Câu 9: Quan hệ biện chứng giữa ý thức xh và tồn tại xh.Vận dụng xem xét thực tiễn VN

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÓM LƯỢT ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN 2021 (Trang 47 - 54)

1. K/n và các yếu tố cấu thành tồn tại xh

a. K/n tồn tại xh (TTXH)

- TTXH là k/n của Triết học MLN dùng để chỉ phương thức và

dk sinh hoạt vật chất cuả xh trong 1 giai đoạn lịch sử nhất

định. Trong đó, gồm 2 dạng quan hệ vật chất p.ánh qhe giữa

con người với GTN và giữa con người với con người

- TTXH p.ánh trình độ pt toàn diện của 1 xh

b. Các yếu tố cấu thành TTXH

- PTSX: là cách thức sx của con người trong từng gdoan lịch sử nhất định

- ĐK TN: là môi sinh của con người, nơi cung cấp đối tượng

LĐ cũng như nguyên – nhiên – vật liệu cho sx và đ/s

- Dân số: là dkien thường xuyên và tất yếu cho sx và đ/s, cung

cấp và bổ sung nguồn nhân lực cho sx, lực lượng bv quốc phòng

2. K/n và các yếu tố cấu thành ý thức xh

a. K/n ý thức xh (YTXH)

- YTXH bao gồm toàn bộ đ/s tinh thần của xh như tâm lý, tình

cảm, tập quán, truyền thống và hệ thống các qdiem tư tưởng

dc đúc kết 1 cách cụ thể trong các hình thái YTXH như: Chính trị, Pháp luật, KH, Đạo đức, Tôn giáo, Văn hóa, Triết học

- YTXH và ý thức cá nhân tồn tại trong quan hệ biện chứng,

bao hàm lẫn nhau, thâm nhập vào nhau

b. Các yếu tố cấu thành YTXH

- Tâm lý xh hay ý thức đời thường: bao gồm toàn bộ những

thị hiếu thường ngày của xh như thị hiếu về ăn, mặc, thẩm

mỹ,…

- Hệ tư tưởng hay ý thức lý luận: là toàn bộ những quan

học thuyết KH, chính trị, xh p.ánh đ/s vật chất xh theo lập trường giai cấp nhất định

→ Tâm lý xh và hệ tư tưởng là 2 cấp độ của qtrinh p.ánh YTXH, do vậy chúng tồn tại trong sự thống nhất biện chứng.

Tâm lý xh tạo dkien cho việc tiếp thu hệ tư tưởng, còn hệ tư tưởng góp phần củng cố tâm lý xh

3. QHBC giữa TTXH và YTXH

a. TTXH quyết định YTXH

Cơ sở lý luận của nguyên lý TTXH quyết định YTXH

- Khi đưa ra nguyên lý này, các nhà kinh điển MLN đã dựa trên việc giải quyết đúng đắn vde cơ bản của Triết học, theo đó vật chất quyết định ý thức. “Nếu nói chung CNDV lấy tồn tại để giải thích ý thức chứ ko fai ngược lại, thì khi áp dụng vào đ/s của xh loài người nó buộc fai lấy TTXH để giải thích YTXH” (Lê-nin)

● Nội dung của nguyên lý TTXH quyết định YTXH

- TTXH là nguồn gốc, cơ sở, dkien và động lực cho sự hình

thành, pt của YTXH, còn YTXH chỉ là sự phản ánh của TTXH,

pt phụ thuộc vào TTXH. Khi TTXH thay đổi thì YTXH sớm

muộn cũng fai thay đổi theo.

- Do TTXH quyết định YTXH nên:

+ Khi muốn thẩm định, đánh giá 1 hình thái YTXH nào đó, phải xuất phát từ những dkien vật chất phát sinh ra hình thái đó. Nếu ko sẽ rơi vào tình trạng quy kết1 cách chủ quan, võ đoán

+ Mọi mong ước, dự định của con người đều fai dựa trên tiền đề vật chất, cơ sở thực tiễn. Tránh tư tưởng chủ quan duy ý chí, bệnh lạc quan tếu

→ Tuy phản ánh TTXH song YTXH cũng có thể p.ánh xuyên

tạc, sai lệch, có hiện tượng này là do: Nhu cầu của thực tiễn,

quyền lợi, mục đích giai cấp, trình độ nhận thức của con người,

chung là hệ tư tưởng phản ánh 1 cách sai lệch TG, do nhiều nguyên nhân như KT – XH, nhận thức, tâm lý và chính trị b. Tính độc lập tương đối của YTXH

YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH

- Theo nguyên lý TTXH quyết định YTXH thì khi TTXH thay đổi tất yếu sẽ kéo theo sự biến đổi của YTXH. Nhưng trong thưc tế cũng có những trường hợp ngoại lệ - đó là TTXH đã biến đổi song vẫn còn tồn tại 1 tgian dài mới mất đi.Ví dụ: dk kt – xh hình thành Nho giáo đã lùi vào dĩ vãng hàng ngàn năm, song hệ tư tưởng Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng trong thời hiện đại. Sở dĩ có trường hợp YTXH lạc hậu hơn so với TTXH là do:

1) Sức ỳ và quán tính của phong tục tập quán, “truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống” (Marx)

2) Quyền lợi của nhóm người, của Đảng phái và giai cấp nắm trong tay hệ tư tưởng, họ ko muốn thay đổi vì sợ đánh mất quyền lợi

- Sự lạc hậu của YTXH so với TTXH còn thể hiện ở chỗ:

YTXH thường pt chậm hơn so với TTXH. Khi TTXH đã hình thành và pt thì YTXH mới hình thành để luận giải.Ví dụ: ở nước ta, đã vận dụng KT thị trường định hướng XHCN và nhà nước pháp quyền XHCN nhiều năm nay, song về mặt lý luận thì vẫn còn lúng túng, giới lý luận vẫn chưa cắt nghĩa 1 cách rõ ràng nội hàm của những k/n này

Vai trò tiên phong của YTXH

- Về cơ bản, YTXH lạc hậu hơn so với TTXH, song trong thực tế, có một số nhà tư tưởng do nắm bắt dc xu hướng vận động của thời đại nên đã xây dựng những học thuyết đóng vai trò

trào thực tiễn. CN MLN là 1 ví dụ điển hình, trên cơ sở tổng quát xu hướng vận động của l/s nhân loại trong quá khứ, các nhà kinh điển MLN đã dự báo sự sụp đổ tất yếu của CNTB và sự ra đời CNXH, do vậy, họ đã sáng lập ra đường lối CM dẫn đường cho phong trào công nhân. Khoa học mới “Futurology” – dự báo sự pt của tương lai, qua đó đề xuất những giải pháp thực tiễn thích hợp để đối phó với những gì sẽ xảy ra

YTXH có tính kế thừa trong sự pt của nó

- L/s cho thấy, YTXH của mỗi thế hệ, mỗi thời đại ko xuất hiện tự thân mà kế thừa của thế hệ, của thời đại trc và đến lượt

mình, lại có nhiệm vụ phải chuyển giao cho thế hệ, thời đại tiếp theo. Sự nối tiếp của đ/s tinh thần giữa các thời đại tạo nên

k/n Truyền thống → bản sắc văn hóa dân tộc dc gìn giữ và

phát huy

●Sự tác động qua lại giữa các hình thái YTXH

- Giữa các hình thái YTXH có sự tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm sự pt của nhau.

- Lịch sử tồn tại và pt của YTXH cho thấy, trong mỗi thời đại, phụ thuộc nhu cầu thực tiễn và tùy theo hoàn cảnh l/s cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu, chi phối, gây áp lực đối với những hình thái còn lại. Ví dụ: ở Hy Lạp cổ đại, triết học là hình thái ý thức có vị trí quan trọng hàng đầu trong đ/s tinh thần xh. ở Tây Âu thời trung đại, tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đ/s văn hóa chính trị. Trong thời đại ngày nay, Khoa học đang chiếm 1 vị trí quan trọng trong đời sống, bất kỳ 1 hình thái YTXH nào cũng chịu ảnh hưởng cuả KH.

●Sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH

- Tính tồn tại độc lập tương đối của YTXH chứng tỏ rằng, YTXH có sức sống, nội lực pt nhất định và tác động trở lại TTXH. “Sự pt của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,…đều dựa trên cơ sở sự pt kte. Nhưng tất cả

chũng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kte” (Engels)

-Sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH theo 2 hướng: + Nếu YTXH phản ánh đúng TTXH, pt hài hòa với TTXH thì sẽ đóng vai trò định hướng, chỉ đường, thúc đẩy sự pt của TTXH

+ Nếu YTXH phản ánh sai lệch, xuyên tạc, ko chính xác TTXH thì sẽ kìm hãm sự pt của TTXH, dẫn TTXH đi chệch hướng lịch sử và nhiều khi xh fai trả giá đắt cho sự chệch hướng đó.

