Định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mạ

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH (Trang 57 - 60)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mạ

mại và Xây lắp Meiko

- Kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, chất lượng, đẩy mạnh đào tạo bên trong, đồng thời thu hút thêm nhân sự từ bên ngoài.

- Mở rộng quy mô sản xuất, đưa dây chuyền mới vào hoạt động đầu năm 2022. - Tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào với giá rẻ, đảm bảo chất lượng.

- Tăng cường bộ phận khai thác thị trường và mở rộng các đại lý phân phối. - Không ngừng phát huy cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất thiết bị, năng suất lao động, giảm chi phí, đồng thời nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.

- Tổ chức quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty.

- Duy trì sản lượng tiêu thụ ở thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng tiêu thụ ở các địa bàn mới, xuất khẩu xi măng ra nước ngoài.

- Công ty tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh với mục tiêu sản xuất tối đa, tiêu thụ tối đa, lợi nhuận và thu nhập của người lao động năm sau đạt cao hơn năm trước. Đẩy mạnh công tác đầu tư tiêu chuẩn hóa đội ngũ quản lý, đội ngũ nhân viên công nhân kỹ thuật lành nghề, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo hướng gọn nhẹ. Duy trì liên tục và có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko

Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu cơ bản của mọi doanh nghiệp. Vì nó là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, một doanh nghiệp muốn tồn tại trong điều kiện bình thường thì hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất cũng phải bù đắp các chi phí bỏ ra. Còn các doanh nghiệp muốn phát triển thì kết quả kinh doanh chẳng những bù đắp những chi phí mà còn phải dư thừa để tích luỹ tái sản xuất mở rộng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn trong thời gian ngắn và sự tác động của những kết quả tới việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội càng mạnh thì kết quả sản xuất kinh doanh càng cao và ngược lại. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi phải phấn đấu nâng cao hiêu quả sản xuất kinh doanh của mình.

3.2.1.1. Tăng kết quả đầu ra

Kết quả đầu ra được đo bằng những chỉ tiêu Doanh thu, Giá trị tổng sản lượng, Lợi nhuận. Để tăng doanh thu cần phải:

- Đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá kinh doanh, mở rộng sản xuất. Trong những năm gần đây Công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng xây dựng sắt thép.

- Mở rộng thị trường. Tìm thị trường mới nhằm tạo ra một lượng khách hàng mới, tiêu thụ thêm sản phẩm của mình. Xây dựng hệ thống các đại lý, cửa hàng nhằm giao tiếp với khách hàng để nắm được nhu cầu thị yếu để nghiên cứu chế tạo mặt hàng mới.

- Ngoài ra doanh nghiệp cần tiến hành các biện pháp nhằm khai thác khách hàng tiềm năng, làm tăng khả năng mua, sử dụng các hình thức như: quảng cáo, tiếp thị, cải tiến về mẫu mã… nhằm gia tăng ý muốn mua sắm của khách hàng.

3.2.1.2. Giảm chi phí

Giảm chi phí nguyên vật liệu, tiết kiệm nguyên vật liệu vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành nên khi doanh nghiệp tiết kiệm nguyên vật liệu cũng sẽ làm hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên điều này dễ dần đến làm kém chất lượng sản phẩm. Vì vậy, Công ty phải bảo quản tốt kho dự trữ nguyên vật liệu.

Giảm chi phí nhân công. Sắp xếp bộ máy quản lý gọn nhẹ, bố trí công việc hợp lý hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần giảm chi phí hành chính.

Giảm chi phí trong công tác quảng cáo, tiếp thị, bảo quản, đóng gói… để giảm khoản chi phí này Công ty phải tăng sản lượng tiêu thụ, khi đó thì chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống dẫn đến lợi nhuận tăng. Lợi nhuận tăng thể hiện doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực có hiệu quả.

3.2.1.3. Sử dụng vốn một cách có hiệu quả

Vốn đầu tư luôn là nhân tố quan trọng đối với sự quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là vấn đề lớn mà doanh nghiệp hoạt động. Thông thường có một số biện pháp về sử dụng vốn như sau:

- Tận dụng triệt để năng lượng sản xuất kinh doanh hiện có, nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị máy móc.

- Giảm tối đa các bộ phận vốn thừa hoặc không cần thiết. - Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu.

- Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành.

- Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật.

- Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động.

- Đầu tư có trọng điểm, ưu tiên những vùng, công trình, dự án sẽ sinh lợi cao. Rút ngắn thời gian để nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động.

- Lựa chọn đổi mới công nghệ phù hợp, sử dụng đúng mục tiêu nguồn vốn công nghệ. Nghiên cứu sử dụng các loại nguyên vật liệu mới và vật liệu thay thế nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành.

3.2.1.4. Sử dụng tốt nguồn nhân lực trong sản xuất kinh doanh

Trong các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, yếu tố con người giữ một vai trò quyết định, khai thác và sử dụng tốt nguồn nhân lực trong sản xuất kinh doanh được thể hiện qua các biện pháp.

- Sắp xếp định biên hợp lý lực lượng lao động trong Công ty, toàn bộ máy quản lý. - Nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên, tận dụng thời gian làm việc, đảm bảo thực hiện các định mức lao động.

- Trang bị công nghệ, áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Có chế độ đãi ngộ, thưởng phạt khuyến khích người lao động.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)