Thực trạng về quản lý các điều kiện hổ trợ công tác chuẩn bị cho

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5 6 tuổi vào lớp 1 tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 85)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.3. Thực trạng về quản lý các điều kiện hổ trợ công tác chuẩn bị cho

5-6 tuổi vào lớp 1

Để tìm hiểu thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1, tôi đã tiến hành khảo sát 120 khách thể. Kết quả thể hiện dƣới bảng sau

Bảng 2.16.Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo phục vụ công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng mầm non

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % 1

Kiểm tra sự chuẩn bị các điều kiện CSVC, thiết bị dạy học phục vui hoạt động cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 thông qua bài soạn, kế hoạch GD trẻ

107 89,2% 13 10,8%

2

Kiểm tra việc sử dụng CSVC, thiết bị dạy học thông qua dự giờ, thăm lớp kiểm kê tài sản.

113 94,2% 7 5,8%

3

Kiểm tra việc sử dụng CSVC, thiết bị dạy học thông qua hoạt động kiến tập, thi GV dạy giỏi

106 88,3% 14 11,7%

4

Kiểm tra việc sử dụng CSVC, thiết bị dạy học thông qua hội thi sử dụng đồ dùng dạy học 94 78,3% 16 13,3% 5 Chỉ đạo GV tăng cƣờng sử dụng CSVC, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 89 74,2% 31 25,8% 6 Tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng cho GV sử dụng thiết bị dạy học hiện đại phục vụ các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1

Phân tích bảng số liệu cho thấy: Các trƣờng cơ bản đã quản lý và sử dụng khá tốt những cơ sở vật chất hiện có để tổ chức các hoạt động chuẩn bị cho trẻ nói chung, trẻ 5-6 tuổi nói riêng nhƣ: Những nội dung đƣợc đánh giá là thực hiện với mức độ khá tốt: “Kiểm tra việc sử dụng CSVC, thiết bị dạy học thông qua dự giờ, thăm lớp”, “Kiểm tra sự chuẩn bị các điều kiện CSVC, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 thông qua bài soạn, kế hoạch GD trẻ”, “Tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng cho GV sử đụng thiết bị dạy học hiện đại phục vụ hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1” (lần lƣợt chiếm 94,2%, 89,2%). Nội dung, “Chỉ đạo GV tăng cƣờng sử dụng CSVC, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1”, “ Tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng cho GV sử dụng thiết bị dạy học hiện đại phục vụ các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1” (có tỉ lệ 74,2%, 59,2%) là 2 nội dung đƣợc đánh giá thấp hơn cả. Nhƣ vậy có thể thấy, HT các trƣờng MN chủ yếu quản lý CSVC, thiết bị dạy học trong hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 qua các hình thức truyền thống, quen thuộc: qua dự giờ, thăm lớp; qua hoạt động của phòng ban chức năng, qua bài soạn.

Việc quản lý CSVC, thiết bị dạy học qua: hội giảng, hội thi GV dạy giỏi; qua hội thi sử dụng đồ dùng dạy học còn thấp, do một số GV có tuổi, còn ngại trong việc tham gia các hội thi, hội giảng, cho nên việc quản lý CSVC qua những hình thức này hiệu quả chƣa cao, cho nên các HT ít sử dụng các hình thức này trong việc quản lý CSVC và thiết bị dạy học trong hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 tại trƣờng mình. Bên cạnh đó, các trƣờng cũng đã quản lý chặt chẽ việc khai thác, sử dụng, bảo quản các loại tài liệu, trang thiết bị bảo đảm sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, hiệu quả, tiết kiệm, an toàn. Các trƣờng đã phân công cụ thể ngƣời phụ trách, giao trách nhiệm cho từng GV trong khai thác, sử dụng, bảo quản. Do vậy, trong trƣờng hợp hỏng hóc, mất mát có cơ sở để quy trách nhiệm đối với từng tổ chức, cá nhân.

2.4.4. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1

Bảng2.17. Bảng khảo sát thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng mầm non

ST T

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá

Thực hiện thƣờng xuyên

Không thực hiện thƣờng xuyên Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ %

1 Hiệu trƣởng chỉ đạo xây dựng các tiêu chí đánh giá trẻ 5-6 tuổi.

98 81,7% 22 18,3%

2 Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chức đánh giá trẻ cuối ngày, cuối chủ đề, cuối độ tuổi

97 80,8% 23 19,2%

3 Hiệu trƣởng chỉ đạo sử dụng kết quả đánh giá trẻ vào quá trình xây dựng, điều chỉnh kế hoạch chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi

86 71,7% 34 28,3%

4 Quản lý việc lƣu trữ kết quả đánh giá trẻ 5-6 tuổi của giáo viên

74 61,7% 46 38,3%

Phân tích số liệu cho thấy, các trƣờng MN trên địa bàn cơ bản thực hiện tốt các nội dung quản lý kiểm tra, đánh giá công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1. Theo đó, 81,7% ý kiến đƣợc hỏi đánh giá các chủ thể quản lý Hiệu trƣởng chỉ đạo xây dựng các tiêu chí đánh giá trẻ 5-6 tuổi thƣờng xuyên và định kỳ; 80,8% Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chức đánh giá trẻ cuối ngày, cuối chủ đề, cuối độ tuổi đƣợc tiến hành thƣờng xuyên.

