a) Ưu điểm
- Thúc đẩy khả năng sáng tạo: Các em học sinh có thể tự mình xậy dựng công trình theo ý mình hoặc theo những gì các em được học ở trường. Và từ đó có thể các bậc phụ huynh sẽ khai phá được tài năng của con mình
- Chuyền cảm hứng, tự tin khám phá: Không như đa số tựa game được xây dựng trên 1 quy tắc đã được sắp đạt, Minecraft là 1 thế giới mở cho phép mọi người lang thang làm những điều mình thích như khám phá thế giới, là nơi mà người ta tự do thất bại hoặc chiến thắng
- Giúp phát triển kĩ năng nghề nghiệp: Ngoài việc làm quen với các thao tác sử dụng chức năng của máy tính, mà còn được trải nghiệm nguyên tắc thiết kế và mã hóa. Minecraft còn giúp người ta rèn luyện tính kiên nhẫn và tư duy cầu tiến
- Nâng cao tinh thần đồng đội: một người có thể làm được 1 ngôi nhà, nhưng nhiều người có thể xây dựng được cả 1 thành phố. Minecraft có thể chơi với nhiều người cùng 1 lúc, và đó là lúc mà tinh thần đồng đội được đẩy lên cao để có thể hoàn thành 1 mục tiêu cụ thể. Phụ huynh cũng có thể tạo 1 sever riêng để tham gia cùng con của họ, từ đó làm cho gia đình càng gắn kết và hiểu nhau hơn
b) Nhược điểm
- Sẽ lợi dụng để chỉ chơi mà không phải học: Nhiều học sinh sẽ tận dụng cơ hội này chỉ để chơi cho thỏa thích nhưng không mang lại lợi ích gì nhiều cho bản thân
- Khi chơi sẽ nói dối với phụ huynh là mình đang học để chơi những game khác không có tính giáo dục. Đây là 1 điều không thể tránh khỏi khi mà ở các nước đã áp dụng STEM thông qua Minecraft. Các em sẽ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của các bậc phụ huynh mà tham gia vào những trò chơi chưa phù hợp với lứa tuổi của mình, chơi mà không có sự kiểm soát của cha mẹ sẽ dẫn đến nghiện game.
Chương III: Thực trạng áp dụng đối với trong nước và nước ngoài 1: Đối với Việt Nam
Khác với các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, giáo dục STEM du nhập vào Việt Nam không phải bắt nguồn từ các nghiên cứu khoa học giáo dục hay từ chính sách vĩ mô về nguồn nhân lực mà bắt nguồn từ các cuộc thi Robot dành cho học sinh từ cấp tiểu học dến phổ thông trung học do các công ty công nghệ tại Việt Nam triển khai cùng với các tổ chức nước ngoài. Ví dụ cuộc thi Robotics make X 2019 của Công ty Cp robot Công nghệ cao STEAM Việt Nam hay một số cuộc thi robocon của các hãng như Lego và một số cuộc thi robocon của các hãng khác trong nước. Từ đó đến nay giáo dục STEM đã bắt đầu có sự lan toả với nhiều hình thức khác nhau, nhiều cách thức thực hiện khác nhau, nhiều tổ chức hỗ trợ khác nhau.
Hệ thống các công ty giáo dục tư nhân Việt Nam đã rất nhanh nhạy đưa giáo dục STEM, mà chủ yếu là các hoạt động Robot vào giảng dạy tại các trường tiểu học, trung học phổ thông tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng bằng hình thức xã hội hoá. Tuy nhiên, khu vực nông thôn hiện nay chưa thể tiếp cận với các hoạt động liên quan đến robot vì chi phí mua robot của nước ngoài rất đắt đỏ, vậy nên tại các vùng nông thôn hiện nay đã có một số giải pháp khác đươc đưa ra do Liên minh các công ty giáo dục STEM tại Hà Nội đưa ra như Học viện Sáng tạo S3, Kidscode STEM, Robot STEAM Việt Nam
CLB STEM: Hiện nay có 2 loại hình CLB STEM đang duy trì ở trong trường tiểu học và trung học phổ thông đó là hình thức CLB xã hội hoá do các công ty kết hợp với nhà trường tổ chức, hình thức này chủ yếu diễn ra tại các trường học ở khu vực thành phố, nơi phụ huynh sẵn sàng chi trả thêm cho các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường. Các nội dung sinh hoạt của các CLB nay chủ yếu tập trung vào các mảng như robot, lập trình máy tính. Một loại hình CLB nữa được duy trì chủ yếu ở các vùng nông thôn là các CLB do giáo viên của nhà trường tự duy trì ở dạng CLB ngoại khoá. Để có các kĩ năng ban đầu trong việc vận hành các CLB STEM các thầy cô đã trải qua quá trình tập huấn và làm quen với các chủ để tích hợp STEM do các tổ chức xã hội, cá nhân, đóng góp kinh phí để hỗ trợ các thầy cô và nhà trường mua các trang thiết bị cần thiết. Một phần nguồn kinh phí trang thiết bị đến từ chính các trường.
Ngày hội STEM: Ngày hội STEM là sáng kiến của Liên minh STEM cùng tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học Công nghệ. Ngày hội STEM đầu tiên tổ chức tại Hà Nội năm 2015 tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Cho đến nay, Ngày hội STEM đều duy trì hàng năm vào dịp xung quanh ngày 18 tháng 5 hàng năm nhân kỉ niệm Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam. Một trong những ý nghĩa quan trọng của Ngày hội STEM đối với giáo dục STEM chính là yếu tố truyền thông cộng đồng, kết nối xã hội, kết nối Hệ sinh thái giáo dục STEM tại Việt Nam.
