Nguyên tắc và công cụ giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH (Trang 31)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.4. Nguyên tắc và công cụ giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh

1.4.1. Nguyên tắc đánh giá vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh

Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo vận dụng tổng hợp các biện pháp từ nâng cao năng lực quản trị, điều hành tới cải thiện hoạt động, làm thích ứng môi trường…Các biện pháp này rất đa dạng, phù hợp với đặc thù riêng của từng doanh nghiệp nhưng tựu chung lại doanh nghiệp nên tăng cường các hoạt động quản trị như: chiến lược kinh doanh; lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả; phát triển đội ngũ lao động; quản trị và tổ chức sản xuất; phát triển công nghệ kỹ thuật; mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội… Nhưng tựu chung lại, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện dựa trên nguyên tắc là tăng lợi nhuận, giảm chi phí trên cơ sở tìm nguồn đầu vào chi phí rẻ hơn mà không phải giảm tiêu chuẩn.

1.4.2. Công cụ nâng cao hiệu quả kinh doanh

Công cụ kế hoạch

Kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức hành động để đạt được các mục tiêu. Lập kế hoạch là để ứng phó với sự bất định và sự thay đổi; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, nâng cao vị thế cạnh tranh của tổ chức trong môi trường hoạt động; thống nhất được các hoạt động tương tác giữa các bộ phận trong tổ chức; lập kế hoạch làm cho việc kiểm soát được dễ dàng. Công cụ kế hoạch bao gồm các bước:

- Phân tích môi trường

Mục đích của việc phân tích môi trường xác định những điểm mạnh điểm yếu và nhằm tìm kiếm cơ hội và phát hiện ra những thách thức đặt ra cho tổ chức.

- Xác định mục tiêu

Các mục tiêu sẽ xác định các kết quả cần thu được và chỉ ra các điểm kết thúc trong các việc cần làm. Các mục tiêu đưa ra cần phải xác định rõ thời hạn thực hiện và được lượng hoá đến mức cao nhất có thể.

+ Thời gian: Mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

+ Các bộ phận, nhóm khác nhau trong tổ chức: Gồm mục tiêu của các cổ đông, mục tiêu của ban giám đốc, mục tiêu của người lao động...

- Xây dựng các phương án

Trong bước này cần phải tìm ra và nghiên cứu các phương án hành động để lựa chọn. Mỗi phương án bao gồm:

+ Các giải pháp của kế hoạch: giúp trả lời được câu hỏi phải làm gì để thực hiện mục tiêu?

+ Các công cụ để thực hiện mục tiêu: giúp trả lời câu hỏi thực hiện mục tiêu bằng gì?

- Đánh giá và lựa chọn phương án tối ưu

Sau khi tìm được phương án xem xét những điểm mạnh, yếu của chúng, bước tiếp theo là phải tìm cách đánh giá các phương án theo các tiêu chuẩn phù hợp với mục tiêu và trung thành cao nhất với các tiền đề đã xác định. Khi các phương án được đưa ra xem xét đánh giá nên dựa trên một số căn cứ sau:

+ Phương án nào thực hiện được mục tiêu và có ảnh hưởng mạnh nhất tới mục tiêu.

+ Phương án nào sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức. + Phương án nào có chi phí thấp.

+ Phương án nào tạo được sự ủng hộ của các cấp quản lí và người thực hiện. + Phương án nào phản ánh tốt nhất hệ thống tiêu chuẩn đã chọn.

- Quyết định kế hoạch

Lựa chọn phương án hành động là thời điểm mà kế hoạch được chấp thuận, là thời điểm thực sự để ra quyết định.

Đôi khi việc phân tích và đánh giá phương án cho thấy rằng có hai hoặc nhiều phương án thích hợp mà nhà quản lí có thể quyết định thực hiện một số phương án chứ không chỉ dùng một phương án tốt nhất.

Lúc này cũng cần ra quyết định để phân bổ con người và các nguồn lực khác của tổ chức cho việc thực hiện kế hoạch. Tại thời điểm mà quyết định được thực hiện, việc lập kế hoạch chưa thể kết thúc mà cần các kế hoạch phụ để bổ trợ.