Thông qua việc sử dụng kết quả kiểm tra trẻ làm cơ sở để điều chỉnh kế hoạch, hoạt động kịp thời đáp ứng các hoạt động chuẩn bị đạt hiệu quả (71,7% ý kiến đƣợc hỏi đánh giá thƣờng xuyên)

2.4.5. Thực trạng phương thức quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1

Bảng 2.18. Thực trạng phƣơng thức quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1

ST T

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá

Thực hiện thƣờng xuyên

Không thực hiện thƣờng xuyên Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ %

1 HT quản lý việc lập kế hoạch công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1

112 93,3% 8 16,7%

2 HT lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1

103 85,8% 17 14,2%

3 HT quản lý giám sát, kiểm tra việc thực hiện công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1

86 71,7% 34 28,3%

Phân tích bảng số liệu trên cho thấy HT các trƣờng mầm non đã sử dụng các phƣơng thức quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 khá tốt, cụ thể nội dung “HT quản lý việc lập kế hoạch công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1” đạt 93,3%; 85,8% “HT lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1”; 71,7% “HT quản lý giám sát, kiểm tra việc thực hiện công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1”.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân trong quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng mầm non công lập trên chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng mầm non công lập trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

2.5.1. Ưu điểm

Việc phân tích, đánh giá các kết quả khảo sát trên đây cho thấy quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng MN công lập trên

địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên đã góp phần nâng cao chất lƣợng của các hoạt động, qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hình thành phát triển các kiến thức, kỹ năng cho các lực lƣợng tham gia vào quá trình chuẩn bị cho trẻ; giúp cho trẻ vững tâm thế, nâng cao trình độ hiểu biết và khả năng vận dụng những kiến thức, hình thành thái độ, cách ứng xử và phƣơng thức hành động trƣớc những tình huống nhất định của đời sống, tạo ra khả năng thích ứng nhanh, xử lý, giải quyết đúng những đòi hỏi, thách thức nảy sinh trong hoạt động và quan hệ xã hội. Đồng thời, qua đó huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp trong thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhƣng tƣơng đối mới mẻ này ở các trƣờng MN. Những kết quả có thể khái quát:

Một là, ban giám hiệu các nhà trƣờng MN trên địa bàn thị xã đã quan tâm đến việc xây dựng nội dung, chƣơng trình và kế hoạch chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1.

Hai là, đã làm tốt công tác chỉ đạo GV tổ chức, thực hiện kế hoạch chuẩn bị chotrẻ 5-6 tuổi vào lớp 1.

Ba là, chú ý đến công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ cho GV, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa quan trọng của hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1.

Bốn là, quan tâm đến việc tổ chức, bố trí, sử dụng lực lƣợng cả trong nhà trƣờng với gia đình, xã hội để nâng cao chất lƣợng hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1.

Năm là, thƣờng xuyên có sự chỉ đạo đầu tƣ về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơicũng nhƣ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuẩn bị cho trẻ.

Sáu là, đã làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động, thƣờng xuyên phê bình, khen ngợi kịp thời cũng nhƣ điều chỉnh sau khi có sự góp ý của cán bộ, GV để từ đó nâng cao chất lƣợng hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1.

2.5.2. Hạn chế

Mặc dù kết quả thực hiện công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1tại các trƣờng MN công lập trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên là tƣơng đối tốt nhờ việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý đã nêu ở trên, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập, cụ thể là:

Một là, việc xác định mục tiêu chuẩn bị cho trẻ5-6 tuổi còn hạn chế. Điều này có ảnh hƣởng không nhỏ đến định hƣớng giáo dục, chuẩn bị cho trẻ trong các trƣờng MN, cũng nhƣ kết hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong chuẩn bị cho trẻ.

Hai là, việc phối hợp, hiệp đồng để phát huy vai trò của các lực lƣợng trong tham gia chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi còn nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền tới cha mẹ học sinh còn hạn chế nên sự kết hợp giữa gia đình với nhà trƣờng chƣa chặt chẽ, chƣa phát huy hiệu quả tối đa hiệu quả. Hiện chủ yếu là qui trách nhiệm cho các nhà trƣờng MN, đây là một hạn chế cần khắc phục trong quản lí thời gian tới.

