Các công đoàn (các hội công liên), quá khứ, hiện tại và tương la

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 3 ppt (Trang 35 - 36)

quá khứ, hiện tại và tương lai

của các công đoàn

(a) Quá khứ của các công đoàn.

Tư bản là một lực lượng xã hội tập trung, còn công nhân thì chỉ

chi phối được sức lao động của mình thôi. Vì vậy, hợp đồng giữa tư

bản và lao động không bao giờ có thể được ký kết trên những điều kiện công bằng, công bằng ngay cả theo quan điểm của một xã hội trong đó quyền sở hữu những tư liệu sinh hoạt vật chất và tư liệu lao động mâu thuẫn với sức sản xuất sống. Lực lượng xã hội của công nhân chỉ là ở số lượng của họ. Nhưng sức mạnh của ưu thế về số lượng đó bị tính chất tản mạn của họ thủ tiêu mất. Sự tản mạn

của công nhân đã nảy sinh và tiếp tục tồn tại do sự cạnh tranh tất

yếu giữa họ với nhau.

Lúc đầu, các công đoàn xuất hiện từ những mưu toan tự phát

của công nhân muốn xoá bỏ hay chí ít cũng làm giảm bớt sự cạnh tranh đó để giành được những điều kiện hợp đồng có thể cứu họ thoát khỏi tình cảnh của những người nô lệ đơn thuần. Vì vậy, nhiệm vụ trực tiếp của các công đoàn chỉ bó hẹp trong những nhu cầu hàng ngày, trong những mưu toan nhằm ngăn chặn cuộc

266 c.mác Những chỉ thị cho các đại biểu của... 267

tấn công liên tục của tư bản, nói tóm lại là trong những vấn đề tiền công và thời gian lao động. Hoạt động đó của các công đoàn không những là chính đáng mà còn cần thiết nữa. Chừng nào phương thức sản xuất hiện đại vẫn còn tồn tại thì không thể không có hoạt động đó được. Hơn thế nữa, cần phải làm cho hoạt động này trở nên phổ biến khắp nơi bằng cách thành lập và thống nhất các công đoàn ở tất cả các nước lại. Mặt khác, các công đoàn

đã trở thành - mà bản thân không hề hay biết - những trung tâm

tổ chức đối với giai cấp công nhân, cũng giống như các toà thị chính và các công xã thời trung cổ là những trung tâm tổ chức đối với giai cấp tư sản. Nếu các công đoàn là cần thiết cho cuộc chiến đấu du kích giữa tư bản và lao động thì chúng lại càng quan trọng hơn với tư cách là lực lượng có tổ chức để xoá bỏ bản thân chế độ lao động làm thuê và quyền lực của tư bản.

(b) Hiện tại của các công đoàn.

Vì quá bận rộn chỉ toàn về cuộc đấu tranh có tính chất địa phương và trực tiếp với tư bản nên các công đoàn còn chưa hoàn toàn nhận thức được rằng bản thân họ là một lực lượng như thế nào đối với cuộc đấu tranh chống bản thân chế độ nô lệ làm thuê. Vì vậy, họ còn đứng quá xa ngoài phong trào chính trị và xã hội

chung. Tuy vậy, trong thời gian gần đây rõ ràng là1* họ cũng đã ý

thức được sứ mệnh lịch sử vĩ đại của mình; ví dụ, chứng minh về điều đó là việc họ tham gia vào phong trào chính trị hiện nay ở Anh170, là việc họ nhận thức sâu rộng hơn chức năng của mình ở

Hợp chúng quốc171 và nghị quyết sau đây, do hội nghị đại biểu các

tổ chức công liên họp cách đây không lâu ở Sép-phin, thông qua: "Hội nghị này, đánh giá một cách thích đáng hoạt động của Hội liên hiệp công nhân quốc tế nhằm đoàn kết công nhân tất cả các nước thành một liên minh thống nhất anh em, khẩn thiết kêu gọi các tổ chức khác nhau được đại diện ở đây hãy gia nhập hội, và cho rằng hội sẽ góp phần một cách căn bản vào sự tiến bộ và phồn vinh của toàn thể những người lao động"172.

_____________________________________________________________________________________________

1* Trong bản tiếng Đức có thêm mấy chữ: "ít ra là ở Anh".

(c) Tương lai của các công đoàn.

Không kể là những mục đích ban đầu của mình như thế nào, các công đoàn giờ đây phải học hành động một cách có ý thức với tư cách là những trung tâm tổ chức của giai cấp công nhân,

coi nhiệm vụ lớn lao của mình là giải phóng hoàn toàn giai cấp

đó. Các công đoàn phải ủng hộ mọi phong trào xã hội và chính trị đi theo khuynh hướng đó. Tự coi mình là những người đại diện cho toàn thể giai cấp công nhân và là những chiến sĩ đấu tranh cho lợi ích của giai cấp đó, và trên thực tế là như vậy, các công đoàn có nghĩa vụ thu hút vào hàng ngũ của mình cả những người công nhân ngoài tổ chức. Các công đoàn phải đặc biệt chăm lo đến lợi ích của công nhân trong những ngành sản xuất được trả công thấp nhất, ví dụ như của công nhân nông nghiệp là những người do những điều kiện không thuận lợi mà rơi vào

tình trạng hoàn toàn bất lực1*. Các công đoàn phải chứng tỏ cho

toàn thế giới biết rằng họ chiến đấu hoàn toàn không phải cho những lợi ích nhỏ hẹp, ích kỷ, mà là để giải phóng hàng triệu người bị áp bức.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 3 ppt (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)