Sau khi quyết định đã công bố, kế hoạch đã được xây dựng xong, bước cuối cùng làm cho kế hoạch có ý nghĩa như đã nêu khi thảo luận về các kế hoạch đó là lượng hóa chúng bằng cách chuyển chúng sang dạng ngân quĩ.

Nếu điều hành tốt, ngân quĩ sẽ trở thành một phương tiện để kết hợp các kế hoạch khác nhau, đồng thời là các tiêu chuẩn quan trọng để đo lường sự tăng tiến của kế hoạch.

Công cụ chiến lược

- Chiến lược phải được xây dựng theo quy trình khoa học, phải thể hiện tính linh hoạt cao.

- Hoạch định chiến lược phải kết hợp hài hòa giữa chiến lược tổng quát và các chiến lược bộ phận.

- Phải chú ý đến khâu triển khai thực hiện chiến lược. - Xác định và phân tích điểm hòa vốn:

+ Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí kinh doanh phát sinh.

+ Phân tích điểm hòa vốn là xác lập và phân tích mối quan hệ tối ưu giữa doanh thu, sản lượng, chi phí kinh doanh và giá cả.

Công cụ tác nghiệp

- Quyết định mức sản xuất và sự tham gia của các yếu tố đầu vào:

Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải quyết định mức sản xuất của mình. Để vận dụng lý thuyết tối ưu vào quyết định mức sản lượng sản xuất cũng như việc sử dụng các yếu tố đầu vào thì doanh nghiệp phải triển khai tính chi phí kinh doanh liên tục và đảm bảo tính chính xác cần thiết.

- Phát triển và tạo động lực cho đội ngũ lao động

+ Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại nhằm thường xuyên nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động, đặc biệt là đội ngũ lao động quản trị phải có khả năng hoạch định chiến lược, phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, chủ động ứng phó với những thay đổi bất thường của môi trường kinh doanh.

+ Doanh nghiệp phải xây dựng cơ cấu lao động tối ưu, đảm bảo đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lý, phù hợp với năng lực, sơ trường và nguyện vọng của mỗi người.

+ Tạo động lực tập thể và cá nhân là yếu tố quyết định khả năng sáng tạo, tập hợp, liên kết giữa các thành viên lại với nhau. Mặt khác, nhu cầu tinh thần của người lao động ngày càng cao đòi hỏi phải chuyển sang quản trị dân chủ, tạo ra bầu không khí hữu nghị, thân thiện giữa các thành viên.

- Hoàn thiện hoạt động quản trị:

+ Bộ máy quản trị gọn, nhẹ, năng động, linh hoạt trước biến đổi thị trường luôn là đòi hỏi bức thiết  tuyển dụng theo nguyên tắc tuyển người theo yêu cầu của công việc. + Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp phải thích ứng với sự biến động của môi trường kinh doanh.

+ Thiết lập hệ thống thông tin hợp lý. - Phát triển công nghệ kỹ thuật

+ Để quyết định đầu tư đổi mới kỹ thuật cần xác định 3 vấn đề:

 Dự đoán đúng cung – cầu thị trường, tính chất cạnh tranh, nguồn lực cần thiết liên quan đến loại sản phẩm sẽ đầu tư phát triển.

 Phân tích, đánh giá và lựa chọn công nghệ phù hợp.  Có giải pháp huy động và sử dụng vốn đúng đắn.

+ Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các hướng chủ yếu nhằm đổi mới và phát triển kỹ thuật công nghệ:

 Nâng cao chất lượng quản trị công nghệ, kỹ thuật, từng bước hoàn thiện quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng.

 Nghiên cứu, đánh giá để có thể chuyển giao công nghệ một cách có hiệu quả, tiến tới làm chủ công nghệ và có khả năng sáng tạo công nghệ mới.  Nghiên cứu, đánh giá và nhập các loại thiết bị máy móc phù hợp với trình

độ kỹ thuật, các điều kiện tài chính, từng bước quản trị và sử dụng có hiệu quả thiết bị máy móc hiện có.

