Các mác tư bản phê phán

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 3 ppt (Trang 45 - 48)

các mác. tư bản. phê phán

khoa kinh tế chính trị.

tập i. quá trình sản xuất của tư bản.

hăm-buốc, ô.mai-xnơ, 18671*

Quyền phổ thông đầu phiếu đã bổ sung thêm một đảng mới,

đảng dân chủ xã hội vào số các đảng đã tồn tại từ trước đến nay trong nghị viện. Tr ong cuộc bầu cử nghị viện Bắc Đức vừa qua, Đảng dân chủ xã hội đã đưa ra ứng cử viên của mình tại đa số các thành phố lớn, trong tất cả các khu công xưởng và đã giành được sáu hoặc tám ghế. So với các cuộc bầu cử trước kia, đảng ấy đã tỏ ra mạnh hơn lên rất nhiều và do đó có thể cho rằng chí ít là hiện nay nó cũng ở vào thơì kỳ đang phát triển. Thật là ngu xuẩn nếu tiếp tục im lặng một cách lịch sự lờ đi sự tồn tại hoạt động và học thuyết của đảng đó ở trong một nước mà nhờ quyền phổ thông đầu phiếu, tiếng nói quyết định cuối cùng từ nay trở đi sẽ thuộc về các giai cấp đông đảo nhất và bần cùng nhất. _____________________________________________________________________________________________

1* Karl Marx. Dad Kapital. Kritik der politischen Oekonomie. I.Band. Der

Produktionsprozess des Kapitals. Hamburg. O.Meissner, 1867.

Dù các nghị sĩ dân chủ xã hội ít ỏi đó có chia rẽ nhau như thế nào đi nữa, thì người ta vẫn có thể nói chắc chắn rằng tất cả các đảng đoàn của đảng đó sẽ hoan nghênh cuốn sách này, coi đó là

cuốn kinh thánh lý luận của họ, là kho vũ khí mà họ có thể tìm

được ở đó những luận cứ quan trọng nhất. Chỉ vì riêng một nguyên nhân đó thôi, cuốn sách cũng đã đáng được đặc biệt chú ý rồi. Nhưng về mặt nội dung của nó, cuốn sách có thể gây cho ta

hứng thú. Nếu lập luận chính của Lát-xan - mà về môn kinh tế

chính trị, Lát-xan chỉ là học trò của Mác - chỉ đóng khung trong việc luôn luôn nhắc lại cái gọi là quy luật của Ri-các-đô về tiền công, thì ở đây trước mặt chúng ta là một tác phẩm mà tác giả nghiên cứu với một sự uyên bác hiếm có không thể chối cãi được toàn bộ tổng thể các quan hệ giữa tư bản và lao động trong mối quan hệ với toàn bộ khoa học kinh tế; ông đề ra cho mình mục tiêu cuối cùng là "vạch ra quy luật kinh tế của sự vận động của xã hội hiện đại", và hơn nữa vạch ra quy luật đó trên cơ sở những nghiên cứu hết sức nghiêm túc được tiến hành với sự am hiểu vấn đề một cách không gì có thể nghi ngờ được; ông đi tới kết luận rằng toàn bộ "phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa" nhất định bị xoá bỏ. Thêm nữa, chúng tôi muốn đặc biệt lưu ý rằng chẳng những trong các kết luận cuối cùng của tác phẩm này, mà cả trong toàn bộ tác phẩm, tác giả trình bày cả một loạt điểm quan trọng bậc nhất của khoa kinh tế chính trị dưới ánh sáng hoàn toàn mới và trong những vấn đề thuần tuý khoa học ông đi tới những kết quả khác hẳn toàn bộ khoa kinh tế chính trị được thừa nhận tồn tại từ trước đến nay và các nhà kinh tế học thực thụ sẽ phải phê phán một cách nghiêm túc và bác bỏ một cách khoa học nếu họ không muốn để cho học thuyết trước kia của họ sụp đổ. Vì lợi ích của khoa học, mong rằng cuộc luận chiến về chính những điểm này sẽ được tiến hành càng sớm càng tốt trên sách báo chuyên ngành.

