Vấn đề phân loại câu theo chương trình cải cách

Một phần của tài liệu tiểu luận phân loại câu tiếng việt (Trang 65 - 68)

D. CÂU CẢM THÁN

B.Vấn đề phân loại câu theo chương trình cải cách

[Sách ngữ văn 6, 7, 8. Nguyễn Khắc Phi (chủ biên)]

1 Dẫn theo Lê A- Nguyễn Quang Ninh- Bùi Minh Toán (2010), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Hà Nội: Giáo dục

I. Phân loại theo cấu tạo ngữ pháp.

Những sửa đổi về nội dung kiến thức câu so với sách giáo khoa trước khi chỉnh lý. Sách giáo khoa hiện hành phân chia thành câu trần thuật đơn, câu ghép và câu đặc biệt:

 “Câu trần thuật đơn là câu do cụm C- V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, một sự vật hay dùng để nêu ý kiến”. Câu trần thuật đơn phân chia thành câu trần thuật đơn có từ “là” và câu trần thuật đơn không có từ “là”.

Ví dụ: Mọi người đều yêu mến thằng bé.

 “Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C- V không bao chứa tạo thành. Mỗi cụm C- V này gọi là một vế câu. Các vế câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện/ giả thiết - kết quả, quan hệ tương phản; quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích. Mối quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, cũng có câu ghép không dùng từ nối, giữa các vế câu có dấu phẩy hoặc dầu hai chấm.

Ví dụ: Nếu chiều nay không có mưa thì em sẽ đi thăm nó.

 “Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo thành mô hình chủ ngữ - vị ngữ”. Câu đặc biệt thường được dùng để: xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn văn; liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; bộc lộ cảm xúc; gọi đáp.

Ví dụ: Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (Nam Cao).

II. Phân loại theo mục đích phát ngôn

a. Câu nghi vấn

Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn (ai, gì ,nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, có …không, đã…chưa) hoặc có từ “hay” nối các vế có quan hệ lựa chọn.

Câu nghi vấn có chức năng chính dùng để hỏi. Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

Ví dụ: Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? (Ngô Tất Tố, Tắt đèn). Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định , đe doạ, bộc lộ cảm xúc và không yêu cầu người đối thoại trả lời.

Ví dụ:

Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ

(Ông đồ - Vũ Đình Liên)

Nếu dù để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm , dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

Ví dụ: Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình. Con gái tôi vẽ đấy ư ? chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy.

( Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh) - ( Trang 22).

b. Câu cầu khiến.

Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,…hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.

Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Ví dụ: Ông giáo hút trước đi. (Lão Hạc – Nam Cao)

c. Câu cảm thán

Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, thay, biết bao,, xiết bao, biết chừng nào…dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

d. Câu trần thuật

Câu trần thuật không có đặc điểm điển hình của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả…

Ngoài chức năng chính trên đây, câu trần thuật cò dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc,…( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.

Ví dụ: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu

nước của dân ta.

Một phần của tài liệu tiểu luận phân loại câu tiếng việt (Trang 65 - 68)