Ở đây cần phân biệt 2 đối tượng xem xét ít nhiều có quan hệ với nhau:
- Khả năng tách một vế của câu ghép ra thành câu riêng (về cấu tạo vẫn còn giữ lại các dấu hiệu cho thấy nó vốn là một vế của câu ghép được tách riêng ra).
- Khả năng sử dụng một câu riêng có cấu tạo (dấu hiệu hình thức) tương tự một vế của câu ghép, nhưng không tìm thấy được một cách hiển nhiên vế kia (vế có quan hệ trực tiếp với nó).
Việc tách vế của câu ghép đẳng lập và câu ghép chuỗi ra thành một câu riêng, gần như không có gì trở ngại gì. Vấn đề chỉ là sử dụng thế nào cho đúng hoặc có giá trị tu từ học các kết từ ở vế cuối của câu ghép đẳng lập khi tách nó ra khỏi vế đứng trước nó.
Ví dụ:
Bà chỉ may cho con những quần áo thường, đủ mặc thôi. Còn đứa nào muốn hoa hòe hoa sói, cứ bỏ tiền túi ra mà hoa hòe hoa sói. (Nam Cao)
Đến khi hiểu ra thị cười rũ rượi. Câm cũng cười. (Nam Cao)
Thực ta, khó nói chắc là ở đây có câu ghép được tách ra thành nhiều câu riêng hay đó vốn là những câu riêng được liên kết với nhau bằng các kết từ bình đẳng và các phụ từ, tức là ta có hiện tượng thuộc đối tượng xem xét thứ hai. 2. Tách vế của câu ghép chính phụ
Việc tách vế của câu ghép chính phụ ra thành hai câu riêng tuân thủ những quy tắc khá chặt chẽ.
Chúng ta có 4 kiểu nhỏ câu ghép chính phụ, và gọi tên theo mối quan hệ, được coi là chính, của trật tự các vế trong chúng thì sẽ là:
- Câu ghép nguyên nhân – hệ quả. - Câu ghép điều kiện / giả thiết – hệ quả. - Câu ghép nhượng bộ - tăng tiến.
- Câu ghép mục đích sự kiện.
Trong trật tự này, khi có mặt kết từ ở vế đầu (tức là kết từ 1), thì không được tách 2 vế này ra thành 2 câu riêng. Cụ thể là không được phép tách các ví dụ:
“Vì tên này Dậu là thân nhân của hắn, cho nên, chúng con bắt nộp thay”. (Ngô Tất Tố)
“ Nếu cụ chỉ cho một đồng, thì còn hơn một đồng nữa chúng con biết chạy vào đâu được. (Ngô Tất Tố)
Tuy tôi đã nói nhiều nhưng nó vẫn không nghe.
Để họ có thể đến kịp giờ (thì) chúng ta phải đem xe đón họ. Điều kiện để tách 4 kiểu nhỏ câu ghép này là
b. Như đã biết, với trật tự các vế là 2- 1 thì kết từ của vế chính (tức k2) phải bị xóa.
c.Vậy, về mặt ý nghĩa, sau khi biến đổi vế câu, chúng sẽ là những câu ghép kiểu: - Sự kiện - nguyên nhân
- Sự kiện – điều kiện / giả thiết - Sự kiện – nhượng bộ
- Sự kiện – mục đích
Sau đó có thể thực hiện việc tách câu. Cụ thể chúng ta sẽ có những đôi câu mới như sau:
Chúng con bắt tên Dậu nộp thay.Vì tên này là thân nhân của hắn”. (Ngô Tất Tố). (Đối chiếu với câu phần trên).
Còn hơn một đồng nữa, chúng con biết chạy vào đâu được? Nếu cụ chỉ cho một đồng”. (Ngô Tất Tố) (Đối chiếu với câu phần trên).
Nó vẫn không nghe. Tuy tôi đã nói nhiều. (Đối chiếu với câu phần trên).
Hắn không còn kinh rượu, nhưng cố uống cho thật ít. Để cho khỏi tốn tiền, nhưng nhất là để tỉnh táo mà yêu nhau (Nam Cao). (Đối chiếu với câu phần trên).
