Cơ hội, thách thức và giải pháp

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận môn đổi mới sáng tạo (4) (Trang 86 - 91)

- Tại Canada: Canada đứng thứ 12 trong số 16 nước ngang bằng về tỷ lệ sinh viên

3: Cơ hội, thách thức và giải pháp

● Cơ hội:

- Giáo dục STEM lại nhận được sự ủng hộ khá lớn từ cộng đồng, đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp tư nhân, và trên hết là sự đón nhận và sẵn sàng chi trả của một bộ phận cha mẹ học sinh khu vực thành thị.

- Bên cạnh đó, nhiều ý tưởng dạy và thực hành STEM thông qua Minecraft cũng đang dần được triển khai tại một số địa phương chẳng hạn như dự án trồng cây thâm canh trên phần mái của THPT Lê Hồng Phong, Nam Định hay những chuyến thực tế của THPT Chúc Động, dự án thực tế “Máy thu rác trên Vịnh Hạ Long” hay “Thiết bị chống đuối nước” của các em học sinh tại THPT Hòn Gai, Hạ Long. Thông qua những hoạt động trên, các em phải đào sâu nghiên cứu về đặc điểm các loại đất, loại nước ở tỉnh mình để tìm ra giải pháp thâm canh phù hợp, được đi thăm các cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công hoặc học cách làm việc nhóm để đưa ra được sản phẩm sáng tạo, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn.

- Giáo dục STEM dù chưa được gọi tên một cách chính thức nhưng đã xuất hiện khá nhiều trong các hoạt động dạy học từ bậc mầm non, tiểu học, THCS cho đến THPT. Các hoạt động STEM thực tiễn, sinh động có sức hấp dẫn lớn đối với học sinh và đem đến hiệu quả giảng dạy cao.

⇨ Có thể thấy ở thời điểm hiện tại, mô hình dạy học STEM đã phát triển khá rộng rãi tại Việt Nam, được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Và để STEM đạt được hiệu quả như tại các nước đang phát triển, trở thành chương trình học đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, giáo dục STEM cần có các chính sách mang tầm vĩ mô từ các cơ quan nhà nước.

● Thách thức:

- Một trong những khó khăn thách thức lớn nhất để triển khai các hoạt động STEM tại Việt Nam hiện nay đó chính là chưa có các chính sách chính thống ở tầm vĩ mô về giáo dục STEM. Ở các văn bản cấp Bộ hiện nay, hàng năm Bộ Giáo dục đã có văn bản hướng dẫn thực hiện năm học, trong đó khuyến khích thành lập các CLB ngoại khóa trong đó có CLB Khoa học tuy nhiên mới ở cấp độ dưới dạng các tài liệu hội thảo, hướng dẫn. Một tín hiệu đáng mừng là thuật ngữ giáo dục STEM đã được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy, các giáo viên cho rằng bản thân họ thiếu những kiến thức liên ngành và không được trang bị đầy đủ các phương pháp giảng dạy hiện đại. Một kết quả đáng chú ý khác được rút ra từ các phỏng vấn là sự thiếu hụt các tài liệu, tư liệu dạy học, các trang thiết bị và sự hỗ trợ cần thiết về công nghệ. Các giáo viên cũng phần nào cho rằng nguồn lực thời gian (số tiết dạy, thời lượng các tiết) và không gian (cơ sở vật chất nhà trường) hạn chế cũng là một trong những yếu tố gây khó khăn cho việc tích hợp giáo dục STEM trong nhà trường.

- Một khó khăn khác là trình độ giáo viên. Phần lớn giáo viên chỉ được đào tạo đơn môn, do đó sẽ gặp khó khăn nếu triển khai dạy học theo hướng liên ngành như giáo dục STEM. Bên cạnh đó, đa số giáo viên còn ngại học hỏi, ngại chia sẻ với đồng nghiệp, nên chưa có sự phối hợp tốt giữa giáo viên các bộ môn trong dạy học STEM.

- Ở góc độ nghiên cứu giáo dục, hiện nay, một số đề tài cấp Bộ cũng đã được triển khai tại Trường Đại học sư phạm hay Viện Khoa học giáo dục, hay cấp trường Đại học Giáo dục trong đó có các đề tài như: Xây dựng mô hình STEM tại Việt Nam. Tuy nhiên, các đề tài này đều trong giai đoạn mới bắt đầu và chưa có các kết quả được công bố ở tầm quốc tế.

- Chính vì những lý do đó, việc mở rộng các hoạt động STEM trong nhà trường còn rất nhiều khó khăn bởi chưa ai có thể trả lời câu hỏi Giáo dục STEM là gì một cách đầy đủ nhất theo nghĩa áp dụng tại Việt Nam. Một điều nữa khiến nhiều giáo viên và quản lý nhà trường còn băn khoăn là trước đấy, các dự án gần giống với STEM như: Dạy học tích hợp liên môn giải quyết các vấn đề của cuộc sống, dạy học theo chủ đề… đều đã được triển khai tại Việt Nam nhưng cho đến nay vẫn chưa thể phổ biến và chưa tạo thành các phương pháp dạy học bắt buộc trong nhà trường. Khi mà các dự án thí điểm trước đây đều không được trở nên phổ biến thì tại sao lại cần triển khai cái mới.

