8. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1
3.2.6.1. Mục đích của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá, giám sát ở các trƣờng MN thị xã Sông Cầu góp phần cung cấp nguồn thông tin hai chiều nhanh nhất để kịp thời điều khiển, điều chỉnh việc chuẩn bị cho trẻ đạt kết quả. Đồng thời, qua đó, CBQL kịp thời phát hiện những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch, từ đó có tác động hỗ trợ GV, học sinh góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng và nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện của nhà trƣờng nói chung.
3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Ngay từ đầu năm học, nhà trƣờng thành lập Tổ công tác phụ trách hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi trong trƣờng do Phó hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn làm tổ trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn làm tổ phó, các thành viên gồm đại diện Đoàn Thanh niên, GV phụ trách lớp 5 tuổi, cha mẹ học sinh. Tổ công tác có trách nhiệm tham mƣu với Ban lãnh đạo, xây dựng kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho trẻ lồng ghép trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trong sinh hoạt các câu lạc bộ, tham gia các trải nghiệm. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Tổ công tác và của các thành viên trong tổ.
Xây dựng và công khai kế hoạch, tiêu chí kiểm tra, đánh giá tiết dạy có lồng ghép giáo dục các chuyên đề cũng nhƣ các câu lạc bộ tổ chức ngay từ đầu năm học để toàn thể cán bộ GV nhà trƣờng biết và phối hợp thực hiện.
Kiểm tra hoạt động của các tổ khối chuyên môn trong việc thống nhất mục tiêu, phƣơng pháp dạy nội dung lồng ghép chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 trong các tiết học, kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn, sự điều hành của tổ trƣởng, hồ sơ sổ sách, công tác bồi dƣỡng chuyên môn của tổ.
công tác; kiểm tra việc thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ; kiểm tra việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày; kiểm tra hồ sơ sổ sách; việc thực hiện quy chế chuyên môn; trình độ chuyên môn nghiệp vụ; kiểm tra việc thực hiện tiến độ, mức độ tiến bộ trong nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chuẩn bị cho trẻ; sự phối kết hợp giữa GV và gia đình trẻ. Để làm tốt điều này, cần phối hợp các hình thức kiểm tra hoạt động chuẩn bị thông qua thăm lớp, dự giờ, khảo sát học sinh, kiểm tra hồ sơ giáo án, kiểm tra đột xuất hoặc báo trƣớc,… tạo tâm lý sẵn sàng, thoải mái cho mỗi cán bộ GV khi đƣợc kiểm tra. Qua kiểm tra, đánh giá, giám sát, chỉ rõ cho GV, học sinh những mặt mạnh, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, đề xuất cách tháo gỡ.
Đổi mới phƣơng pháp và hình thức kiểm tra theo hƣớng xây dựng mối quan hệ hai chiều giữa ngƣời kiểm tra và ngƣời đƣợc kiểm tra. Thái độ kiểm tra trên tinh thần hợp tác, thân thiện, giúp đỡ để cùng hƣớng tới sự tiến bộ. Đặc biệt là nêu cao vấn đề tự đánh giá của GV. Hiệu trƣởng chỉ đạo các tổ, GV trong trƣờng thƣờng xuyên giám sát quá trình kiểm tra, đánh giá nhằm phát hiện ra những thiếu sót hoặc không phù hợp với các tiêu chí đánh giá để kịp thời điều chỉnh. Ngƣời CBQL cũng cần tự rút kinh nghiệm để điều hành công tác quản lý đồng bộ, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
* Điều kiện thực hiện
Dựa trên các văn bản, chỉ thị, hƣớng dẫn của Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên, Phòng GD&ĐT thị xã Sông Cầu hằng năm, kế hoạch kiểm tra nội bộ hằng năm của nhà trƣờng và mục tiêu, nội dung chƣơng trình giáo dục MN.
Việc kiểm tra phải bảo đảm không gây xáo trộn cho việc thực hiện kế hoạch năm học. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá cần phải bảo đảm trung thực, khách quan, toàn diện, kịp thời khen thƣởng, phê bình, rút kinh nghiệm th ng thắn.