Tổ chức tại Luân Đôn

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 3 ppt (Trang 38 - 42)

ngày 22 tháng giêng 1867173

Thưa các quý bà và quý ông,1*

Hơn ba mươi năm trước đây một cuộc cách mạng đã bùng nổ ở Pháp. Đó là sự kiện mà mệnh trời Xanh - Pê-téc-bua không lường trước được; nước này vừa mới ký với Sác-lơ X một hiệp ước bí mật nhằm cải thiện sự cai quản và cải thiện việc sắp xếp châu Âu về mặt địa lý. Khi nhận được nguồn tin phá vỡ mọi kế hoạch đó, Nga hoàng Ni-cô-lai đã triệu tập các sĩ quan cận vệ đến và ra một bản nhật lệnh ngắn, kết thúc bằng câu: "Hỡi các khanh, hãy thắng yên ngựa!". Đó không phải là lời đe dọa suông. Pa-xkê-vích đã được phái đến Béc-lin để thảo kế hoạch tấn công vào Pháp. Chỉ trong vòng mấy tháng, mọi việc đều được chuẩn bị xong. Quân Phổ phải tập trung ở Pa-ri, quân Ba lan tiến sang

Phổ, còn quân Mát-xcơ-va2* sẽ theo sau họ. Song như La-phay-ét

_____________________________________________________________________________________________

1* Trên báo "Glos Wolny" có đăng mấy lời sau đây trước bài diễn văn của Mác: "Đầu tiên, tiến sĩ Mác, người Đức đã nêu lên một nghị quyết ngắn gọn nhưng rất hàm súc: "Nếu Ba lan không được độc lập thì nền tự do của châu Âu không thể được xác lập"".

2* Mác dùng từ "quân Mát-xcơ-va" để chỉ những kẻ bảo vệ chính sách phản động của chế độ chuyên chế Nga hoàng (xem tập này, tr. 700 -701).

272 c.mác Diễn văn trong cuộc mít-tinh kỷ niệm... 273

đã nói trước Quốc hội Pháp lúc bấy giờ "quân tiên phong đã quay

súng đánh quân chủ lực"174. Cuộc khởi nghĩa ở Vác-xô-vi đã cứu

châu Âu thoát khỏi cuộc chiến tranh chống Gia-cô-banh lần thứ hai.

Mười tám năm sau lại bùng lên một núi lửa cách mạng mới, hoặc nói đúng hơn, một trận động đất làm lay chuyển toàn bộ lục địa. Cả nước Đức cũng bắt đầu lo ngại, mặc dù từ thời kỳ xảy ra cái gọi là cuộc chiến tranh giành độc lập, nước Nga đã luôn luôn dìu dắt nó như một đứa trẻ thơ nhưng điều lạ lùng hơn cả là Viên, thành phố đầu tiên trong tất cả các thành phố ở Đức đã cố dựng chiến luỹ và làm việc đó thành công. Lần này - và rõ ràng đây là lần đầu tiên trong lịch sử của mình - nước Nga không còn bình tĩnh nữa. Nga hoàng Ni-cô-lai không diễn thuyết trước vệ binh nữa, mà ra một tuyên ngôn gửi toàn dân nói rằng bệnh dịch hạch ở Pháp đã lây truyền sang cả nước Đức, nó đã tiến sát biên giới đế quốc và cách mạng đang điên cuồng dòm ngó ráo riết nước Nga thiêng liêng. "Chẳng có gì là lạ cả". Ông ta kêu lên như thế. Bởi chính cái nước đó bao nhiêu năm qua là nơi phát nguyện của sự vô thần. Những ung nhọt của thứ triết học xúc phạm cả thánh thần đã làm tổn thương trung khu sinh mệnh của cái dân tộc bề ngoài rất đáng kính đó. Và nhà vua kết thúc bài hiệu triệu của mình bằng lời kêu gọi nhân dân Đức như sau:

"Chúa phù hộ ta! Hỡi những kẻ dị giáo hã y hiểu và phục tùng đi, bởi chúa phù hộ ta!"175

Sau đó không lâu thông qua tên tay sai trung thành của mình là Nê-xen-rô-đe, nhà vua đã gửi cho người Đức một thông điệp khác tràn đầy sự dịu dàng đối với dân tộc dị giáo đó176. Vì đâu có sự thay đổi như vậy? Vì rằng nhân dân Béc-lin chẳng những đã làm cách mạng mà còn tuyên bố khôi phục Ba lan, còn những người Ba Lan thuộc Phổ bị nhiệt tình của nhân dân làm cho lầm lẫn thì đã bắt đầu thành lập các doanh trại quân đội ở Pô-dơ-nan. Do đó Nga hoàng phải đưa ra những lời phỉnh nịnh đó. Nhân dân

Ba Lan, chàng hiệp sĩ bất tử đó của châu Âu lại một lần nữa buộc người Mông Cổ phái tháo lui. Chỉ sau khi người Ba Lan bị người Đức, đặc biệt là Quốc hội Phran-phuốc phản bội, nước Nga mới bình tĩnh lại tập trung đủ lực lượng đánh trả cuộc Cách mạng 1848 một đòn vào căn cứ địa cuối cùng của nó tức Hung-ga-ri, song cả ở nơi đây người dũng sĩ cuối cùng chiến đấu với nước Nga cũng là một người Ba Lan, tướng Bem.