Sự thành công của chuỗi Ngày hội STEM cho đến nay không phải là việc có bao nhiêu em học sinh tham dự mỗi năm, có bao nhiêu công ty, trường học tham gia, mà sự
thành công của Ngày hội STEM quốc gia đó chính là tính lan toả của tinh thần giáo dục STEM tới khắp các trường học trên cả nước. Cho đến nay, đã có hàng trăm Ngày hội STEM được tổ chức tại chính các trường tiểu học và trung h phổ thông và các cấp giáo dục cao hơn như: Phòng giáo dục, Sở giáo dục. Từ tinh thần của Ngày hội STEM cùng với sự vận động, hỗ trợ không ngừng nghỉ của các thành viên trong “Liên minh STEM”, phong trào giáo dục STEM đã lan toả đến các vùng miền từ miền núi, biên giới như Hà Giang, Nghệ An, tơi các vùng đồng bằng ven biển như Hải Phòng, Hạ Long… bằng các hoạt động cụ thể. Trong các địa phương đi đầu và tiên phong với các hoạt động phong trào và các Ngày hội STEM phải kể đến huyện Thanh Chương – Nghệ An, nơi có 88 CLB STEM tại các cấp học với 100% giáo viên phụ trách các CLB STEM đã được tập huấn chuyên môn về Robot và tích hợp STEM theo chủ đề. Khác với mô hình CLB tại các thành phố lớn, nơi giáo viên của các công ty giáo dục STEM vận hành và duy trì hoạt động của CLB STEM, tại các vùng nông thôn, hoạt động của các CLB STEM do chính giáo viên của nhà trường tổ chức và vận hành. Thanh Chương cũng là nơi đầu tiên trên cả nước tổ chức cuộc thi Robot bơi cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở trong Ngày hội STEM năm 2018 tại địa phương. Cùng với đó còn có các huyện khác như Nam Trực – Nam Định, Thái Thuỵ - Thái Bình, đều là nhưng huyện có các CLB STEM ngoài giờ học hoạt động rất tích cực, làm tiền đề để các trường và Phòng giáo dục tổ chức các Ngày hội STEM cấp trường và cấp Huyện hàng năm với 100% các trường tham gia.
a) Nhận thức của chuyên gia
- Tự học cho trẻ cả gia tài.
Dạy theo phương pháp truyền thống, học một các em chỉ biết một, thì theo phương pháp STEM, trẻ có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Thay vì dạy trẻ theo phương pháp truyền dạy - tiếp nhận kiến thức một chiều, trẻ em thời 4.0 cần được đào tạo để có năng lực tư duy, khả năng tự học và tư duy ngôn ngữ. Đó chính là thông điệp Tiến sĩ Diana Wehrell-Grabowski, chuyên gia hàng đầu thế giới về STEM, nhấn mạnh trong phiên tham luận mở màn. STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học theo cách tiếp cận liên môn. Để hội nhập với bối cảnh toàn cầu hoá trong kỷ nguyên công nghệ, trẻ em Việt Nam nên sớm được học theo mô hình STEM.
- Làm chủ ngoại ngữ, hội nhập toàn cầu
Ông Travis Stewart, người có kinh nghiệm nhiều năm trong việc nghiên cứu về phương pháp tự học, tư duy ngôn ngữ, chương trình đào tạo tại Mỹ, Canada, Hàn Quốc…, khẳng định ông cùng cộng sự đang nỗ đem đến những giải pháp giáo dục tiên tiến cho trẻ em Việt Nam. Những quốc gia có thứ hạng cao về mức độ thuần thục tiếng Anh (sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2) cho thấy những phát triển nổi bật hơn trong kinh tế, biểu hiện rõ rệt qua GDP đầu người. Theo đó, 8 trong số 10 quốc gia ESL hàng đầu cũng thuộc top 20 quốc gia giàu có nhất thế giới, xếp hạng dựa trên GDP. Trẻ nên được nâng cao khả năng tự học, tư duy sáng tạo, tư duy ngôn ngữ và đặc biệt là thuần thục tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2.
- Cơ hội việc làm rộng mở
Khối ngành STEM không chỉ “khát” nhân lực tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Ông Lee Ki-seo, người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và đào tạo lập trình cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học, đã chỉ ra số liệu thống kê cho thấy lợi thế cạnh tranh của nhân lực STEM trong một vài năm tới. Hơn nữa, mức lương trung bình của khối ngành này cũng khá cao, có xu hướng ngày càng tăng theo nhu cầu của xã hội.
b) Ngộ nhận về STEM
Khái niệm STEM sau khi được ra đời và du nhập vào Việt Nam đã gây lên bão dư luận trong ngành giáo dục. Trước sự choáng ngợp bởi một điều mới mẻ, không ít người đã có những ngộ nhận về phương pháp giáo dục này:
- Giáo dục STEM dạy lập trình và lắp ráp robot
- Học sinh có thể mất nền tảng giáo dục xã hội và nhân văn
- Giáo dục STEM đòi hỏi chi phí lớn về cơ sở vật chất
- Không phù hợp cho trẻ mẫu giáo và tiểu học
- STEM chỉ phù hợp nam giới
- Các chương trình giáo dục hiện nay sẽ bị xóa sổ vì STEM
- Dạy các môn khoa học kỹ thuật riêng lẻ cũng được gọi là STEM