Câu trần thuật có giá trị ngôn trung khác

Một phần của tài liệu tiểu luận phân loại câu tiếng việt (Trang 47 - 58)

Ngoài giá trị ngôn trung là trình bày, nhận định rất nhiều loại sự tình, câu trần thuật còn được sử dụng với những giá trị ngôn trung điển hình khác: cầu khiến và cảm thán. Hiện tượng này đã được nói ở mục 1.1).

Thật ra trong tiếng Việt không có những câu cầu khiến và câu cảm thán chính danh. Vì, như ta đã thấy, chúng có thể có hình thức hoàn toàn giống với câu trần thuật.

Những trường hợp như các câu (A) e và (B) e nên ý thức được rằng đó là những câu trần thuật được đánh dấu bằng ngữ điệu và dấu chấm than, nhưng trong một cuốn ngữ pháp phổ thông, vẫn hoàn toàn có thể coi chúng là những câu cầu khiến và những câu cảm thán có hình thức không điển hình.

(G) a) Các con không cãi nhau nữa! b) Anh kê cái bàn ấy ra đây cho đẹp! c) Bác vào chơi xơi nước ạ!

d) Cái bông hoa này vẽ to quá! e) Đường sá lầy lội kinh người!

1. Câu trần thuật

Câu trần thuật là loại câu của những hành động ngôn trung có tính chất nhận định, trình bày. Cấu trúc của câu trần thuật, so với các loại câu khác, phản ánh sát nhất cấu trúc của mệnh đề.

1.1 . Câu trần thuật chính danh

Là những câu mà giá trị ngôn trung chỉ là trình bày, nhận định, không yêu cầu trả lời, không yêu cầu thực hiện một hành động nào khác và không biểu lộ tình cảm, cảm xúc.

VD:

f) Mực là con già hơn trong hai con chó của nhà.

g) Cái nhà tranh, mấy cây cau hình như vừa đứng thẳng hơn lên để chào chàng.

h) Du thương hại đem cơm đổ ra vườn. Một lúc sau Mực lại gần. ( Cái chết của con Mực – Nam Cao)

Tất cả những câu trên đều có giá trị ngôn trung là những nhận định, những lời trình bày. Nội dung trình bày có thể là một ý định, một sự so sánh, một cảm giác, một mệnh lệnh, một tâm trạng, một hành động, một suy nghĩ, một thắc mắc.

Phân biệt các tiểu loại câu trần thuật dựa vào giá trị ngôn trung của nó thì tốt nhất là theo cách phân loại câu theo nghĩa biểu hiện của khung ngữ vị từ.

Cấu trúc câu trần thuật là cấu trúc câu cơ bản. Các loại câu khác có thể dùng nguyên cấu trúc ấy hoặc thêm vào cấu trúc ấy những vị từ tình thái, những ngữ thái từ để tạo hình thức điển hình cho mình.

(B)Câu trần thuật: a) Mọi người đứng dậy. Câu nghi vấn: b) Mọi người đứng dậy ư? Câu cầu khiến: c) Mọi người đứng dậy! d) Mọi người đứng dậy nào! e) Mọi người hãy đứng dậy! (B) Câu trần thuật: a) Cảnh đẹp mà buồn. Câu nghi vấn: b) Cảnh đẹp mà buồn à? Câu cảm thán: c) Cảnh đẹp mà buồn làm sao! d) Cảnh đẹp mà buồn quá!

e) Cảnh đẹp mà buồn!

Câu cầu khiến (A)e và các câu cảm thán (B)d, e không có hình thức gì khác câu trần thuật. Ngữ cảnh làm cho ta nhận ra nó là trần thuật hay cầu khiến, cảm thán. Người ta thường miêu tả sự tham gia của ngữ điệu cảm thán. Người ta thường miêu tả sự tham gia của ngữ điệu vào sự phân biệt này. Thậm chí cho cả sự phân biệt trần thuật và nghi vấn nữa.