Hiện nay vẫn còn những người khá ngây thơ cho rằng tất cả những cái đó đã thay đổi, Ba Lan không còn là một "nước cần thiết" như một nhà văn Pháp đã viết và nó chỉ là một hồi ức đa cảm. Song quý bà và quý ông cũng biết rằng cả tình cảm và hồi ức đều không thể đem ra mua bán ở thị trường chứng khoán. Khi ở nước Anh người ta biết tin những sắc lệnh cuối cùng của Nga về phế bỏ Vương quốc Ba Lan, thì cơ quan ngôn luận của các nhà tài chính kếch xù đ ã khuyên nhữn g n gư ời Ba lan h ãy trở

thành dân Mát-xcơ-va177. Vì sao nó lại không làm việc ấy, dù chỉ

đ ể có được sự bảo đ ảm ch ắc chắn hơn ch o vi ệc trả l ợi tứ c của 6 tri ệu p. xt. mà các nhà tư bản Anh vừa cho Nga hoàng vay nợ? Tờ "Times" viết rằng, trong trường hợp tệ nhất cứ để cho Nga chiếm Công-xtăng-ti-nô-plơ chỉ cần nó để cho Anh chiếm Ai Cập

và đảm bảo được con đường của Anh đến thị trường ấn Độ rộng lớn

của nó! Nói một cách khác, Anh cứ nhường Công-xtăng-ti-nô-plơ cho Nga nếu Nga tử tế để cho Anh tranh giành Ai Cập từ tay Pháp. Như báo "Times" đã viết, người Mát-xcơ-va thích vay nợ của Anh và họ sẽ trả hậu hĩnh. Họ thích đồng tiền của nước Anh. Thích thực sự. Nhưng họ ưa thích chính những người Anh như thế nào thì tờ "Gazette de Moscou"178 tháng Chạp 1851 kể cho quý bà và quý ông nghe là hay hơn cả:

"Không, rồi cuối cùng nhất định phải đến lượt xứ An-bi-ôn phản trắc và một thời gia n nữa chúng ta sẽ ký hiệp ước với dân tộc này chỉ ở Can-cút-ta mà thôi ".

Tôi xin hỏi quý bà và quý ông như vậy thì cái gì đã thay đổi? Mối nguy hiểm từ phía nước Nga phải chăng đã giảm bớt? Không đâu. Chỉ có trí tuệ của các giai cấp thống trị ở châu Âu đã trở

274 c.mác Diễn văn trong cuộc mít-tinh kỷ niệm... 275

nên mù quáng đến cực điểm. Theo lời thừa nhận của sứ thần Nga Ca-ram-din, trước hết chính sách của Nga vẫn không có gì

thay đổi.179 Các phương pháp, sách lược, thủ đoạn của Nga có thể

đổi khác, nhưng ngôi sao dẫn đường của chính sách này là sự bá chủ thế giới thì vẫn chẳng có gì thay đổi. Hiện nay chỉ có một chính phủ tháo vát đang cai trị những đám người man rợ kia mới có thể vạch ra những kế hoạch tương tự. Như Pốt-xô-đi - Boóc- gô, nhà ngoại giao Nga lớn nhất của thời cận đại đã viết về vấn đề này cho A-lếch-xan-đrơ I trong thời gian Đại hội Viên, Ba Lan là công cụ quan trọng nhất để thực hiện ước vọng bá chủ thế giới của Nga, nhưng đồng thời chừng nào người Ba Lan dã rời vì những sự phản bội triền miên của châu Âu còn chưa trở thành một chiếc roi khủng khiếp trong tay người Mát-xcơ-va thì khi đó Ba Lan vẫn còn là một trở ngại không thể nào vượt qua được. Như vậy, nếu bỏ qua tâm trạng của nhân dân Ba Lan, tôi xin hỏi đã có gì ngăn trở việc thực hiện các kế hoạch của Nga hoặc làm tê liệt các hoạt động của nó?

