Câu trần thuật

Một phần của tài liệu tiểu luận phân loại câu tiếng việt (Trang 44 - 47)

IV. Câu ghép nhiều bậc

A.Câu trần thuật

Câu trần thuật là loại câu của những hành động ngôn trung có tính chất nhận định, trình bày. Cấu trúc của câu trần thuật, so với các loại câu khác, phản ánh sát nhất cấu trúc của mệnh đề.

I. Câu trần thuật chính danh

Là những câu mà giá trị ngôn trung chỉ là trình bày, nhận định, không yêu cầu trả lời, không yêu cầu thực hiện một hành động nào khác và không biểu lộ tình cảm, cảm xúc.

VD:

a) Người ta định giết mực đã lâu rồi.

b) Mực là con già hơn trong hai con chó của nhà.

c) Cái nhà tranh, mấy cây cau hình như vừa đứng thẳng hơn lên để chào chàng.

d) Du thương hại đem cơm đổ ra vườn. Một lúc sau Mực lại gần. ( Cái chết của con Mực – Nam

Tất cả những câu trên đều có giá trị ngôn trung là những nhận định, những lời trình bày. Nội dung trình bày có thể là một ý định, một sự so sánh, một cảm giác, một mệnh lệnh, một tâm trạng, một hành động, một suy nghĩ, một thắc mắc.

Phân biệt các tiểu loại câu trần thuật dựa vào giá trị ngôn trung của nó thì tốt nhất là theo cách phân loại câu theo nghĩa biểu hiện của khung ngữ vị từ.

Cấu trúc câu trần thuật là cấu trúc câu cơ bản. Các loại câu khác có thể dùng nguyên cấu trúc ấy hoặc thêm vào cấu trúc ấy những vị từ tình thái, những ngữ thái từ để tạo hình thức điển hình cho mình.

(A) Câu trần thuật: a) Mọi người đứng dậy. Câu nghi vấn: b) Mọi người đứng dậy ư? Câu cầu khiến: c) Mọi người đứng dậy! d) Mọi người đứng dậy nào! e) Mọi người hãy đứng dậy! (B) Câu trần thuật: a) Cảnh đẹp mà buồn.

Câu cảm thán: c) Cảnh đẹp mà buồn làm sao! d) Cảnh đẹp mà buồn quá!

e) Cảnh đẹp mà buồn!

Câu cầu khiến (A)e và các câu cảm thán (B)d, e không có hình thức gì khác câu trần thuật. Ngữ cảnh làm cho ta nhận ra nó là trần thuật hay cầu khiến, cảm thán. Người ta thường miêu tả sự tham gia của ngữ điệu cảm thán. Người ta thường miêu tả sự tham gia của ngữ điệu vào sự phân biệt này. Thậm chí cho cả sự phân biệt trần thuật và nghi vấn nữa.

( C) Mọi người đứng dậy? Cảnh đẹp mà buồn?

Sự thật là ngữ cảnh chứ không phải chỉ có ngữ điệu tham gia vào sự phân biệt ấy. Các câu ( C) với ngữ điệu hỏi không thể thực hiện được đối với tiếng Việt. Các câu (B) d và e có ngữ điệu cảm thán rất khó nhận ra để phân biệt với ngữ điệu trần thuật. Người ta cảm thấy là sự phân biệt nằm ở dấu chấm than nhiều hơn, nghĩa là trên văn bản thôi. Câu (A)e chắc là được phát âm mạnh lắm, vì nó là mệnh lệnh. Nhưng trong một ngữ cảnh không si được phép nói to, người ta vẫn thực hiện được cái hành động ngôn trung cầu khiến ấy bằng một câu thì thào.

II.Câu ngôn hành.

Câu ngôn hành là câu trần thuật tự biểu thị.