( C) Mọi người đứng dậy? Cảnh đẹp mà buồn?

Sự thật là ngữ cảnh chứ không phải chỉ có ngữ điệu tham gia vào sự phân biệt ấy. Các câu ( C) với ngữ điệu hỏi không thể thực hiện được đối với tiếng Việt. Các câu (B) d và e có ngữ điệu cảm thán rất khó nhận ra để phân biệt với ngữ điệu trần

trên văn bản thôi. Câu (A)e chắc là được phát âm mạnh lắm, vì nó là mệnh lệnh. Nhưng trong một ngữ cảnh không si được phép nói to, người ta vẫn thực hiện được cái hành động ngôn trung cầu khiến ấy bằng một câu thì thào.

1.2. Có một câu trần thuật mà giá trị ngôn trung của nó rất đán chú ý: Câu ngôn hành. Câu ngôn hành là câu trần thuật tự biểu thị.

Trong khi các câu trần thuật khác biểu thị một sự tình không trùng với hành động ngôn trung và không được thực hiện bằng câu nói ấy thì câu ngôn hành biểu thị sự tình trùng với hành động ngôn trung và được thực hiện bằng chính câu nói ấy khi nói ra. So sánh:

(D) a) Tôi cấm anh hút thuốc! b) Cha tôi cấm tôi hút thuốc lá. c) Tôi đã bỏ thuốc lá.

Cả ba câu đều nói đến việc hút thuốc, nhưng chỉ có câu (D) a là câu ngôn hành. Khi nói với “tôi” câu “ Tôi cấm anh hút thuốc”, cha tôi đã thực hiện một hành động ngôn trung là cấm, sự tình được biểu thị là cấm và hành động cùng với nội dung cấm ấy được thực hiện bằng chính câu cha tôi nói. Ở hai câu sau hành động ngôn trung đều là kể lại. Sự tình được biểu thị ở câu b là “ Cha tôi cấm…” và sự tình được biểu thị ở câu c là “ Tôi đã bỏ thuốc..” Cha tôi đã cấm tôi bằng một câu nói, nhưng không phải là cái câu mà tôi vừa kể lại. Còn “ Tôi đã bỏ thuốc..” không phải bằng một câu nói nào, mà chính bằng nghị lực của bản thân.

(D) Câu a Câu b Câu c

Hành động ngôn trung Sự tình được biểu thị và cách thực hiện sự tình ấy Cấm “Tôi cấm…” Bằng câu (D) a

Kể lại “Cha tôi cấm…” Không bằng câu (D)b Kể lại “Tôi bỏ thuốc…” Không bằng câu (D) c

Cấu tạo một câu ngôn hành trước hết cần một động từ ngôn hành như: chào, mời, xin, xin mời, xin phép, chúc, chúc mừng, hứa, thề, cấm, cảnh cáo, tuyên bố, cam đoan…

Câu ngôn hành luôn luôn ở ngôi thứ nhất, có ngôi thứ hai nghe và là đối thể của động từ, và chỉ là ngôn hành lúc nói ra câu ấy.

(E) a) Tôi cấm anh!

c) Tôi đã cấm anh rồi kia mà! d) Tôi cấm nó rồi.

e) Nó cấm anh à?

Trong các câu trên, chỉ có hai câu (E)a và b là câu ngôn hành lúcđược “tôi” nói ra. Trong câu c hành động ngôn trung không phải là xảy ra lúc đang nói; trong câu d, ngôi thứ hai nghe nhưng không phải là đối thể của động từ ngôn hành “cấm”, đối thể ở câu này là “nó”, ngôi thứ ba. Trong câu e chủ thể của “cấm” không phải ở ngôi thứ nhất mà là “nó” – ngôi thứ ba. Cả ba câu c, d, e đều không đủ những điều kiện ngặt nghèo để thành câu ngôn hành.