Tôi không cần phải nhắc các quý bà và quý ông nhớ đến chính

sách xâm lược của Nga ở châu á đã thu được những thắng lợi

liên tiếp. Tôi cũng không cần phải nhắc các quý bà và quý ông nhớ rằng cái gọi là cuộc chiến tranh Anh - Pháp chống nước Nga đã đem lại cho Nga các cứ điểm ở vùng núi Cáp-ca-dơ sự thống trị Hắc Hải và các quyền lợi trên biển mà Ê-ca-tê-ri-na II, Pa-ven và A-lếch-xan-đrơ I đã cố gắng một cách uổng công giành giật của Anh. Các đường sắt đang hợp nhất và tập trung những lực lượng rất tản mạn của Nga lại. Các nguồn vật chất của Nga ở

phần Ba Lan do đại hội phân định180, một cứ điểm vững chắc của

Nga ở châu Âu, đã tăng lên rất nhiều. Các cứ điểm ở Vác-xô-vi, Mốt-lin, I-van-gô-rốt - những cứ điểm này do chính Na-pô-lê-ông I chọn - khống chế toàn bộ lưu vực sông Vi-xla và là căn cứ quân sự ghê gớm để tấn công lên phía bắc, sang phía tây và xuống phía nam. Sự tuyên truyền chủ nghĩa đại Xla-vơ đang tăng dần từng

bước theo đà suy yếu của áo và Thổ Nhĩ Kỳ. Các quý bà và quý

ông có thể biết được tuyên truyền chủ nghĩa đại Xla-vơ ấy có nghĩa là gì qua kinh nghiệm những năm 1848 - 1849 khi những người

Xla-vơ chiến đấu dưới cờ của I-ê-la-sích, Vin-đi-sơ-grét-xơ và Ra-đét-xki, đã tràn vào Hung-ga-ri, cướp bóc Viên, tàn phá I-ta-li-a. Và ngoài tất cả những cái đó ra, những tội ác của Anh chống Ai-rơ-len đã tạo cho Nga một đồng minh hùng mạnh mới ở bờ bên kia Đại Tây Dương.

Có một lần Pi-ốt I đã thốt lên rằng để chinh phục thế giới n gười Mát- xcơ- va chỉ thiếu có tinh thần1 *. Chỉ sau khi thôn tính B a Lan, cái sinh khí mà Nga cần có mới có thể nhập vào cơ thể nước Nga. Khi ấy qu ý bà và quý ông sẽ n ém cái gì lên cán cân bên ki a. N gười ta đ ã trả lời vấn đề này theo nhiều quan điểm kh ác nhau. Có n gười cho rằn g nước N ga nhờ gi ải phóng nôn g dân mà đã bư ớc vào gia đình nhữn g dân tộc văn minh. Một số n gư ời khác khẳn g định rằng sức mạnh Đức mà n gười Phổ đã tập trun g được vào tay mình cách đây kh ông lâu

đủ khả năng chống l ại mọi đòn đánh của người châu á. Một số

n gười cấp tiến hơn lại đặt hy vọng vào nhữn g cuộc cải tạo xã hội nội bộ ở Tây Âu2 *.

Về vấn đề thứ nhất tức là việc giải phóng nông nô ở Nga, thì việc này đã làm cho chính quyền tối cao thoát khỏi sự chống đối có thể xảy ra của các nhà quý tộc đối với hoạt động trung ương tập quyền của nó. Nó đã tạo nên những khả năng to lớn để tuyển mộ quân lính, phá huỷ chế độ sở hữu công xã của nông dân Nga, _____________________________________________________________________________________________

1* Trong bài diễn văn của Mác đăng trên tờ "Socialisme", câu này được viết như sau: "ý đồ của chính sách của Nga vẫn không thay đổi; từ năm 1848 những thủ đoạn để thực hành chính sách ấy đã tăng lên rất nhiều, song đến nay chỉ còn có một điều là Nga vẫn chưa đạt được - và Pi-ốt I đã nói đến điểm yếu đó khi ông ta thốt lên rằng để chinh phục thế giới, người Mát-xcơ-va chỉ thiếu có tinh thần".

2* Trên báo "Socialisme" phần cuối đoạn này được viết như sau: "Một người châu Âu ở lục địa đến có lẽ sẽ trả lời tôi rằng nước Nga nhờ giải phóng nông nô mà đã bước vào gia đình những dân tộc văn minh, rằng sức mạnh Đức mà người Phổ đã tập trung được vào tay mình cách đây không lâu đủ khả năng chống lại mọi đòn đánh của người châu á và, cuối cùng, cuộc cách mạng xã hội ở Tây Âu sẽ chấm dứt nguy cơ xảy ra những cuộc "xung đột quốc tế". Một người Anh chỉ đọc báo "Times" có thể phản đối tôi rằng trong trường hợp xấu nhất nếu Nga chiếm Công-xtăng-ti-nô-plơ, thì khi đó Anh sẽ chiếm Ai Cập và như vậy sẽ đảm bảo được con đường đi đến thị trường ấn Độ rộng lớn của mình".

