Khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5 6 tuổi vào lớp 1 tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 112)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

cũng qua đó để các nhà quản lý có thể tìm ra biện pháp hữu hiệu trong quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng MN thị xã Sông Cầu.

3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm

Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến 20 chuyên gia trong lĩnh vực GDMN gồm: lãnh đạo, chuyên viên phòng GD chuyên trách MN, HT&PHT, GV giảng dạy ở các trƣờng mầm non trên địa bàn thị xã Sông Cầu.

3.3.3. Quy trình khảo nghiệm

Để tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề ra, tôi xây dựng phiếu trƣng cầu ý kiến theo hai tiêu chí: Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý.

- Tiêu chí về tính cần thiết có 4 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết và không cần thiết.

- Tiêu chí về tính khả thi có 4 mức độ: Rất khả thi, khả thi, ít khả thi và không khả thi

Cách cho điểm:

- Mức độ: rất cần thiết; rất khả thi: 4 điểm - Mức độ: cần thiết; khả thi: 3 điểm

- Mức độ: ít cần thiết; ít khả thi: 2 điểm

- Mức độ: không cần thiết; không khả thi: 1 điểm Cách tính:

Đếm số lƣợng đồng ý từng mức độ của từng tiêu chí nhân với số điểm quy định ở từng mức độ, sau đó tính tổng số điểm () của từng nội dung biện pháp rồi chia cho tổng số phiếu khảo sát ta thu đƣợc trị số trung bình X

Quy ƣớc chuẩn đánh giá:

Trị số trung bình X từ 3,60 đến 4,00: rất cần thiết; rất khả thi Trị số trung bình X từ 2,80 đến 3,59: cần thiết; khả thi

Trị số trung bình X từ 2,00 đến 2,79: ít cần thiết; ít khả thi

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm

Qua kết quả thu đƣợc trên phiếu trƣng cầu ý kiến cho thấy: Các biện pháp đề ra ở trên đều đƣợc đánh giá rất cao, đa số các ý kiến đều kh ng định rằng những biện pháp này là rất cần thiết và cần thiết; rất khả thi và khả thi trong thực hiện quản lý chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng MN thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên (Xem bảng 3.1 và 3.2).

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

TT Tên biện pháp Mức độ đánh giá Tổng số

điểm( ) Trị số trung bình (X ) Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết 1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực lƣợng tham gia hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng mầm non thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên

12 8 0 0 72 3,6

2 Kế hoạch hóa hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng mầm non đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

17 3 0 0 77 3,85

3 Tổ chức các hình thức tự bồi dƣỡng nghiệp vụ chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1, cho đội ngũ giáo viên tại trƣờng mầm non

19 1 0 0 79 3,95

4 Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các lực lƣợng nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1

16 4 0 0 76 3,8

5 Bảo đảm các điều kiện phục vụ hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng mầm non thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên

16 4 0 0 76 3,8

6 Kiểm tra, đánh giá kết quả chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1

20 0 0 0 80 4,0

Kết quả này cho thấy đánh giá mức độ cần thiết của 6 biện pháp đề xuất trong quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng MN thị

xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên là tƣơng đối cao. Trong đó, 3 biện pháp: Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá kết quả chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1; Tổ chức các hình thức bồi dƣỡng nghiệp vụ chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1, cho đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên phụ trách lớp 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non; Kế hoạch hóa hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng mầm non đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đƣợc đánh giá cao nhất, với điểm trung bình lần lƣợt là 4,0; 3,95 và 3,9. Kết quả này cũng chứng minh rằng, những biện pháp đƣợc đề xuất rất phù hợp với thực tiễn chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng MN thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên hiện nay.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Tên biện pháp Mức độ đánh giá Tổng số

điểm() Trị số trung bình (X) Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực lƣợng tham gia hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng mầm non thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên

13 7 0 0 73 36,5

2 Kế hoạch hóa hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng mầm non đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

15 5 0 0 75 3,75

3 Tổ chức các hình thức tự bồi dƣỡng nghiệp vụ chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1, cho đội ngũ giáo viên tại trƣờng mầm non