Trong khi các câu trần thuật khác biểu thị một sự tình không trùng với hành động ngôn trung và không được thực hiện bằng câu nói ấy thì câu ngôn hành biểu thị sự tình trùng với hành động ngôn trung và được thực hiện bằng chính câu nói ấy khi nói ra. So sánh:

(D) a) Tôi cấm anh hút thuốc! b) Cha tôi cấm tôi hút thuốc lá. c) Tôi đã bỏ thuốc lá.

Cả ba câu đều nói đến việc hút thuốc, nhưng chỉ có câu (D) a là câu ngôn hành. Khi nói với “tôi” câu “ Tôi cấm anh hút thuốc”, cha tôi đã thực hiện một hành động ngôn trung là cấm, sự tình được biểu thị là cấm và hành động cùng với nội dung cấm ấy được thực hiện bằng chính câu cha tôi nói. Ở hai câu sau hành động ngôn trung đều là kể lại. Sự tình được biểu thị ở câu b là “ Cha tôi cấm…” và sự tình được biểu thị ở câu c là “ Tôi đã bỏ thuốc..” Cha tôi đã cấm tôi bằng một câu

nói, nhưng không phải là cái câu mà tôi vừa kể lại. Còn “ Tôi đã bỏ thuốc..” không phải bằng một câu nói nào, mà chính bằng nghị lực của bản thân.

(D) Câu a Câu b Câu c

Hành động ngôn trung Sự tình được biểu thị và cách thực hiện sự tình ấy Cấm “Tôi cấm…” Bằng câu (D) a

Kể lại “Cha tôi cấm…” Không bằng câu (D)b Kể lại “Tôi bỏ thuốc…” Không bằng câu (D) c

Cấu tạo một câu ngôn hành trước hết cần một động từ ngôn hành như: chào, mời, xin, xin mời, xin phép, chúc, chúc mừng, hứa, thề, cấm, cảnh cáo, tuyên bố, cam đoan…

Câu ngôn hành luôn luôn ở ngôi thứ nhất, có ngôi thứ hai nghe và là đối thể của động từ, và chỉ là ngôn hành lúc nói ra câu ấy.

(E) a) Tôi cấm anh!

b) Tôi cấm đấy! ( ngôi thứ hai tỉnh lược) c) Tôi đã cấm anh rồi kia mà!

d) Tôi cấm nó rồi. e) Nó cấm anh à? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các câu trên, chỉ có hai câu (E)a và b là câu ngôn hành lúcđược “tôi” nói ra. Trong câu c hành động ngôn trung không phải là xảy ra lúc đang nói; trong câu d, ngôi thứ hai nghe nhưng không phải là đối thể của động từ ngôn hành “cấm”, đối thể ở câu này là “nó”, ngôi thứ ba. Trong câu e chủ thể của “cấm” không phải ở ngôi thứ nhất mà là “nó” – ngôi thứ ba. Cả ba câu c, d, e đều không đủ những điều kiện ngặt nghèo để thành câu ngôn hành.

Câu ngôn hành với “xin”, ngoài giá trị ngôn hành thực sự của nó, còn có giá trị dụng pháp đáng lưu ý: nó làm cho các hành động ngôn trung khác (kể cả ngôn hành) bớt gây ấn tượng nặng nề trong giao tiếp. so sánh:

(F) a) Đề nghị các đồng chí yên lặng. b) Xin đề nghị các đồng chí yên lặng. c) Tôi gửi các bạn lời chào thân ái. d) Tôi xin gửi các bạn lời chào thân ái.

e) Cảm ơn. f) Tôi xin cảm ơn.

Trong các cách nói nêu ở trên, ta thấy b nhẹ nhàng hơn a, d thân ái hơn c và f lịch sự hơn e. đó là nhờ tác dụng ngôn hành động từ “xin” ở ngôi thứ nhất biến tất cả nội dung sau đó của câu thành một lời xin khiêm tốn, nhã nhặn.

Một phần của tài liệu tiểu luận phân loại câu tiếng việt (Trang 44 - 47)