Câu ngôn hành với “xin”, ngoài giá trị ngôn hành thực sự của nó, còn có giá trị dụng pháp đáng lưu ý: nó làm cho các hành động ngôn trung khác (kể cả ngôn hành) bớt gây ấn tượng nặng nề trong giao tiếp. so sánh:

(F) a) Đề nghị các đồng chí yên lặng. b) Xin đề nghị các đồng chí yên lặng. c) Tôi gửi các bạn lời chào thân ái. d) Tôi xin gửi các bạn lời chào thân ái. e) Cảm ơn.

f) Tôi xin cảm ơn.

Trong các cách nói nêu ở trên, ta thấy b nhẹ nhàng hơn a, d thân ái hơn c và f lịch sự hơn e. đó là nhờ tác dụng ngôn hành động từ “xin” ở ngôi thứ nhất biến tất cả nội dung sau đó của câu thành một lời xin khiêm tốn, nhã nhặn.

1.3. Câu trần thuật có giá trị ngôn trung khác

Ngoài giá trị ngôn trung là trình bày, nhận định rất nhiều loại sự tình, câu trần thuật còn được sử dụng với những giá trị ngôn trung điển hình khác: cầu khiến và cảm thán. Hiện tượng này đã được nói ở mục 1.1).

Thật ra trong tiếng Việt không có những câu cầu khiến và câu cảm thán chính danh. Vì, như ta đã thấy, chúng có thể có hình thức hoàn toàn giống với câu trần thuật.

Những trường hợp như các câu (A) e và (B) e nên ý thức được rằng đó là những câu trần thuật được đánh dấu bằng ngữ điệu và dấu chấm than, nhưng trong một cuốn ngữ pháp phổ thông, vẫn hoàn toàn có thể coi chúng là những câu cầu khiến

(G) a) Các con không cãi nhau nữa! b) Anh kê cái bàn ấy ra đây cho đẹp! c) Bác vào chơi xơi nước ạ!

d) Cái bông hoa này vẽ to quá! e) Đường sá lầy lội kinh người!

B.CÂU NGHI VẤN

I.Định nghĩa:

Câu nghi vấn là loại câu có mục đích chính là tìm kiếm thông tin chưa biết chưa hiểu. Câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

Tuy nhiên có những loại câu có hình thức là câu nghi vấn nhưng mục đích không tương ứng.

II.Phân loại câu nghi vấn loại theo mục đích phát ngôn

Theo mục đích phát ngôn có thể phân câu nghi vấn thành hai loại sau:

1) Câu nghi vấn chính danh: câu nghi vấn dùng đúng nghĩa , đúng mục đích là để tìm kiếm thông tin và cần trả lời thông tin đó. Nói cụ thể hơn, câu nghi vấn chính danh là câu nghi vấn có đặc điểm: Người hỏi không biết câu trả lời hoặc là người hỏi muốn biết câu trả lời và hướng tới người đối thoại để nhận được thông tin chưa biết đó.

2) Câu nghi vấn phi chính danh: Câu nghi vấn dùng với các mục đích khác có trong giao tiếp và tư duy hết sức đa dạng.

3) Phân loại câu nghi vấn tiếng Việt căn cứ vào nghĩa và cấu trúc:

Khi phân tích nhận diện câu nghi vấn, các nhà Việt ngữ học căn cứ vào nghĩa và cấu trúc đã phân ra hai loại sau:

1. Câu nghi vấn lựa chọn a.Định nghĩa:

“Câu nghi vấn lựa chọn là kiểu câu nghi vấn trong đó có các khả năng lựa chọn, tức là các điểm mốc đánh dấu phạm vi dao động bấp bênh trong nhạn thức của người nói, cũng đươc biểu hiện trên bề mặt câu.”

b.Phân loại:

Câu nghi vấn lựa chọn có 3 tiểu loại:

-Câu nghi vấn lựa chọn cấu tạo với: hay/hay là

-Câu nghi vấn lựa chọn cấu tạo với: có…không, phải không

-Câu nghi vấn lựa chọn với tiểu từ tình thái: à, ư, nhỉ, nhé

+ Tiểu loại dùng hay/hay là:

Ví dụ: Tôi hay là bạn sẽ phải thi lại? Anh chọn áo dài tay hay áo ngắn tay?