16 4 0 0 76 3,8

4 Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các lực lƣợng nhà

TT Tên biện pháp Mức độ đánh giá Tổng số điểm() Trị số trung bình (X) Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi

trong hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 5 Bảo đảm các điều kiện

phục vụ hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng mầm non thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên

14 6 0

0 74 3,7

6 Kiểm tra, đánh giá kết quả chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1

12 7 1 71 3,55

Phân tích bảng 3.2 ta thấy 6 biện pháp trên đƣợc đánh giá về tính khả thi cao, biện pháp tổ chức các hình thức bồi dƣỡng nghiệp vụ chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1, cho đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên phụ trách lớp 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non với trị số trung bình là 3,8; Biện pháp Kế hoạch hóa hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng mầm non đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay có tính khả thi ở vị trí thứ 2 với trị số trung bình là 3,75. Xếp vị trí thứ 3 là biện pháp bảo đảm các điều kiện phục vụ hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng mầm non thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên với trị số trung bình là 3,7. Biện pháp đƣợc đánh giá có tính khả thấp nhất là: Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá kết quả chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 và Tổ chức phối hợp tốt giữa các lực lƣợng ở nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng MN lần lƣợt có trị số trung bình là 3,55; 3,5 và cả 2 biện pháp này nằm ở nhóm khả thi.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở lý luận ở chƣơng 1, thực trạng quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng MN thị xã Sông Cầu ở chƣơng 2, đề tài đã chỉ ra những vấn đề có tính nguyên tắc khi đề xuất các biện pháp; tiến hành đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng MN thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên thời gian tới. Các biện pháp đều đƣợc trình bày theo một logic thống nhất: mục đích, nội dung, cách thực hiện biện pháp và điều kiện thực hiện. Đề tài cũng đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất và thu đƣợc kết quả cao. Các biện pháp mà đề tài đề xuất nếu đƣợc triển khai thực hiện đồng bộ, triệt để, thì việc quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng MN thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên sẽ đạt hiệu quả cao hơn góp phần thiết thực nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện của các trƣờng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

1.1. Về lý luận

Đề tài đã hệ thống đƣợc một số vấn đề lý luận về công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1, làm rõ các khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng, công tác chuẩn bị vào lớp 1 cho trẻ 5-6 tuổi và quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1, cùng với các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý công tác này.

1.2. Về thực tiễn

Nghiên cứu thực trạng cho thấy, công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 tại các trƣờng mầm non trong thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, tuy đã đạt đƣợc những kết nhất định trong thời gian qua, song còn nhiều bất cập trong việc xây dựng kế hoạch nhiều khi còn dập khuôn, máy móc, chƣa lựa chọn đƣợc nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức phù hợp với thực tế. Sự phối hợp giữa nhà trƣờng và các lực lƣợng giáo dục khác trong công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 còn chƣa chặt chẽ, chƣa thƣờng xuyên. Việc quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục trẻ nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng còn chƣa thật hiệu quả, phƣơng pháp quản lý còn chƣa đƣợc đổi mới. Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện chƣa thật quyết liệt.

Qua lý luận kết hợp với nghiên cứu thực trạng, luận văn đề xuất 6 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

6 biện pháp trên đã đƣợc sự đồng ý cao của chuyên gia qua khảo nghiệm. Để làm tốt quản lý công chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, cần có sự chỉ đạo, quan tâm, tạo điều kiện của Lãnh đạo phòng GD, Ban lãnh đạo các trƣờng; cần có sự triển khai và thực hiện 6 biện pháp một cách có hệ thống, đồng bộ, chắc chắn rằng công chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 trên địa bàn thị xã Sông Cầu ngày đảm bảo

về chất lƣợng. Luận văn đã thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, giả thuyết khoa học của đề tài trên cơ sở sử dụng các biện pháp đề ra

2.Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên

Cần có chính sách đầu tƣ thích đáng cho ngành học MN, đặc biệt quan tâm nhiều tới các trƣờng MN ở khu vực nông thôn, bảo đảm phù hợp với thực tiễn để tránh lãng phí trong quá trình sử dụng. Hạn chế tình trạng cái cần thì không có, cái có thì không sử dụng hiệu quả.

