Có cơ chế chính sách phù hợp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý ngành Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thường xuyên thành phố

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN nâng cao chất lượng cán bộ quản lý ngành giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên TP hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 39)

quản lý ngành Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Tạo môi trường thuận lợi, thực hiện tốt chính sách cán bộ. Chính sách, chế độ đãi ngộ của nhà nước, của các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên đối với cán bộ, giảng viên nhà trường nói chung, đối với đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng có vai trò rất quan trọng, góp phần phát huy nhân tố con người trong phát triển các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Chế độ chính sách đối với cán bộ chính là một trong những công cụ hiệu quả, là biện pháp hữu hiệu để các cấp lãnh đạo dùng nó tác động đến các tổ chức và cá nhân, điều khiển họ theo ý chí, hành vi đã xác định.

Để thực hiện biện pháp này cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

Thứ nhất, mở rộng dân chủ, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý phát huy hết khả năng, năng lực quản lý của mình. Trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý thì việc tạo ra hệ thống chính sách đúng, hợp lý sẽ khuyến khích

được tính tích cực, sự hăng hái, nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như phát huy được tính sáng tạo, thu hút được nhân tài. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng, cán bộ các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên nói chung là cơ sở để giải quyết các mối quan hệ giữa các cán bộ trong các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, tạo nên sự dân chủ trong các hoạt động và bầu không khí đoàn kết, thống nhất, yên tâm với nhiệm vụ được giao; góp phần khắc phục những tiêu cực về đạo đức trong các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.

Công khai các chế độ, chính sách tới từng cán bộ trong các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên để đảm bảo sự thực thi đầy đủ, có hiệu quả và kịp thời. Phát huy vai trò làm chủ tập thể trong đội ngũ cán bộ, giảng viên và cán bộ quản lý, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất từ Đảng ủy, ban Giám hiệu đến các đơn vị trong các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.

Nhà trường cần có những nghiên cứu, khảo sát cụ thể đối với đội ngũ cán bộ quản lý, qua đó nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của họ… có như vậy mới có biện pháp động viên, khuyến khích kịp thời và phát huy được khả năng của họ trong công tác giáo dục và quản lý giáo dục.

Ngoài ra, các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cần có cơ chế thu hút, sử dụng người tài, người có trình độ học vấn cao; làm tốt công tác khen thưởng, động viên những cán bộ quản lý có những thành tích xuất sắc; thường xuyên quan tâm đến hậu phương và gia đình của cán bộ quản lý

Thứ hai, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý. Các chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý được thực hiện phải đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ và thống nhất. Bao gồm cả chính sách khuyến khích, động viên tinh thần và vật chất; các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ. Chú ý đến các chính sách khuyến khích, động viên tinh thần đối với cán bộ quản lý như công nhận, tôn vinh các danh hiệu, chức danh, trao tặng huy chương, kỷ niệm chương…

Để thực hiện tốt chế độ, chính sách cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý từ quy chế tuyển dụng, sử dụng đến đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ quản lý. Rà soát các quy chế về định mức lao động, chế độ tiền lương, chế độ bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, chế độ khen thưởng, kỷ luật…

Đặc biệt trong thời gian tới cần tạo điều kiện khuyến khích hơn nữa, có chính sách khen thưởng vật chất kịp thời đối với cán bộ quản lý giáo dục tích cực, chủ động tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời cũng phải có ý kiến phê bình nhắc nhở đối với cán bộ có tư tưởng ngại học hoặc chạy theo bằng cấp. Bên cạnh đó các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cần có chính sách sử dụng cán bộ hợp lý, đề bạt, cất nhắc, bố trí công việc phù hợp đối với những cán bộ có trình độ và năng lực nghiệp vụ.

Thứ ba, làm tốt công tác thi đua, khen thưởng. Các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng. Gắn trách nhiệm của tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể trong công tác thi đua, khen thưởng. Đổi mới công tác khen thưởng trước hết phải chuyển dần hình thức khen thưởng theo thủ tục hành chính sang hình thức khen thưởng chuyên đề, khen thưởng đột xuất, lựa chọn các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để đề nghị khen thưởng kịp thời.

Tăng cường việc phát hiện, xây dựng điển hình và có nhiều hình thức biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, tạo sức lan toả trong các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Đồng thời, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua phù hợp với chức năng nhiệm vụ và đặc điểm tình hình của các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Thực hiện việc khen thưởng công bằng, kịp thời, linh hoạt. Ngoài những qui định về khen thưởng như các danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, danh hiệu chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến… cần phải có chế độ thưởng riêng cho từng lĩnh vực công tác để hoàn thành nhiệm vụ năm học. Đồng thời thực hiện kỷ luật nghiêm minh nếu cán bộ quản lý vi phạm khuyết điểm. Không nể nang, né tránh, thực hiện đúng quy định hiện hành về xử lý vi phạm kỷ luật.

Tiểu kết chương 3

Xuất phát từ cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng cán bộ quản lý ngành Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, khảo sát thực trạng chất lượng cán bộ quản lý ngành Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Hà Nội. Các biện pháp nâng cao chất lượng cán bộ quản lý ngành Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay được lựa chọn, thiết kế nhằm tác động vào các chủ thể chính và các khâu then chốt của quá trình quản lý như nhận thức; quy hoạch; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá; thực hiện thi đua; huy động tổ chức chính trị - xã hội; chế độ chính sách; tạo động lực tác động vào các thành tố cơ bản của quá trình nâng cao chất lượng cán bộ quản lý ngành Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay về chất lượng, đảm bảo theo hướng chuẩn hóa.

Các biện pháp được lựa chọn dựa trên những nguyên tắc thống nhất về tính pháp lý, tính hệ thống, thực tiễn và kế thừa, tính hiệu quả và có sự kết hợp hài hòa các lợi ích. Trong đó việc tuân thủ các Nghị quyết, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục và Đào tạo đảm bảo vững chắc cho các biện pháp không tách rời quan điểm chỉ đạo. Các biện pháp nâng cao chất lượng cán bộ quản lý ngành Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay bao gồm 4 giải pháp, được thống nhất về mục tiêu chung góp phần nâng cao chất lượng cán bộ quản lý ngành Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN nâng cao chất lượng cán bộ quản lý ngành giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên TP hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 39)