Khả năng lựa chọn có thể được nêu rõ trong câu hỏi, đó là:tôi hoặc bạn; áo dài tay hoặc áo ngắn tay. Hoặc cũng có khả năng lựa chọn gộp: cả tôi và bạn, cả ; áo dài tay và áo ngắn tay, lựa chọn loại trừ: không phải tôi không phải bạn, không áo dài tay không áo ngắn tay,

Điều cần chú ý trong câu hỏi lựa chọn có tính liệt kê thì không nên liệt kê nhiều đối tượng một lúc. Ví dụ:

Ta nên chọn hoa Hồng, hay hoa Huệ, hoa Cúc, hoa Lan…?

Cũng không nên liệt kê đối tượng lựa chọn không cùng loại quy chiếu Ví dụ không nói:

Chúng ta nên đi xe buýt về nhà hay ăn cơm?

Bởi vì về hình thức cấu tạo thì đúng quy cách mà không phù hợp với nội dung ngữ nghĩa, không thuận lối tư duy.

+ Tiểu loại dùng: có…không, …phải không, đã…chưa,… Ví dụ:

Bạn có uống nước không? Thầy tới rồi phải không? Cậu đã làm bài tập chưa?

Trong tiểu loại câu hỏi này thường có hai vế lựa chọn trái ngược nhau có-không, đã-chưa. Thường câu hỏi vế khẳng định, tốt bao giờ cũng ở vế trước; vế phủ định, không tốt ở phía sau. Trường hợp không có phân biệt hai vế thi tiểu từ không đứng cuối câu hỏi.

Ví dụ:Ta nên đi chơi không?

+ Tiểu loại dùng tiểu từ tình thái: à, ư, nhỉ, nhé,…

Trong Việt ngữ có một số tiểu từ tình thái tham gia vai trò cấu tạo câu nghi vấn lựa chọn. Đó là những tiểu từ như: à, hả, nhỉ, nhé, ư,sao, chứ,…những tiểu từ này thường đứng ở vị trí cuối câu và vai trò của nó như là ngữ điệu kết thúc câu hỏi.

 Ví dụ: hôm qua cậu đi bơi à? Nó nói vậy thật ư?

Con gì vậy nhỉ? Em làm gì thế hả? Cậu không sao chứ?

Câu nghi vấn cấu tạo với tiểu từ tình thái này cũng có thể dùng làm câu tán thán. Song trường hợp ta đang nói là thuộc chức năng câu nghi vấn lựa chọn, bởi vì người nghe có thể lựa chọn cách và câu trả lời, còn câu tán thán thì không cần câu trả lời.

2. Câu nghi vấn không lựa chọn a.Định nghĩa:

Câu nghi vấn không lựa chọn là loại câu nghi vấn thường dùng những từ hay tổ hợp từ hỏi như: ai, gì, nào, đâu, sao, bao giờ, lúc nào, như thế nào, ra (làm) sao,…

Nói là câu nghi vấn không lựa chọn là vì thông tin cần tìm trong câu nghi vấn không được người hỏi giới định trước và vì vậy người trả lời tự do cung cấp thông tin liên quan đến phạm vi nói đến và bối cảnh giao tiếp giả định.

Ví dụ:

Ai đang nói chuyện vậy? Hôm nay, chúng ta ăn gì? Sao nó lại khóc ?

Bài tập này làm như thế nào? Bao giờ cậu đi Mĩ?

b.Phân loại

Có thể nói, phạm vi chủ đề dùng câu nghi vấn cấu tạo từ với từ hoặc tổ hơp từ hỏi này khá đa dạng, phong phú. Dưới đây là một số phạm vi.

Ví dụ:

- Hỏi về người:

Ai thế?

- Hỏi về vật:

Cái gì vậy?