Phối hợp với các tổ chức, Ban ngành có liên quan tăng cƣờng tập huấn cho đội ngũ CBQL, GV,... về nghiệp vụ, phƣơng pháp chuẩn bị cho trẻ. Làm tốt công tác bồi dƣỡng, đào tạo quy hoạch đội ngũ GV cốt cán các trƣờng.

Có chính sách đãi ngộ khuyến khích đội ngũ GVMN tích cực bồi dƣỡng về nghiệp vụ, phƣơng pháp chuẩn bị cho trẻ.

Tăng cƣờng hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các điều kiện phục vụ hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1.

Tiếp tục chỉ đạo bằng văn bản cụ thể để các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trƣờng Mầm non đẩy mạnh công tác quản lý, triển khai có hiệu quả công tác bồi dƣỡng hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sông Cầu

Chủ động, sáng tạo, đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 cho đội ngũ GVMN trên cơ sở kế hoạch chung của Sở GD&ĐT và tình hình thực tế của địa phƣơng. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát kế hoạch và việc triển khai thực hiện tổ chức hoạt động chuẩn bị của các trƣờng theo kế hoạch.

Tổ chức chỉ đạo tốt hoạt động bồi dƣỡng, hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5- 6 tuổi vào lớp 1 cho đội ngũ GVMN theo cụm trƣờng.

Xây dựng và phát triển trƣờng điển hình về hoạt động bồi dƣỡng hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở cơ sở.

Tổ chức tham quan học tập giao lƣu, học hỏi giữa các trƣờng trong thị xã, các trƣờng trong thành phố và ở các tỉnh, thành khác về bồi dƣỡng hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 cho đội ngũ GV.

2.3. Đối với lãnh đạo các trường mầm non

Tạo điều kiện cho GV đƣợc bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức về vấn đề giáo dục, chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1.

Khuyến khích và phát động GV đƣa ra sáng kiến về chuẩn bị cho trẻ 5- 6 tuổi vào lớp 1.

Tăng cƣờng công tác xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực tham gia vào hoạt động giáo dục nhằm tăng cƣờng cơ sở vật chất phục vụ tốt cho hoạt động giáo dục.

Chú trọng tạo điều kiện, quan tâm hơn nữa đến các lực lƣơng giáo dục nòng cốt trong việc bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục, nhất là các hoạt động giáo dục, chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1.

2.4. Đối với giáo viên

Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, tự bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm, thƣờng xuyên cập nhật kiến thức về đổi giáo dục MN, tìm hiểu các phƣơng pháp, mô hình hay trong chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1.

GV cần đánh giá đúng năng lực, sự tiến bộ rõ nét của từng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ đƣợc phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực trƣớc khi bƣớc vào bậc học tiểu học.

2.5. Đối với phụ huynh học sinh

Thƣờng xuyên động viên, khích lệ và giúp đỡ trẻ ngoài thời gian học tập, rèn luyện ở nhà trƣờng, quan tâm đến tinh thần, cảm xúc, tình cảm của con nhiều hơn.

Phối hợp với nhà trƣờng, GV trong việc chuẩn bị cho trẻ, thƣờng xuyên chia sẻ với những khó khăn, hỗ trợ GV trong việc giáo dục, chăm sóc cho trẻ; chủ động tìm kiếm các phƣơng pháp chuẩn bị cho trẻ tại gia đình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thanh Âm. Giáo dục học mầm non tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995.

2. Đặng Quốc Bảo. Một số khái niệm về quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996.

3. Bộ Giáo dục & Đào tạo. Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, năm học 2003 – 2004.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trƣờng học thân thiện, trẻ tích cực” trong các trƣờng phổ thông giai đoạn 2008 – 2013, 2008.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, 2009.

6. Bộ giáo dục và đào tạo - Dự án Việt Bỉ Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, NXB ĐHSP, Hà Nội, 2010.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2013.

8. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh. Giáo dục học Mầm non, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2008.

9. Chính phủ. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 (Ban

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5 6 tuổi vào lớp 1 tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)