nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý có ý nghĩa to lớn, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ổn định phát triển đồng bộ đồng thời cũng đưa ra tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ, tạo sự chủ động trong xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, khắc phục tình trạng hẫng hụt, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và có sự chuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ quản lý. Mặt khác, công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý còn tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
Quy hoạch cán bộ quản lý được thực hiện dựa trên một số nội dung chủ yếu như sau:
Thực hiện trên nguyên tắc tập trung dân chủ, nhưng cũng phải phát huy được trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân trong đơn vị, tập thể gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, của bộ, của ngành và của đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Xây dựng chi tiết các tiêu chuẩn, chức danh cán bộ gắn với việc đánh giá thực trạng cán bộ và lựa chọn cán bộ đủ năng lực, phẩm chất đưa vào dự nguồn. Xác định đúng tiêu chuẩn cán bộ chính là căn cứ để công tác quy hoạch, lựa chọn cán bộ chính xác, cũng là căn cứ để đào tạo bồi dưỡng cán bộ và là mục tiêu phấn đấu cho cán bộ trong tự học, tự rèn luyện, phấn đấu.
Trên cơ sở đánh giá năng lực và khả năng phát triển của cán bộ mà có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Gắn công tác quy hoạch với việc mạnh dạn phân công, giao việc cho cán bộ quản lý trong công tác quy hoạch để thử thách và cử người có năng lực, trách nhiệm bồi dưỡng, dìu dắt giúp đỡ cán bộ phát triển.
Có kế hoạch định kỳ kiểm tra, đánh giá công tác quy hoạch cán bộ để kịp thời bổ sung những điều chỉnh phù hợp nhằm hoàn hiện công tác quy hoạch. Làm tốt công tác nhận xét đánh giá cán bộ giúp nắm chắc chất lượng của đội ngũ, làm cơ sở quan trọng cho công tác quy hoạch cán bộ quản lý.
Để làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, chủ thể quản lý cần thực hiện các biện pháp sau:
Thứ nhất, dự báo được yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý của các trung tâm. Điều chỉnh về số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý trong Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý.
Thứ hai, điều chỉnh theo hướng tăng các yêu cầu chất lượng đối với đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa và tương đương trong Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý cần phải toàn diện cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ. Do vậy ngoài việc xác định các yêu cầu về số lượng, cơ cấu, còn phải nắm chắc chất lượng cán bộ quản lý các cấp.
Xây dựng chi tiết các tiêu chuẩn ứng với từng vị trí công tác của cán bộ quản lý gồm các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý chỉ đạo điều hành, các yêu cầu về tư tưởng chính trị, quan điểm lập trường, tư cách đạo đức, tác phong công tác… của người cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu của người cán bộ trong thời kỳ đối mới đất nước.
Cùng với việc định ra các tiêu chuẩn, thì chỉ ra cách thức đánh giá mức độ đạt được các tiêu chuẩn là một nhiệm vụ quan trọng mà thông qua kết quả đánh giá càng chi tiết, lãnh đạo nhà trường càng nắm được cụ thể thực trạng cũng như điều chỉnh kịp thời yêu cầu trong quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ quản lý.
Tổ chức khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý từ cấp bộ môn, khoa, phòng ban và các đơn vị tương đương dựa trên các yêu cầu, tiêu chuẩn đã được xây dựng chi tiết. Công việc này phải được thực hiện thường xuyên, từ đó có cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý đương chức và dự nguồn, cũng như khuyến khích họ tự phấn đấu rèn luyện đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn đặt ra.
Thực hiện nghiêm túc công tác quy hoạch cán bộ quản lý. Muốn vậy đòi hỏi các cấp quản lý, các cơ quan chức năng làm công tác cán bộ (phòng Tổ chức cán bộ) nắm chắc quy trình, nội dung, yêu cầu cụ thể của công tác quy hoạch. Phải có sự đồng thuận, nhất trí và phối hợp chặt chẽ giữa cấp trên và cấp dưới. Tạo được sự nhất trí, thống nhất cao giữa cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
Quy hoạch phải được công khai và có hướng mở như mỗi chức danh cần quy hoạch nhiều người, mỗi người đủ điều kiện được quy hoạch vào nhiều vị trí quản lý… để tạo động lực cho cán bộ rèn luyện, phấn đấu, cũng là để thuận lợi cho việc lựa chọn cán bộ xứng đáng nhất khi bổ nhiệm chính thức.
Quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ quản lý phải đảm bảo tính khách quan, đánh giá đúng, đủ về cán bộ quản lý. Phải công tâm, minh bạch, xuất phát từ công việc, nhiệm vụ chung của các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên để bổ trí cán bộ phù hợp sao cho phương án quy hoạch được tối ưu nhất.
Tạo điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất đảm bảo cho điều chỉnh công tác quy hoạch cán bộ.
Cũng như công tác quản lý nói chung, công tác cán bộ phải bắt đầu từ khâu kế hoạch, quy hoạch cán bộ. Đây là chìa khoá của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán boojq uản lý. Nhờ thực hiện tốt công tác quy hoạch mà công tác chuyển giao các thế hệ lãnh đạo được thuận lợi hơn. Công tác quy hoạch cán boojq uản lý đòi hỏi vừa phải có tầm nhìn chiến lược, vừa kết hợp thực hiện những nhiệm vụ cơ bản, trước mắt, có như vậy, đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên mới không bị hẫng hụt, chắp vá.