- Hỏi về cách thức, địa điểm, tính chất:

Câu hỏi này trả lời như thế nào? Công việc sẽ tiến hành ra sao? Cậu về nhà bằng cách nào?

- Hỏi về vị trí:

Quê Huyền ở đâu? Con mèo nằm ở chỗ nào?

- Hỏi về thời gian:

Bao giờ bạn tốt nghiệp?

- Hỏi về nguyên nhân:

Vì sao bạn không đi học nữa? Tại sao em không học bài?

- Hỏi về số lượng:

Cái áo này bao nhiêu tiền? Anh mua bao nhiêu con cá?

Đáng chú ý là trong câu hỏi về thời gian, từ hỏi có thể kết hợp với giới từ để chỉ thời điểm, chỉ thời gian bắt đầu.

Ví dụ:

Bé bị sốt từ bao giờ?

Vào lúc nào anh có thể tới nhà em? Chúng ta vào học lúc mấy giờ?

* Bàn về vấn đề "Phân loại câu theo mục đích phát ngôn" của PGS.Ts. Bùi Mạnh Hùng:

Câu nghi vấn là câu có từ nghi vấn như ai, gì, nào, đâu, mấy, sao, bao giờ, bao lâu, bao nhiêu; à, ư, hả, chăng, chứ, (có)… không, (đã)…chưa, v.v. hoặc từ

hay nối các vế có mối quan hệ lựa chọn. (8)

Dĩ nhiên sẽ nảy sinh vấn đề: Có phải câu nào có những từ như trên cũng đều là câu nghi vấn không?

Để giải quyết vấn đề này cần chú ý những phân biệt quan trọng sau đây: (9)

1/ nhiên trong hầu hết các trường hợp, những dấu hiệu về cấu trúc cú pháp mà các từ này tham gia, những “từ chứng” mà các từ này có thể kết hợp giúp ta phân biệt khá rõ khi nào thì chúng hoạt động như từ nghi vấn và khi nào thì chúng hoạt động như từ phiếm định (Lê Văn Lý 1972: 179; H. Dyvik 1982: 22 – 32; Cao Xuân Hạo 1999: 1 – 8). Về cơ bản, có thể thấy sự phân biệt này được xác lập như sau.

a. Khi ai, gì, nào, đâu, v.v. kết hợp/có khả năng kết hợp với cũng (đứng trước

cũng, như: ai cũng, gì cũng, nào cũng, đâu cũng, v.v.) và/hoặc kết hợp/có khả năng kết hợp với bất kỳ/bất cứ (đứng sau bất kỳ/bất cứ, như: bất kỳ ai, bất kỳ cái gì, bất kỳ cái nào, bất kỳ đâu, v.v.) thì chúng được xác định là từ phiếm định.

So sánh:

(Bất kỳ) Ai cũng đọc sách. với Ai đọc sách?

(Bất kỳ) Điều cô ấy cũng biết. với Cô ấy biết điều ? (Bất kỳ) Nhà nàocũng thích. với Nó thích nhà nào?

(Bất kỳ) Lúc nàocũng cười. với Lúc nào nó cười?

(Bất kỳ) Ai cũng đồng y . với Ai đồng ý? Anh ấy đi(bất kỳ) đâu cũng được. với Anh ấy có thể đi đâu? Nó đến thì (bất kỳ) ai cũng tiếp đón. với Nó đến thì ai tiếp đón?

Bài này dễ (bất kỳ) ai cũng làm được. với Bài này khó thế ai mà làm được? Nó có thể làm bất kỳ việc . với Nó có thể làm việc ?

b. Khi ai, gì, nào, đâu, v.v. kết hợp với từ phủ định như không, chẳng (đứng sau không, chẳng, như: không/chẳng ai, không/chẳng gì, không/chẳng việc/cái nào, không/chẳng đâu, v.v.) và có thể có thêm ca (đứng trước ca, như

Một phần của tài liệu tiểu luận phân loại câu tiếng việt (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w