Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với Bộ ngành

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH (Trang 60)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với Bộ ngành

3.3.1. Kiến nghị với Bộ Công Thương

- Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu không cần thiết cần sớm được bãi bỏ để tạo điều kiện cho các công ty nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài một cách dể dàng.

- Nhà nước cần thúc đẩy ngành khai thác thạch cao phát triển mạnh vốn là nguyên liệu chủ yếu sản xuất xi măng để các công ty nước ta hạn chế hơn việc nhập từ nước ngoài, từ đó ta có thể chủ động hơn về giá bán.

- Nhà nước cần có biện pháp bố trí và điều hành vốn đầu tư xây dựng cơ bản bởi nguồn vốn này khi được nhà nước cấp cho các dự án thì việc giải ngân chậm, do đó ảnh hưởng đến thủ tục quyết toán của Công ty, làm cho việc thu hồi vốn của Công ty rất chậm.

- Các cơ quan quản lí cũng nên hỗ trợ mọi mặt để doanh nghiệp quan tâm sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm cho xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản ưu tiên thanh toán cho công tác tư vấn nhất là tư vấn về giám sát kỹ thuật không để tình trạng công trình đã quyết toán xong mà chưa có vốn thanh toán cho tư vấn.

3.3.2. Kiến nghị đối với Công ty

- Công ty nên đầu tư thêm tài sản cố định và bổ sung vốn lưu động đáp ứng nhu cầu vốn cho việc mở rộng quy mô sản xuất.

- Công ty cần quan tâm hơn nữa vào việc quảng cáo cho các sản phẩm của Công ty.

- Công ty nên xem trọng việc nghiên cứu thị trường nguyên vật liệu để có kế hoạch sản xuất, mua hàng và dự trữ hiệu quả. Cần linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm khách hàng cung ứng các sản phẩm của công ty.

- Đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng, tính năng sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, khuyến khích nghiên cứu sáng tạo sản phẩm mới trong nguyên liệu xây dựng

- Công ty nên thành lập hệ thống quản lí chất lượng công trình, gắn trách nhiệm cho mỗi cá nhân hay tập thể đối với việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình cũng như chất lượng công trình.

- Xem xét, sắp xếp lại lao động trong Công ty sao cho phù hợp với trình độ và năng lực chuyên môn của từng người. Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên nghiệp cho cán bộ quản lí, tăng nhanh hơn nữa chính sách đào tạo nhân viên có trình độ, khoa học kĩ thuật giỏi, có khả năng tốt trong tiếp cận, làm chủ các thiết bị mới.

- Tìm và dự trữ nguồn nguyên liệu rẻ, chất lượng ổn định để giảm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh, thực hiện tiết kiệm chi phí trong sản xuất, quản lí hiệu quả chi phí, tránh lãng phí là điều cần quan tâm thường xuyên.

- Bên cạnh đó Công ty cũng cần tạo môi trường, không khí làm việc thoải mái, ngoài lương công ty cần có chính sách khen thưởng theo doanh số bán hay lợi nhuận để thúc đẩy tinh thần làm việc cho công nhân viên. Có thể Công ty nên tổ chức những chuyến du lịch cho cán bộ, công nhân viên và gia đình của họ đều này sẽ là động lực giúp cán bộ, công nhân viên Công ty làm việc nhiệt tình, hiệu quả hơn.

- Công ty cũng nên thực hiện giao và phân quyền hợp lý và kịp thời làm giảm bớt rườm rà trong khâu hành chính.

- Thâm nhập và mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh đặc biệt là thị trường các tỉnh lân cận vì Hà Nội đang được nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng nên có xu hướng phát triển mạnh.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất tăng lợi nhuận. Vì vậy nó tạo ra tiền đề cho công ty phát triển một cách hoàn thiện và lâu dài. Cho nên vấn đề nâng cao hoạt động kinh doanh phải được thực hiện một cách nghiêm túc, thường xuyên, chặt chẽ để duy trì tốt quá trình hoạt động sản xuất. Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko thuộc quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, có quy mô vốn cố định trung bình nhưng không thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong quá trình thành lập và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhận thức được điều này, công ty đã hoàn thiện công tác tài chính của mình và đặc biệt là công tác nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết để việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn.

Trong quá trình thực tập, được sự chỉ bảo tận tình của Cô Th.S Nguyễn Minh Phương và các anh chị ở Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko, qua phân tích thực tế với nhận thức bước đầu em xin đưa ra một số ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Do hạn chế trong thời gian tìm hiểu nghiên cứu cũng như trình độ hiểu biết chuyên môn chưa sâu, bài báo cáo này sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của cô Th.S Nguyễn Minh Phương và các thầy cô trong khoa để bài báo cáo này được hoàn thiện và có giá trị thiết thực hơn trong thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Thị Kim Cương, Phạm Văn Dược, 2006, Phân tích hoạt động kinh doanh, Tp. HCM: NXB Tổng Hợp.

2. Nguyễn Tấn Bình, 2003, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Tp. HCM: NXB Đại học Quốc Gia.

3. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết, 2001, Quản trị tài chính, Cần Thơ: Trường Đại học Cần Thơ.

4. Phan Đức Dũng, Nguyễn Thị My, 2006, Phân tích hoạt động kinh doanh, Tp. HCM: NXB Thống Kê.

5. Phạm Văn Dược, 2011, Kế Toán Quản Trị, Hà Nội: NXB Lao động 6. Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko

giai đoạn 2016 – 6 tháng đầu năm 2021.

7. Báo cáo hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko giai đoạn 2016 – 6 tháng đầu năm 2021.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)