276 c.mác Diễn văn trong cuộc mít-tinh kỷ niệm... 277

chia rẽ họ và củng cố lòng tin của họ đối với vua cha. Nó đã

không quét sạch được cho họ cảnh dã man châu á vì nền văn

minh phải mất nhiều thế kỷ mới xây dựng nên được. Mọi cố gắng nâng cao trình độ tinh thần của họ đều bị trừng phạt như một tội lỗi. Chỉ cần nhắc để quý bà và quý ông nhớ những cuộc đàn áp của chính phủ chống các hội kiêng uống rượu là đủ, những hội này cố cứu người Mát-xcơ-va khỏi cái mà Phoi-ơ-bắc gọi là thực thể vật chất của tôn giáo của họ, tức là rượu vốt ca. Không biết trong tương lai việc giải phóng nông dân sẽ đưa đến những hậu quả như thế nào, nhưng hiện nay thì đã rõ ràng là nó đã tăng cường thực lực hiện có của nhà vua.

Bây giờ xin nói về nước Phổ. Trước đây Phổ là nước chư hầu của Ba Lan, nhưng nay chỉ dưới sự bảo vệ của Nga và nhờ chia cắt Ba Lan mà đã trở thành cường quốc hạng nhất. Nếu mai đây Phổ mất phần đất Ba Lan mà nó cướp được, nó sẽ bị hoà tan vào Đức chứ không thâu tóm được nước Đức. Muốn tồn tại như một cường quốc đặc biệt bên trong nước Đức, Phổ nhất định phải dựa vào người Mát-xcơ-va. Việc mở rộng sự thống trị của Phổ cách đây không lâu không những không làm suy giảm những mối quan hệ ấy mà ngược laị còn làm cho chúng bền chặt hơn nữa và

làm tăng thêm sự đối kháng với Pháp và áo. Trong khi đó nước

Nga là chỗ dựa của quyền lực vô hạn của các triều đại Hê-ghen Xô-léc-nơ và các nước chư hầu phong kiến của nó. Nước Nga là cái lá chắn của các nước này chống đỡ sự bất bình của nhân dân. Như vậy Phổ không phải là thành trì chống Nga mà là công cụ của Nga để xâm lược Pháp và chinh phục Đức.

Còn về cách mạng xã hội thì đó có nghĩa là gì nếu không phải là đấu tranh giai cấp? Có thể là cuộc đấu tranh giữa công nhân và các nhà tư bản sẽ ít quyết liệt và ít đổ máu hơn so với cuộc đấu tranh trước kia giữa các lãnh chúa phong kiến và các nhà tư bản ở Anh và Pháp. Mong rằng sẽ như thế. Nhưng dù sao đi nữa, mặc d ù một cuộc kh ủng hoản g xã h ội tư ơn g tự dẫu có th ể tăng cường nghị lực của các dân tộc phương Tây, nhưng đồng thời cũng như mọi cuộc xung đột nội bộ, nó cũng sẽ dẫn đến sự

xâm lược từ ngoài vào. Nó sẽ lại một lần nữa tạo cho Nga các vai trò mà Nga đã từng đóng trong cuộc chiến tranh chống Gia-cô-banh và từ khi Liên minh thần thánh xuất hiện - vai trò vị cứu tinh do thượng đế sắp đặt để vãn hồi trật tự. Nước Nga sẽ thu nạp vào hàng ngũ của mình mọi giai cấp có đặc quyền ở châu Âu. Ngay từ cuộc Cách mạng tháng Hai, không phải chỉ có một mình bá tước Mông-ta-lăm-be áp tai xuống đất để nghe xem

tiếng vó ngựa Ca-dắc đã đến chưa181. Không phải chỉ có bọn tôi

tớ người Phổ trong các hội nghị đại biểu Đức đã tôn Nga hoàng là "cha và người bảo hộ" ở tất cả các thị trường chứng khoán châu Âu, cứ mỗi khi Nga thắng trận, thị giá chứng khoán lại tăng lên và mỗi khi Nga thất bại, thị giá chứng khoán lại tụt xuống.

Như vậy châu Âu chỉ có một sự lựa chọn mà thôi: hoặc để cho

hành động dã man kiểu châu á do người Mát-xcơ-va lãnh đạo

trút xuống đầu châu Âu như một trái núi lở, hoặc phải khôi phục Ba Lan và làm như vậy là có được một bức thành hai mươi triệu

anh hùng bảo vệ cho mình chống lại châu á để giành lấy thời

gian hoàn thành cuộc cải tạo xã hội của mình.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 3 ppt (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)