● Giải pháp:

- Đổi mới về cơ chế chính sách

Đưa giáo dục STEM thành chương trình giáo dục quốc gia, thúc đẩy sự phát triển giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông nhằm đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh từ bậc phổ thông; khơi dậy đam mê nghiên cứu khoa học và định hướng các em theo đuổi những ngành khoa học công nghệ cao cho tương lai.

Đưa giáo dục STEM vào trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Cụ thể, chương trình giáo dục phổ thông mới quán triệt giáo dục STEM theo cách quan tâm tới vai trò, vị trí, sự phối hợp giữa các môn học STEM trong chương trình. Giáo viên, người trực tiếp đứng lớp sẽ thể hiện STEM thông qua việc xác định các chủ đề liên môn, thể hiện nó trong mỗi tiết dạy, mỗi hoạt động dạy học để kết nối kiến thức học đường với thế giới thực, giải quyết các vấn đề thực tiễn, nâng cao hứng thú, hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.

Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý và chính sách để các nhà đầu tư nước ngoài mở cơ sở giáo dục STEM chất lượng cao tại Việt Nam.

- Thành lập các trung tâm giáo dục STEM

Thành lập các trung tâm giáo dục STEM tại các tỉnh, thành trong cả nước, các trung tâm này trực thuộc các trường đại học trên địa bàn tỉnh. Trung tâm giáo dục STEM quốc gia sẽ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có vai trò chỉ đạo chung cho giáo dục STEM trên cả nước, trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa các trung tâm giáo dục STEM và các nhà trường phổ thông đáp ứng với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong chương trình dạy học phổ thông

Kiểm tra, đánh giá có vai trò rất quan trọng, quyết định việc lựa chọn nội dung, phương pháp cũng như thúc đẩy việc dạy và học nói chung. Với giáo dục STEM, kiểm tra, đánh giá càng đóng vai trò quan trọng vì nếu vẫn kiểm tra, đánh giá bằng các hình thức cũ (thi viết, học thuộc, giải bài tập) thì sẽ cản trở sự tiếp cận giáo dục STEM. Trong giáo dục STEM, học sinh được đưa vào các tình huống thực của cuộc sống, được yêu cầu giải quyết vấn đề gắn với bối cảnh thực, bằng kiến thức liên môn của mình cộng với sự hiểu biết xã hội. Kết thúc mỗi vấn đề như vậy, học sinh thường tạo ra một sản phẩm bằng việc tự tìm tòi, nghiên cứu cụ thể, đây là cơ sở để đánh giá.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong giảng dạy STEM

Trong giáo dục STEM, không phải một giáo viên dạy nhiều môn học cùng một lúc mà các giáo viên dạy các môn khác nhau phải hợp tác, cùng xây dựng bài giảng để học sinh có thể vận dụng kiến thức và kỹ năng của nhiều môn để giải quyết một vấn đề. Vì vậy, cần đào tạo giáo viên theo nhóm hoặc theo cặp; đồng thời thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng cho đội ngũ giáo viên về áp dụng phương pháp giáo dục STEM trong công tác giảng dạy của trường nhằm nâng cao năng lực học tập và thực hành của học sinh giảng dạy giáo dục STEM tại các trường phổ thông.

- Phát triển cơ sở vật chất hỗ trợ giáo dục STEM

Nếu nói rằng “không có cơ sở vật chất hiện đại thì không thể dạy học STEM” là không chính xác. Trên thực tế, triển khai giáo dục STEM tại các vùng nông thôn, hay miền núi, chỉ cần với các vật liệu tái chế là học sinh đã học được. Điều quan trọng ở đây là cách lựa chọn nội dung và tổ chức của giáo viên. Tuy nhiên, trong giáo dục STEM, có nhiều mảng nội dung cần phải có sự đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, như: robotic, khoa học máy tính… Vì thế, để triển khai giáo dục STEM một cách toàn diện thì cần từng bước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ

Hằng năm, cần tổ chức các cuộc thi về sáng tạo, các đề tài khoa học, hội chợ khoa học trong nhà trường phổ thông. Thúc đẩy phong trào giáo dục STEM bằng các hoạt động như: câu lạc bộ, ngày hội, đại sứ STEM, ngày tham quan các phòng thí nghiệm, nhà máy…; đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu công nghệ, phương tiện dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục STEM và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục STEM; hình thành mạng lưới nghiên cứu khoa học về giáo dục STEM giữa các Viện, Trung tâm giáo dục STEM, các trường đại học trong và ngoài nước; đồng thời, kết hợp với các trường phổ thông là nơi thực nghiệm mô hình giáo dục STEM.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm liên kết các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục STEM với các nhà trường phổ thông. Tăng cường các hoạt động hợp tác đa phương, song phương trong các lĩnh vực về giáo dục STEM như: nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; quản trị nhà trường…

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận môn đổi mới sáng tạo (4) (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w