Ví dụ: những giáo lý tôn giáo thời trung đại đã kìm hãm sự pt của KH, làm cho sự tiến bộ của loài người chững lại, thậm chí đi giật lùi 1 thiên niên kỷ. Bước sang thời kỳ Phục hưng, khi các giá trị văn hóa – khoa học Hy Lạp, La Mã dc khôi phục thì nhân loại mới có cơ hội pt tiếp.

c. Ý nghĩa pp luận

Nguyên lý TTXH quyết định YTXH là cơ sở lý luận và pp

luận cho nhận thức và thực tiễn, nội dung nguyên lý chỉ ra cho chúng ta thấy:

- Cần tôn trọng hiện thực khách quan, chống chủ nghĩa chủ

quan duy ý chítrong việc hoạch định các chính sách kte – xh và

pháp luật

- Việc giải thích các quan niệm đạo đức, loại hình KH, hình thái tôn giáo, sự kiện l/s, thể chế chính trị, trường phái triết học, trào lưu văn học - nghệ thuật,…đều fai xuất phát từ những dkien vật chất, bối cảnh lịch sử, trạng thái sinh sống của thời đại, của dân tộc sản sinh ra chúng. Tách rời những yếu tố này sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm, siêu hình

- Cần xem xét các hình thái YTXH trong tính độc lập tương đối, sự tác động qua lại của chúng, để từ đó nhận ra rằng, YTXH có thể tác động trở lại TTXH, thúc đẩy sự pt của sx và đ/s → ý thức dc vấn đề này, chúng ta fai quan tâm đến việc

thiết lập, xây dựng 1 hệ thống YTXH vững mạnh, đồng bộ làm cơ sở KH và lý luận định hướng cho sự pt KT

- Nguyên lý TTXH quyết định YTXH đồng thời là cơ sở lý luận để chúng ta phê phán các quan điểm duy tâm, siêu hình về l/s cho rằng YTXH sinh ra và quyết định TTXH.

● Tác động của nguyên lý TTXH quyết định YTXH ở VN

hiện nay

- Trong thời đại ngày nay, khi KHCN đang trở thành LLSX

trực tiếp, văn hóa dc coi là động lực nội sinh của sự pt YTXH đang dc các quốc gia chú trọng

- VN là quốc gia thuộc các nước đang pt, TTXH có những

hạn chế nhất định như tài nguyên thiên nhiên nghèo (đất đai hẹp, kém màu mỡ, khoáng sản không phong phú), khí hậu ko thuận lợi, dân số đông, chất lượng dân số ko cao, PTSX còn lạc hậu (LLSX thấp: con người còn hạn chế về thể lực, đào tạo nghề chưa dc quan tâm, CCLĐ chậm cải tiến,

KHCN lạc hậu, QHSX còn bất hợp lý)

Bên cạnh những hạn chế về TTXH đó, thì YTXH của VN cũng còn nhiều bất cập như tâm lý tiểu nông, phương thức làm ăn nhỏ, tư tưởng bảo thủ, pháp luật còn yếu, thiếu và ko đồng bộ, do vốn đầu tư chưa nhiều nên KH kém pt, văn hóa làng xã còn chiếm ưu thế trong lối sống và quan hệ (phép vua thua lệ làng), hiện tượng mê tín dị đoan còn phổ biến, chưa dc kiểm soát,…

- Tất cả những hạn chế trên đang là những lực cản lớn trên con đường pt KT – XH. Do vậy, để hội nhập và pt, cta fai:

+ Đẩy mạnh sự pt TTXH, ưu tiên pt LLSX, nâng cao thể trạng con người cùng với việc đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cả chiều sâu và chiều rộng cho các trường đào tạo

nghề.Thúc đẩy cái tiến CCLĐ, tăng cường việc sáng tạo KHCN, chế tạo máy móc, chuyển giao công nghệ.

+ Vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý, tiết kiệm, vừa fai có quá trình bảo vệ, tái tạo thiên nhiên (trồng rừng, nuôi thả thủy sản), hạn chế việc xây dựng các đập thủy điện. + Đẩy mạnh việc nghiên cứu lý luận, dbiet là lý luận về KT thị trường định hướng XHCN và Nhà nước pháp quyền

XHCN, lý luận về thời kì quá độ và con đường đi lên CNXH

ở VN trong tương lai.

+ Hoàn thành hệ thống pháp luật, nâng cao đ/s văn hóa pháp luật của nhân dân, thực hiện phương châm : “Sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật”

+ Bảo tồn, trùng tu và pt các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, hướng tới 1 xh pt hài hòa, bền vững.

+ Truyền bá hình ảnh VN rộng rãi cho bạn bè quốc tế, thúc đẩy việc đăng ký bản quyền và bảo hộ sp trí tuệ, các sp công – nông nghiệp, chế biến thực phẩm. Nâng cao chất lượng của ngành “Công nghiệp không khói”.

Câu 10: Quan niệm Triết học MLN về con người. Vận dụng xem xét vấn đề thực tiễn con người (bồi dưỡng con người, nhân lực, …)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÓM LƯỢT ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN 2021 (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w