 Nghiên cứu sử dụng vật liệu mới và vật liệu thay thế theo nguyên tắc nguồn lực dễ kiếm hơn, rẻ tiền hơn và vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

 Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tin học trong mọi lĩnh vực quản trị kỹ thuật và quản trị các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.

- Tăng cường và mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội: + Giải quyết các mối quan hệ với khách hàng;

+ Tạo sự tín nhiệm, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường;

+ Giải quyết tốt các mối quan hệ với các đơn vị tiêu thụ, cung ứng, các đơn vị kinh doan có liên quan khác…;

+ Giải quyết tốt các mối quan hệ với cơ quan quản lý vĩ mô; + Thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY LẮP MEIKO

2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko

2.1.1. Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko lắp Meiko

Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko (MTE) là công ty hoạt động trên lĩnh vực cốt lõi là tư vấn xây dựng. Với vai trò tư vấn, hỗ trợ, đưa ra các phương án xây dựng, thiết kế nhà xưởng và tư vấn dự toán, phân tích báo giá, kiểm soát chất lượng công trình, MTE là cầu nối vững chắc và đáng tin cậy giữa các công ty, tập đoàn với các nhà thầu.

Nông nghiệp cũng là lĩnh vực mà MTE dành sự đầu tư và nghiên cứu chuyên sâu nhằm đem đến những giải pháp giải quyết nỗi bất an về thực phẩm bẩn và những thách thức về môi trường. GENKI FARM – Vườn ươm hữu cơ ra đời như một giải pháp toàn diện. Các sản phẩm đến từ Genki Farm đều đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ Organic JAS Nhật Bản. Ngoài ra MTE cũng cung cấp dịch vụ thi công, thiết kế cảnh quan xanh cho các khu công nghiệp, góp phần giảm thiểu nỗi lo về ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh thi công lắp đặt và nông nghiệp, MTE có sự đầu tư rất lớn vào cơ điện tử với mục tiêu mang công nghệ tân tiến phục vụ xã hội với những nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thiết kế phát triển, sản xuất và bán thiết bị cơ điện tử IoT, trí tuệ nhân tạo (AI), phát triển phần mềm, trang thiết bị phục vụ sản xuất Tự động hóa cho nhà máy sản xuất bản mạch, và các ngành công nghiệp khác.

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cao đáp ứng đầy đủ nhu cầu kinh doanh và công tác. Trụ sở của công ty được đặt tại số 91 Linh Lang, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Với diện tích văn phòng 200m vuông, công ty có thiết kế phù hợp đối với vị trí mỗi phòng ban, đảm bảo sự kết nối và hỗ trợ khi cần thiết. Ngoài các hệ thống cơ bản như hệ thống PCCC, hệ thống đèn điện, thang máy, công ty trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng như máy in,

máy chiếu, máy fax, máy scan, máy vi tính,...Ngoài ra, còn có nhiều trang thiết bị khác được trang bị phù hợp với tính chất công việc của từng phòng ban trong công ty.

Bên cạnh đó, Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko còn có một showroom được đặt tại số 91 Linh Lang, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Vị trí showroom đắc địa, tại tuyến đường có lượng lưu thông xe cộ lớn.

Kết quả hoạt động kinh doanh

Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko giai đoạn 2016 đến 30/6/2021 được trình bày qua bảng sau:

Bảng 2.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 6T/ 2021 Chênh lệch ( % ) 2017/ 2016 2018/ 2017 2019/ 2018 2020/ 2019 Doanh thu thuần 10.549 13.523 15.761 16.676 18.727 6.554 21,90 14,28 5,48 10,95 Giá vốn hàng bán 3.713 4.112 4.345 4.965 5.379 1.883 9,70 5,30 12,40 7,60 Lợi nhuận gộp 6.836 9.411 11.416 11.711 13.348 4.672 27,30 17,88 2,50 12,26 Doanh thu tài

