển nông nghiệp nơng thơn vùng ĐBSCL.
Năm 2011, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng chiến lƣợc Quốc gia về biến đổi khí hậu. Cũng năm 2011, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng xây
dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH, NBD cho ngành nơng nghiệp, trong đó cũng đề cập riêng một số giải pháp nhằm ứng phó với BĐKH, NBD cho vùng đồng bằng sông Cửu Long nhƣ: xây dựng một số dự án chống ngập úng, lập dự án chống xâm mặn, nghiên cứu các giống lúa thích nghi với ngập úng, xâm mặn, lồng ghép quy hoạch thủy lợi vào quy hoạch sản xuất nông nghiệp…