Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ngành Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thường xuyên thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN nâng cao chất lượng cán bộ quản lý ngành giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên TP hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 32)

nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là yêu cầu khách quan nhưng cũng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý vững mạnh về cả số lượng, cơ cấu và chất lượng để đáp ứng yêu cầu quản lý giáo dục

với các nhiệm vụ giáo dục - đào tạo ngày càng đa dạng.

Theo phân tích ở chương 2 thì chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên là tốt, tuy nhiên chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong những năm qua chưa tăng lên được nhiều, đặc biệt năng lực quản lý, điều hành chưa đáp ứng được yêu cầu của các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Trong đó một phần nguyên nhân do đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý còn dàn trải, không đảm bảo thực hiện tốt quy trình đào tạo, còn coi đào tạo, bồi dưỡng là chi phí thuần túy chứ chưa phải là cách đầu tư vào nguồn vốn con người, vì thế mà gây nhiều lãng phí. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ góp phần khắc phục những hạn chế đó. Để thực hiện biện pháp có hiệu quả cần quán triệt tốt các yêu cầu cụ thể sau:

Thứ nhất, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng loại đối tượng. Phòng Tổ chức cán bộ tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý của các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; phối hợp với các đơn vị trong các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thực hiện phân loại cán bộ quản lý theo trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị... để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sát thực. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể đảm bảo tính thực tiễn, xác định đúng mục tiêu, nội dung, phương pháp trong đào tạo, bồi dưỡng. Trong kế hoạch phải xác định rõ đối tượng, nội dung, hình thức, thời gian, mục đích đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời tổ chức cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với chuyên môn, nhiệm vụ và cương vị công tác đang đảm nhiệm.

Để giúp cho việc thực hiện công tác tổ chức đào tạo bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ quản lý, các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cần đưa ra các công việc phải thực hiện trong thiết kế chương trình đào tạo, bồi dưỡng; Đưa ra những mục tiêu đối với chương trình đào tạo; Nghiên cứu, lấy ý kiến của cán bộ quản lý về chương trình đào tạo dự kiến sẽ cử họ đi đào tạo, bồi dưỡng; Quyết định loại hình đào tạo nào.

Thứ hai, xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện định kỳ hàng năm dựa trên kế hoạch đã được xác lập. Trước mắt các

trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cần tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đương chức và dự nguồn về trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng quản lý và các phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tiến tới xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp và có chất lượng cao. Trong đó chú trọng nâng cao năng lực quản lý, trang bị kiến thức Quản lý giáo dục và các tri thức khoa học giáo dục khác cho đội ngũ cán bộ quản lý. Đồng thời với đó là giáo dục hình thành các kỹ năng vận dụng tri thức vào thực tế giải quyết các tình huống khác nhau trong công tác quản lý giáo dục.

Đào tạo, bồi dưỡng còn được tiến hành thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy khả năng nghiên cứu qua đó phát triển khả năng chuyên môn, trau dồi kiến thức khoa học.

Trường cần có những quy định chung trong việc cử cán bộ quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Chú trọng nhiều hơn trong liên kết với các cơ sở đào tạo ngoài nước để cán bộ các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên có điều kiện học tập, tiếp thu kiến thức khoa học và kiến thức quản lý.

Tổ chức các hoạt động đào tạo tại các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ quản lý, có chú trọng đến nội dung và chương trình đào tạo.

Bồi dưỡng về lý luận chính trị thông qua việc cử cán bộ quản lý đi học tập các lớp cao cấp lý luận, học tập nghị quyết, nói chuyện thời sự… Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung, giải pháp về chính trị, tư tưởng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) của Đảng “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Bồi dưỡng về phương pháp, cách thức và kỹ năng quản lý đối với đội ngũ cán bộ quản lý. Bồi dưỡng các kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học, cách thức tổ chức, tiến hành hoạt động nghiên cứu, tổ chức hội thảo, đóng góp ý kiến… cũng như năng lực tổ chức các sinh hoạt tập thể.

nghiệp - Giáo dục thường xuyên cần chủ động trong việc phối hợp với các cơ sở đào tạo có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý để cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch.

Mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý. Nghiên cứu xây dựng chương trình về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu xây dựng trường đại học trọng điểm để có thể “đặt hàng” đào tạo đối với các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài nơi nhà trường dự định gửi cán bộ đến đào tạo, bồi dưỡng.

Huy động mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý. Quan tâm, tạo điều kiện mọi mặt cho cán bộ đi học như tăng các chế độ hỗ trợ về kinh phí, giảm giờ chuẩn cho giảng viên kiêm nhiệm, tăng phụ cấp … nhằm khuyến khích, động viên cán bộ tham gia học tập.

Có cơ chế chính sách ưu đãi đối với cán bộ, giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ ngoại ngữ đi học tập ở nước ngoài hoặc đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu ở trong nước để tạo ra một đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, tài năng và năng động cho các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN nâng cao chất lượng cán bộ quản lý ngành giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên TP hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 32)