Trong việc tách 4 kiểu nhỏ câu ghép này cần chú ý:
- Kiểu câu chỉ hệ quả - nguyên nhân với cặp kết từ sở dĩ...là vì không thể thay đổi trật tự hai vế và không thể tách 2 vế thành 2 câu riêng. Muốn tách phải bỏ kết từ sở dĩ ở vế đầu chỉ hệ quả, và như vậy thì ta lại có câu kiểu sự kiện – nguyên nhân. - Kiểu câu có cặp kết từ nếu ...thì với ý nghĩa đối chiếu thường không thay đổi trật tự hai vế và thường cũng không tách hai vế ra thành hai câu riêng được
Theo khuôn hình chung của câu ghép chính phụ nêu ở điểm 1, thì kết quả của việc tách vế sẽ là:
[C | V]2. K1 [ C | V] 1
Ngoài khả năng tách vế của 2 câu ghép chính phụ vừa xem xét, chúng ta cũng gặp trường hợp dùng riêng câu có kết từ tương tự như một vế trong câu ghép. Những câu như vậy chỉ có thể coi là tương đương với vế của câu ghép và thường xuất hiện sau nhiều câu, hoặc sau một câu có nhiều sự kiện khiến ta không thể ( hoặc không nên) thêm vào trước chúng những kết từ đối ứng để biến cả cụm câu thành
Câu có kết từ (cho) nên ,thành thử chỉ hệ quả Câu có kết từ (bởi) vì, (là) vì chỉ nguyên nhân Câu có kết từ nếu chỉ điều kiện
Câu có kết từ mặc dầu, tuy chỉ ý nhượng bộ. Ví dụ:
Hắn bứt rứt quá, ngứa ngáy quá, và chợt nghĩ đến cái bờ sông gần nhà. Bởi vì cái vườn của hắn ở gần một con sông con nước lặng và trong, khắp bãi trồng toàn dâu, gió đưa đẩy những thân mềm oặt ẹo, cuôn theo nhau thành làn. (Nam Cao) 3.Tách vế của câu ghép qua lại
Câu ghép qua lại là câu ghép dùng những cặp phụ từ có tác dụng liên kết để nối 2 vế lại với nhau. Trật tự các vế trong kiểu câu ghép này nhìn chung không thay đổi được, điều đó chứng tỏ mức độ gắn bó giữa 2 vế rất cao. Trong thực tiễn sử dụng, những vế trong câu ghép qua lại thường không được tách thành câu riêng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng gặp những câu thuộc kiểu này được tách mỗi vế thành một câu riêng, thứ nhất là khi mỗi vế là mỗi cấu tạo khá lớn.
Ví dụ:
(Không ngờ Mô lại để ý nhiều). Có nhiên không phải chỉ vì muốn tận tâm với 2 hai cậu mà thôi. Còn vì lợi riêng của nó (Nam Cao)
Cẩn không chỉ là một tên thất học, tàn bạo, than lam. Hắn còn là một kẻ hiểm độc và nhiều tham vọng. (Hữu Mai)
Tôi vừa được nhìn thấy nhà thờ Phú Cam xưa nhất xứ Huế, tôi lại vừa được chiêm bái cụ cố ông, một đấng trung thần. (Hữu Mai)
Khi các phụ từ không gặp nhau để tạo thành thế hô ứng (như trong 2 vế của câu ghép), thì sự tồn tại của từng câu chứa phụ từ riêng rẻ là viêc bình thường. Ví dụ: Nhãn này vừa mới có cùi.
Trẻ con đã vạch sạch mấy quả nhãn rồi. Chú thích chung cho điều III
a. Khi vế câu ghép được tách thành câu riêng, thì tất cả những phương tiện biểu thị mối liên hệ giữa các câu riêng mới đều trở thành phương tiện liên kết câu ( trật tự trước sau, kết từ, phụ từ).
b. Việc tách một vế hay tất cả các vế trong câu ghép ra thành câu riêng không phải là một việc làm tùy tiện, tuy chúng ta chưa nêu ra được những điều kiện khống chế chặt chẽ. Nó xác nhận tính khả phân của văn bản (tính chất chia nhỏ được của văn bản). Và chịu sự chi phối chung nhất của tình huống sử dụng ngôn ngữ và hoàn cảnh ngôn ngữ chung quanh câu đang xét. Và, cũng như sự tách đoạn, ít nhiều nó có nói lên đặc trưng phong cách( phong cách chức năng – thể văn – và phong cách cá nhân).
c . Khả năng tách các vế trong câu ghép ra thành câu riêng, nói chung như đã thấy, là một trong những lí do kiến một số người nghiên cứu ngữ pháp văn bản có ý định xem xét câu ghép chung với xem xét chỉnh thể trên câu (hiểu là một cụm câu có chung một chủ đề nhỏ nhất), tức là chuyển câu ghép vào khu vực ngữ pháp trên câu.