chính 30 36 34 40 43 15 15,40 (6,10) 15,88 6,00 Chi phí tài chính 23 27 38 31 34 12 12,40 29,89 (22,35) 8,50 Chi phí bán hàng 65 72 71 68 73 26 9,60 2,16 3,42 6,91 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.322 999 1.246 1.576 1.679 588 (32,39) 19,80 20,98 6,10 Lợi nhuận thuần 790 898 932 1.072 1.224 428 12,02 3,70 13,63 12,39 Thu nhập khác 99 112 107 123 127 45 12,08 (5,20) 13,48 3,07 Chi phí khác 24 20 23 26 23 8 (19,31) 13,00 11,47 (9,34) Lợi nhuận khác 79 65 82 86 83 29 (20,60) 20,10 4,20 (2,60) Lợi nhuận trước thuế 1.773 2.466 2.742 2.519 2.769 969 28,10 10,08 (8,80) 9,04 Thuế TNDN phải nộp 234 275 313 298 322 113 14,90 11,90 (5,09) 6,97 Lợi nhuận sau thuế 1.538 2.190 2.430 2.221 2.447 856 30,10 9,80 (9,38) 9,23

Qua bảng 2.1, ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 có những bước tăng trưởng rõ rệt.

Doanh thu thuần tăng đều qua các năm, đỉnh điểm là năm 2020 đạt doanh thu thuần 18.727 triệu đồng, tăng 10,95% so với năm trước đó. Giá vốn bán hàng qua các năng có sự biến động khá ổn định, lần lượt là 3.713 triệu đồng, 4.112 triệu đồng, 4.345 triệu đồng, 4.965 triệu đồng và 5.379 triệu đồng. Kéo theo đó là lợi nhuận gộp tăng trưởng ổn định, đạt đỉnh điểm tăng trưởng vào năm 2017 với 27,3%. Doanh thu tài chính có nhiều biến động hơn khi thụt lùi đến 6,1% vào năm 2018 so với năm trước đó.

Các loại chi phí có sự khác biệt rõ rệt. Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm nhiều nhất trong cơ cấu chi phí. Trong năm 2017 công ty đã giảm thiểu chi phí quản lý doanh nghiệp xuống 32,39% so với năm trước đó - một con số đáng ngạc nhiên cho thấy hiệu quả cân bằng chi phí vượt trội. Tuy nhiên các năm tiếp theo chi phí vẫn tăng. Cho đến năm 2020, công ty đã kìm hãm được sự gia tăng chi phí với con số 6,1% - giảm thiểu rõ rệt so với con số 20,98% trước đó.

Lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2016-2020 của công ty rất khả quan, ghi nhận mức tăng đều đặn. Lợi nhuận sau thuế qua các năm lần lượt là 1.538 triệu đồng, 2.190 triệu đồng, 2.430 triệu đồng, 2.221 triệu đồng và 2.447 triệu đồng.

Tình hình tài sản – nguồn vốn

Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko giai đoạn 2016 đến 30/6/2021 được trình bày qua bảng sau:

Bảng 2.2. Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch ( % ) 2016 2017 2018 2019 2020 30.6.20 21 2017/ 2016 2018/ 2017 2019/ 2018 2020/ 2019 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.262 1.238 1.887 2.667 1.638 1.438 -1,90 52,40 41,38 -38,59 III. Các khoản phải thu 1.367 1.495 2.011 2.597 2.961 2.661 9,34 34,52 29,18 14,01 Phải thu khách hàng 1.240 1.358 1.861 2.350 2.744 2.444 9,54 36,98 26,30 16,77 Trả trước cho người

bán 127 136 150 247 217 217 7,35 10,02 64,89 -12,13

IV. Hàng tồn kho 3.073 3.279 4.384 4.975 5.463 5.263 6,68 33,71 13,48 9,81

V. Tài sản cố định 6.826 6.401 7.508 7.143 7.875 7.656 -6,22 17,28 -4,86 10,25

Nguyên giá 7.948 7.948 9.477 9.477 10.647 10.647 0,00 19,23 0,00 12,35 Giá trị hao mòn lũy

kế (1.123) (1.547) (1.969) (2.334) (2.772) (2.991) 37,80 27,28 18,54 18,77 VI. Tài sản khác 299 322 354 282 501 161 7,57 9,94 -20,34 77,78 Thuế GTGT được khấu trừ 183 197 217 149 340 7,45 9,98 -31,08 127,68

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)