Mác bắt đầu từ việc trình bày quan hệ giữa hàng hóa và tiền; điểm quan trọng nhất về vấn đề này đã được ông công bố trước

286 ph.ăng-ghen Bình luận về tập I bộ "tư bản"... 287

tư bản và ở đây chúng ta lập tức đi tới điểm trung tâm của toàn bộ tác phẩm. Tư bản là gì? - Là tiền được chuyển hóa thành hàng hóa để từ hàng hóa lại chuyển hóa thành một số tiền lớn hơn lúc đầu. Khi mua bông hết 100 ta-le và bán nó lấy 110 ta-le, tôi khẳng định 100 ta-le của mình là tư bản, là giá trị tự tăng lên. Và thế là nảy sinh một vấn đề: 10 ta-le mà tôi kiếm được ấy ở đâu ra, hơn nữa làm thế nào mà qua hai lần trao đổi giản đơn, 100 ta-le lại biến thành 110 ta-le? Vì khoa kinh tế chính trị giả định rằng trong mọi cuộc trao đổi, các giá trị bằng nhau được trao đổi với nhau. Và Mác phân tích đủ mọi trường hợp có thể có (sự biến động giá cả các hàng hóa v.v.) để chứng minh rằng với những tiền đề mà khoa kinh tế chính trị xuất phát, 100 ta-le ban đầu không thể tạo ra 10 ta-le giá trị thặng dư được. Tuy nhiên quá trình đó cứ diễn ra hàng ngày mà các nhà kinh tế học lại không giải thích cho chúng ta sự thật đó. Mác giải thích cho chúng ta điều đó, hơn nữa, ông giải thích như sau: chỉ có thể giải đáp điều bí ẩn đó nếu chúng ta tìm được trên thị trường một loại hàng hóa hoàn toàn đặc biệt, loại hàng hóa mà giá trị sử dụng

của nó là tạo ra giá trị trao đổi. Có hàng hóa như thế, đó là sức

lao động. Nhà tư bản mua sức lao động trên thị trường và bắt nó phải làm việc cho mình để bán sản phẩm của nó. Vì vậy trước hết chúng ta phải nghiên cứu sức lao động.

Giá trị của sức lao động là gì? Theo quy luật mà ta đã biết, đó là giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để người công nhân có thể duy trì được sự sinh tồn của mình và dòng giống của mình phù hợp với cái mức hình thành một cách lịch sử ở một nước nhất định và trong một thời đại nhất định. Chúng ta giả định rằng người công nhân nhận được đầy đủ giá trị sức lao động của mình. Tiếp nữa, chúng ta giả định rằng giá trị đó biểu hiện

trong sáu giờ lao động trong ngày hay là trong nửa ngày lao

động. Nhưng nhà tư bản lại khẳng định rằng anh ta mua sức lao động trong cả ngày lao động và bắt người công nhân phải làm việc 12 giờ hoặc nhiều hơn thế nữa. Như vậy, với 12 giờ lao động, anh ta thu được sản phẩm của sáu giờ lao động của người công

nhân mà không trả công. Từ đó, Mác rút ra kết luận rằng bất kỳ

giá trị thặng dư nào, dù người ta chiếm phần nào của nó - lợi

nhuận của nhà tư bản, hay địa tô, hay thuế v.v. - cũng đều là lao

động không được trả công.

Người chủ nhà máy muốn hàng ngày bòn rút được một lượng lao động không được trả công càng nhiều càng tốt, còn người công nhân thì mong muốn điều ngược lại. Điều đó làm nảy sinh cuộc đấu tranh xung quanh độ dài của ngày lao động. Trong một phần minh hoạ đáng được đặc biệt chý ý, trong gần một trăm trang, Mác đã trình bày lịch sử cuộc đấu tranh đó trong nền đại công nghiệp Anh; bất chấp sự phản đối của chủ xưởng thuộc phái mậu dịch tự do mùa xuân năm ngoái, cuộc đấu tranh đó đã dẫn đến kết cục là chẳng những toàn bộ nền công nghiệp công xưởng mà cả toàn bộ các xí nghiệp nhỏ và thậm chí toàn bộ công nghiệp gia đình đã được đặt trong phạm vi hiệu lực của đạo luật công xưởng, theo đạo luật này thời gian lao động hàng ngày tối đa của phụ nữ và trẻ em dưới 18 tuổi - và do đó, gián tiếp là của cả nam giới nữa, - trong các ngành công nghiệp quan trọng nhất được

quy định là 10ẵ giờ189. Đồng thời tác giả còn giải thích vì sao nền

công nghiệp Anh không những không bị thiệt hại mà trái lại còn được lợi về cái đó, bởi vì do tăng cường độ nên lao động của mỗi người riêng biệt đều tăng nhiều hơn so với mức giảm độ dài của lao động.

Nhưng giá trị thặng dư còn có thể tăng bằng một cách khác ngoài cách kéo dài thời gian lao động vượt ra ngoài giới hạn thời gian cần thiết để sản xuất những tư liệu sinh hoạt cần thiết hoặc những giá trị của chúng. Trong một ngày lao động nhất định là 12 giờ chẳng hạn, theo giả định trên đây, gồm 6 giờ lao động tất yếu và 6 giờ lao động để sản xuất ra giá trị thặng dư. Nếu bằng cách nào đó, người ta giảm được thời gian lao động tất yếu xuống 5 giờ thì còn lại 7 giờ để sản xuất ra giá trị thặng dư. Có thể đạt được điều đó bằng cách giảm thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cần thiết, nói một cách khác, bằng cách làm cho tư liệu sinh hoạt rẻ đi, và điều này

