Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý và khối quản trị

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện công việc là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đ (Trang 31 - 32)

lực trong đánh giá thực hiện công việc

* Việc đánh giá thực hiện công việc hiện nay là một phần trách nhiệm của cán bộ quản lý trực tiếp:

• Vào giữa kỳ đánh giá: Cán bộ quản lý trực tiếp xem xét đánh giá sơ

bộ việc thực hiện kế hoạch của cán bộ mình quản lý, theo dõi và giám sát các cán bộ nhân viên dưới quyền mình để nắm được tình hình thực hiện kế hoạch của cấp dưới. Cán bộ quản lý tạo điều kiện giúp đỡ hướng dẫn cán bộ dưới quyền mình thực hiện công việc, nếu thấy bất hợp lý sẽ điều chỉnh ngay.

• Cuối kỳ đánh giá: Cán bộ quản lý trực tiếp đánh giá nhân viên theo

thang điểm được hướng dẫn vào cuối kỳ sau khi các cán bộ nhân viên tự đánh giá tình hình thực hiện công việc của mình theo các kế koạch đã đăng ký.

• Trao đổi về kết quả đánh giá với cán bộ nhân viên, thống nhất lại kết

quả đánh giá cuối cùng.

• Trao đổi với các cấp quản lý khác, đảm bảo tính khách quan, công

bằng và chính xác.

• Thống nhất lại kết quả đánh giá của cán bộ nhân viên do mình p hụ

trách, lưu và chuyển cho phòng quản lý nhân sự.

• Phối hợp với khối quản trị nguồn nhân lực xem xét những trường

hợp đánh giá chưa thoả đáng.

* Vai trò của khối quản trị nguồn nhân lực: Khối quản trị nguồn nhân lực là một đơn vị tham mưu cho ban tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành các vấn đề về nhân sự:

• Là đơn vị giám sát, đảm bảo việc các đơn vị thực hiện đúng quy trình đánh giá nhân sự tại đơn vị mình một cách khách quan, minh bạch.

• Khối quản trị nhân lực xây dựng ra các bộ chỉ tiêu để từ việc giám

sát tình hình thực hiện công tác đánh giá tại các đơn vị để có hướng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp theo từng thời kỳ.

* Trách nhiệm của khối quản trị nguồn nhân lực:

• Thu thập, tổng hợp và lưu giữ kết quả đánh giá nhân sự trên toàn hệ

thống.

• Xác định mức độ hoàn thành công việc và chất lượng đánh giá của

các cán bộ tại các đơn vị trên toàn hệ thống.

• Phối hợp với cán bộ quản lý trực tiếp của từng đơn vị xét những

trường hợp đánh giá chưa thoả đáng.

• Xây dựng kế hoạch đào tạo, xây dựng các tiêu chí đánh giá, đề bạt

hoặc kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự.

• Xem xét, so sánh về chất lượng đánh giá của từng đơn vị, cách đánh

giá của các cấp quản lý nhằm đảm bảo sự đồng nhất về cách thức cho điểm.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện công việc là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đ (Trang 31 - 32)