Ba là, cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi ở cáctrƣờng MN trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên còn nhiều hạn chế. Trong công tác quản lí nhiều khi chỉ chú ý về mặt chuyên môn. Vì vậy cần phải tiếp tục tăng cƣờng chỉ đạo đảm bảo phƣơng tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho chuẩn bị cho trẻ trong các trƣờng MN.

Bốn là, thực trạng về công tác quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng MN còn nhiều hạn chế, lập kế hoạch chƣa rõ ràng và đồng nhất; tổ chức các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi chƣa triệt để, vẫn mang tính chất hời hợt và giáo điều, ít tính sáng tạo và không theo kịp với sự biến đổi của đời sống xã hội của trẻ. Các hoạt động trải nghiệm còn thiếu, yếu dẫn đến kết quả chƣa cao. Một số trƣờng thực hiện công tác chỉ đạo còn chồng chéo, dẫn đến GV không đủ thời gian thực hiện kế hoạch.

vào lớp 1 chƣa đƣợc chú trọng đúng mức, vẫn mang nặng tính hình thức và lý thuyết mà chƣa có kết quả cụ thể trên mỗi cá nhân trẻ.

2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Một là, chuẩn bị là một khái niệm khá mới mẻ trong đời sống xã hội và trong giáo dục. Do đó, nó chƣa thực sự đƣợc xã hội quan tâm và công nhận nhƣ là một vấn đề thiết yếu trong nội dung giáo dục, cũng vì thế, sự đầu tƣ cho nội dung này còn rất hạn chế.

Hai là, nhận thức của CBQL, GV và PHHS về hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng MN trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên chƣa sâu sắc và chƣa thấy rõ đƣợc vai trò, vị trí, lợi ích của hoạt động này. Thậm chí, có những cách hiểu đối lập nhau trong chuẩn bị cho trẻ MN. Các cấp chính quyền, ban, ngành địa phƣơng trong thị xã chƣa quan tâm, tạo điều kiện đúng mức trong chuẩn bị cho trẻ MN.

Ba là, chất lƣợng đội ngũ CBQL và GV ở các trƣờng chƣa đáp ứng tốt yêu cầu về chuẩn bị cho trẻ. Hiện đội ngũ CBQL, GV đƣợc bổ nhiệm và tuyển dụng khá đông, số này tuy đáp ứng đƣợc về mặt bằng cấp, chuyên môn, song thiếu kinh nghiệm quản lý, thực hành nên gặp rất nhiều khó khăn trong chuẩn bị cho trẻ.

Bốn là, việc xây dựng nội dung, chƣơng trình, lựa chọn hình thức, biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng MN trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên chƣa toàn diện, chƣa có sự tách bạch rõ ràng với nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ. Các hình thức chủ yếu chú trọng các hình thức giáo dục trong nhà trƣờng, thiếu các trải nghiệm thông qua thực tiễn, dẫn đến hiệu quả công tác chuẩn bị chƣa cao.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Qua nghiên cứu thực trạng PTTC và KNXH, thực trạng chuẩn bị và quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng MN thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên có thể rút ra một số kết luận sau:

PTTC và KNXH của trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng MN trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên chỉ ở mức khá.

Hoạt động quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng MN thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên thời gian qua đã đạt đƣợc một số thành tựu quan trọng, góp phần quan trọng tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hành động của các chủ thể tham gia hoạt động cả trong và ngoài nhà trƣờng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, hoạt động này cũng tồn tại một số hạn chế, bất cập phải nghiêm túc nhìn nhận, khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới. Nhận thức của CBQL, GV và các tổ chức, đoàn thể ngoài nhà trƣờng trong việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 và kế hoạch chuẩn bị của CBQL, GV chƣa thật cụ thể, chi tiết; các nội dung, hình thức, phƣơng pháp chuẩn bị chƣa thật sáng tạo, hiệu quả không cao; việc phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thể ngoài nhà trƣờng có thời điểm còn lỏng lẻo; việc kiểm tra, đánh giá, khen thƣởng, kỷ luật có lúc còn cả nể, chƣa kịp thời... Do vậy, việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 thời gian tới là hết sức cần thiết.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO TRẺ 5-6 TUỔI VÀO LỚP 1 Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN

THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Phải đảm bảo nguyên tắc tính mục tiêu

Mục tiêu của giáo dục MN hiện nay là giúp trẻ phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách, đảm bảo cho trẻ tự tin hơn trƣớc khi bƣớc vào bậc học phổ thông.

Chuẩn bị trang bị cho trẻ những kiến thức, giá trị, thái độ phù hợp; hình thành cho trẻ những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực; giúp trẻ có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày; giúp trẻ vận dụng tốt kiến

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5 6 tuổi vào lớp 1 tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)