Hiệu quả kinh doanh tổng hợp của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH (Trang 46 - 48)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2.1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp

đã vượt qua không ít những khó khăn, trở ngại để từ đó công ty không ngừng đổi mới, nâng cao năng suất hoạt động nhằm tiến tới sự phát triển chung cho toàn công ty. Công ty đã liên tục đưa ra những chiến lược kế hoạch áp dụng để công ty có thể tồn tại và ngày càng phát triển tốt hơn. Do đó mà trong những năm qua, công ty đã xây dựng được thương hiệu và nâng cao uy tín của mình trên thị trường, thu hút được khá nhiều sự hợp tác của khách hàng; mở rộng quy mô hoạt động, công ty đã nhận được sự tin cậy từ phía khách hàng thông qua những bản hợp đồng lớn.

2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko Meiko

2.2.1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko lắp Meiko

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko giai đoạn 2016 – 30/6/2021 được trình bày qua bảng sau:

Bảng 2.3. Bảng hiệu quả kinh doanh tổng hợp của Công ty

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2016 2017 2018 2019 2020 6T.2021

Doanh thu thuần 10.549 13.523 15.761 16.676 18.727 6.554

Tổng chi phí 9.010 11.333 13.331 14.455 16.280 5.698

Lợi nhuận sau thuế 1.538 2.190 2.430 2.221 2.447 856

Tổng tài sản 12.827 12.735 16.143 17.664 18.438 17.179

Vốn chủ sở hữu 10.271 10.291 13.446 13.372 14.042 14.042

Tỷ suất lợi nhuận

/Doanh thu 14,58% 16,20% 15,42% 13,32% 13,07% 13,07%

Tỷ suất lợi nhuận

/Tổng chi phí 17,07% 19,33% 18,22% 15,37% 15,03% 15,03%

Tỷ suất lợi nhuận

/Tổng tài sản 11,99% 17,20% 15,05% 12,57% 13,27% 4,99%

Tỷ suất lợi nhuận /

Vốn chủ sở hữu 14,98% 21,28% 18,07% 16,61% 17,43% 6,10%

Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: Trong giai đoạn 2016-2018, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty dao động không đáng kể. Năm 2016 đạt 14,58%, năm 2017 tăng lên 16,20%, năm 2018 đạt 15,42%. Tuy nhiên giao đoạn 2019-2020 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm chỉ còn lần lượt là 13,32% và 13,07%, có nghĩa là vào năm 2020, cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 13,07 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều nay cho thấy chi phí mà công ty bỏ ra là quá lớn, công ty vẫn chưa nâng cao được khả năng quản lý chi phí của mình. Tỷ suất sinh lời năm 2019 và 2020 có sự sụt giảm một phần do sự sụt giảm lợi nhuận năm 2019 và sự tăng trưởng doanh thu qua các năm.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên chi phí: Năm 2016, tỷ suất sinh lời trên chi phí đạt 17,07%, có nghĩa là cứ 100 đồng chi phí giúp công ty tạo ra được 17,07 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2017 đạt 19,33%, cho thấy trong năm này công ty đã quản lý và sử dụng các loại chi phí rất hiệu quả. Năm 2018 giảm nhẹ còn 18,22%. Đến giai đoạn 2019-2020, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên chi phí của công ty giảm mạnh, đạt lần lượt là 15,37% và 15,03%, cho thấy công ty đã không còn quản lý và khai thác hiệu quả các khoản chi phí của mình

- Tỷ suất sinh lời của tài sản: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty biến động tương đối thất thường. Năm 2016 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đạt 11,99%, năm 2017

tăng đột biến đạt 17,20%, cho thấy năm 2017 công ty đã sử dụng rất hiệu quả nguồn lực tài sản của mình. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, công ty đã không duy trì được sự hiệu quả trong việc sử dụng tài sản. Năm 2018 giảm nhẹ còn 15,07% và tiếp tục giảm trong các năm 2019 và 2020, chỉ đạt lần lượt là 12,57% và 13,27%. Nguyên nhân là do công ty đã tăng thêm đầu tư tài sản cố định, mở rộng nhà xưởng, máy móc thiết bị từ năm 2018, và sự đầu tư cần có thời gian để đem lại hiệu quả. Tuy nhiên có thể thấy năm 2019 và 2020 thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tiếp tục giảm, chứng tỏ công ty chưa đạt được hiệu quả sử dụng tài sản như mong muốn Năm 2020 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là 13,27% có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản bình quân thì tạo ra được 13,27 đồng lợi nhuận sau thuế.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty dao động từ 14,98%-21,28% trong giai đoạn 2016-2020, nhìn chung ở mức trên 15% đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam là ở mức tốt. Năm 2016 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đạt 14,98%, năm 2017 tăng đột biến đạt 21,28%. Năm 2018 có sự sụt giảm, còn 18,07% và thay đổi giảm nhẹ trong năm 2019 và 2020, đạt lần lượt là 16,61% và 17,43%. Nguyên nhân là do công ty đã tăng mạnh vốn chủ sở hữu từ năm 2018, vốn góp chủ sở hữu tăng từ 10.000 triệu đồng lên 13.000 triệu đồng, và sự đầu tư cần có thời gian để đem lại hiệu quả. Tuy nhiên có thể thấy năm 2019 và 2020 thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm, chứng tỏ công ty chưa đạt được hiệu quả sử dụng vốn như mong muốn. Năm 2020 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 17,43% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được 17,43 đồng lợi nhuận sau thuế. Công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu vì đối với các nhà đầu tư, ROE là tỷ số quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)