288 ph.ăng-ghen Bình luận về tập I bộ "tư bản"... 289

đến lượt nó lại đạt được bằng cách hoàn thiện sản xuất. Về điểm này, Mác lại minh hoạ một cách cặn kẽ khi ông phân tích và nghiên cứu ba đòn bẩy chủ yếu để thực hiện những sự hoàn

thiện đó: 1) hiệp tác hay việc làm cho các lực lượng tăng lên gấp

bội, nảy sinh từ sự hợp tác cùng một lúc và có kế hoạch của

nhiều người; 2) phân công lao động dưới hình thức mà nó đã có

được trong thời kỳ công trường thủ công thực thụ (tức là khoảng

trước năm 1770) cuối cùng, 3) máy móc là cái đã mở đầu cho sự

phát triển của đại công nghiệp. Những nghiên cứu này cũng rất bổ ích, chứng minh rằng tác giả am hiểu vấn đề một cách kỳ lạ,

am hiểu cho đến cả những chi tiết về công nghệ...1*

Chúng tôi không thể đi vào những chi tiết sâu hơn của những nghiên cứu về giá trị thặng dư và tiền công; để tránh hiểu lầm, chúng tôi chỉ lưu ý rằng, như Mác đã chỉ rõ bằng nhiều đoạn trích dẫn, ngay cả môn kinh tế chính trị học đường cũng không phải là không biết rằng tiền công nhỏ hơn toàn bộ sản phẩm của lao động. Thiết mong cuốn sách này sẽ tạo cơ hội cho các ngài giáo sư giải thích cặn kẽ hơn cho chúng tôi về điểm thắc mắc thật sự đó. Phải hết sức khen ngợi rằng tất cả những tài liệu thực tế mà Mác nêu lên đều được lấy từ những nguồn đáng tin cậy nhất phần lớn là lấy từ những báo cáo chính thức của nghị viện. Về điểm này, chúng tôi ủng hộ đề nghị mà Mác đã gián tiếp nêu lên trong lời tựa: tổ chức cả ở nước Đức một cuộc điều tra của các chuyên viên của chính phủ - nhưng những chuyên viên này không được là những kẻ quan liêu nặng đầu óc thiên kiến - để điều tra kỹ càng tình cảnh của công nhân trong các ngành công nghiệp khác nhau và đưa ra báo cáo trước nghị viện và trước công chúng.

Tập I kết thúc bằng phần nghiên cứu về tích luỹ tư bản. Về điểm này, người ta đã viết khá nhiều rồi, nhưng chúng tôi phải thừa nhận rằng ở đây tác giả vẫn đưa ra nhiều cái mới, còn cái _____________________________________________________________________________________________

1* Trang bản thảo đến đây thì hết; trang tiếp theo đã bị thất lạc, trong trang này có lẽ tác giả phân tích vấn đề giá trị thặng dư và tiền công.

cũ thì được tác giả làm sáng tỏ ở những khía cạnh mới. Điều đặc sắc nhất ở đây là sự chứng minh đầy sức thuyết phục rằng: bên cạnh sự tích tụ và tích luỹ tư bản và ăn nhịp với sự tích tụ và tích luỹ tư bản, còn diễn ra sự tích lũy nhân khẩu lao động thừa và hai quá trình đó cuối cùng một mặt sẽ làm cho cách mạng xã hội trở thành tất yếu, mặt khác sẽ làm cho cách mạng xã hội trở thành có thể thực hiện được.

Dù bạn đọc có thái độ như thế nào chăng nữa đối với các quan điểm xã hội chủ nghĩa của tác giả, song chắc rằng qua những điều trình bày trên đây, chúng tôi đã nêu rõ cùng bạn đọc rằng ở đây bạn đọc đang nghiên cứu một tác phẩm cao hơn nhiều so với sách báo dân chủ xã hội thông thường hiện nay. Chúng tôi xin nói thêm rằng trừ một số điều khó về phép biện chứng ở 40 trang đầu mà mặc dù mang tính khoa học hết sức nghiêm khắc, cuốn sách đã được viết một cách hoàn toàn dễ hiểu và thậm chí lý thú nữa nhờ văn phong châm biếm chua cay, không kiêng nể ai của tác giả.

Do Ph.Ăng-ghen viết ngày 12 tháng Mười 1867

Công bố lần đầu tiên trong bộ "Marx - Engels Archiv", Bd.2, 1927

In theo bản thảo Nguyên văn là tiếng Đức

290 Bình luận về tập I bộ "tư bản"... 291

Ph.Ăng-ghen

Bình luận về tập i bộ "tư bản" Của c.mác viết cho báo Của c.mác viết cho báo

"elberfelder zeitung"190

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 3 ppt (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)